20+ Tóm tắt Chí Phèo (ngắn nhất)

20+ Tóm tắt Chí Phèo (ngắn nhất) – Tuyển chọn tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững nội dung tác phẩm.-20+ Tóm tắt Chí Phèo (ngắn nhất)

20+ Tóm tắt Chí Phèo (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

20+ Tóm tắt Chí Phèo (ngắn nhất)

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 1

Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

Tóm tắt Chí phèo

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 2

Bảy tám năm sau khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến CP trở thành tay sai. Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 3

Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí phèo

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 4

Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 5

Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù.

Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới.

Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 6

Truyện xoay cuộc đời của nhân vật chính tên là Chí Phèo. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ bị bỏ rơi ở một cái lò gạch bỏ không của làng Vũ Đại. Hắn được một người đi thả ống lươn nhặt được mang về đem cho người đàn bà góa mù, bà này bán lại Chí Phèo cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết, hắn bơ vơ.

Được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn, đến năm hai mươi tuổi Chí trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác. Rồi Chí đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bắt Chí bóp chân khiến Bá Kiến ghen và đẩy anh vào tù.

Bảy, tám năm ở trong tù, Chí Phèo ra tù và trở về làng với bộ dạng lưu manh như “con quỷ dữ”. Hắn trở thành tay sai đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, chuyên đi uống rượu và vạch mặt ăn vạ. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi tất cả làng Vũ Đại và chửi cả ai đã sinh ra hắn. Cả làng đều xa lánh hắn.

Tình cờ vào một đêm trăng tại vườn chuối, Chí Phèo đã gặp Thị Nở – người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Hắn ôm chầm lấy Thị và ăn nằm với Thị. Sáng hôm sau, Chí bị cảm, Thị nấu cho Chí bát cháo hành để giải rượu. Hắn bâng khuâng nhớ lại hồi trai trẻ và nhận ra hương vị cuộc sống. Hắn muốn làm người lương thiện để bắt đầu lại cuộc đời mình. Hắn muốn xây dựng gia đình với Thị Nở thế nhưng bị bà cô Thị ngăn cấm. Chí đau đớn và tuyệt vọng, anh uống rượu và xách dao đến dâm chết Bá Kiến rồi tự sát.

Sau khi nghe tin Chí chết, Thị nhìn xuống bụng và thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 7

Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ bỏ không. Được người ta nhặt về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này sang nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Lí Kiến ghen với anh canh điền trẻ lại được bà ba kêu bóp chân xoa bụng… gì đấy. Thế là một hôm, hắn bị giải lên huyện và phải đi tù.

Sau bảy tám năm biệt tích, hắn trở về, bộ dạng khác hẳn ngày trước. Vừa về say khướt, cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến – bây giờ Lí Kiến đã là Bá Hộ, Nghị Viên, tiên chỉ làng Vũ Đại – chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Lão Bá Kiến khôn róc đời đã xử nhũn với hắn. Với những kẻ cố cùng liều thân “trị không được thì dùng”, “dùng thằng đầu bò trị những thằng đầu bò”. Thế chỉ là một bữa rượu, một đồng bạc, Chí Phèo hả hê ra về và trở thành “chỗ đày tớ tay chân” của lão để khi cần chỉ cho hắn năm hào uống rượu, là có thể sai nó đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Từ đó, Chí Phèo luôn say. “Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm” và trở thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại để tác oai tác quái cho bao nhiêu dân làng”.

Cuộc đời hắn cứ thế trôi đi… Một đêm trăng rười rượi, trong một cơn say, Chí Phèo gặp Thị Nợ, người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn bị mọi người hắt hủi. Họ ân ái với nhau. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì hắn bâng khuâng buồn. Tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng nói chuyện của mấy người đi chợ về… làm hắn nhớ lại “có một thời hắn đã ước ao, có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…”. Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh trơ trọi khốn khổ của mình. Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên được chăm sóc bởi một tay đàn bà. Nhớ lại khi xưa, những lần cái bà quỷ quái gọi hắn lên bóp chân, “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì!”. Hắn bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến của bà cô Thị, bà gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!”. Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi như mọi lần, lại xách dao ra đi, vừa đi vừa chửi.

Cuối cùng, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, chỉ tay vào mặt lão: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Ai cho tao lương thiện (…) Tao không thể làm người lương thiện nữa! (…) chỉ còn một cách…” và hắn rút dao đâm chết Bá Kiến, sau đó dùng dao đâm cổ tự sát…

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 8

Chí Phèo là đứa trẻ không cha, không mẹ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Chí lớn lên nhờ tình thương của người dân làng Vũ Đại, từ bà góa mù đến bác phó cối. Khi đã trưởng thành Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền. Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì sự ghen tuông của mình. Nhà tù thực dân đã biến Chí thành một kẻ lưu manh với bộ dạng gớm ghiếc. Sau khi ra tù Chí đã đến nhà Bá Kiến để trả thù nhưng lại bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của hắn và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc sống của Chí là những lần đòi nợ thuê, là tiếng chửi là những cơn say từ ngày này qua ngày khác. Chí Phèo gặp Thị Nở – người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Tình thương của Thị đã đánh thức lương tri trong Chí, Chí khát khao lương thiện. Bi kịch thay, bà cô Thị Nở không chấp nhận mối quan hệ giữa Chí và Thị, không thể trở về cuộc sống của người lương thiện, Chí đã mang dao đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự kết liễu mình để giải thoát mọi đau khổ.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 9

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà Văn Năm cao được sáng tác năm 1941. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, bị bỏ rơi từ khi lọt lòng, sau được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi, Chí Phèo phải đi làm công cho nhà Bá Kiến để tự nuôi thân. Vì ghen tuông vô cớ Bá Kiến cố ý đẩy Chí Phèo vào tù. Phải ở tù đến 7 – 8 năm khi trở về Chí Phèo trở thành 1 con người hoàn toàn khác, trên người có nhiều hình xăm đáng sợ. Hắn là con sâu rượu, lúc nào cũng trong tình trạng say xỉn và luôn đòi đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Lúc này, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai, chuyên đâm thuê chém mướn, ai sai gì cũng làm. Hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Vào một đêm trăng, sau khi hắn uống rượu ở nhà Tư Lãng về. Hắn về lều của mình ngủ và vô tình gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau, nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Đến sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Từ đây, hắn khao khát trở về với cuộc sống lương thiện và được muốn được sống với Thị Nở. Chí Phèo tuyệt vọng vừa đi vừa chửi rủa. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Xem thêm  Hạnh phúc của một tang gia - Ngữ văn lớp 11

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 10

Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 11

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đấm lưng, xoa đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến sai bọn tay sai giải ra huyện, rồi Chí bị đi tù bảy, tám năm. Ngay khi được thả ra khỏi tù, Chí đã cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến để vạch mặt và ăn vạ. Nhưng lão Bá Kiến rất khôn, hắn cho Chí năm đồng bạc để uống rượu. Chí được xoa dịu bằng năm đồng bạc ấy đã nguôi ngoai, Chí rơi vào hoàn cảnh lúc nào cũng say xỉn, chỉ cần ai cho tiền là có thể làm bất cứ điều gì. Bá Kiến nhờ vậy mà khiến cho Chí trở thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, phá làng, phá xóm, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến. Cho đến một hôm, cũng trong những cơn say như thường ngày, Chí đi về lều thì thấy Thị Nở đang nằm ngủ há hốc mồm dưới ánh trăng. Thế là Chí ôm chầm lấy Thị Nở và ân ái với nhau. Sáng hôm sau khi Chí tỉnh rượu, Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Cả cuộc đời Chí chưa từng được ai chăm lo cho như vậy, Chí thấy mình muốn làm người lương thiện. Bát cháo hành của Thị Nở đã làm thức tỉnh lại phần người trong Chí nhưng cánh cửa làm người lương thiện lại đóng sập lại khi Chí Phèo bị bà cô của Thị Nở nhất quyết phản đối. Bà cô nói rằng: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”, “thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!” Chí Phèo nghe vậy khóc rưng rức, đành lủi thủi đi về. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và chỉ vào mặt hắn nói: “Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lương thiện.” Chí giết chết Bá Kiến rồi tự sát, Thị nở chỉ còn biết nhìn vào bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 12

Sinh ra không biết cha mẹ hắn là ai, những người trong làng nuôi Chí Phèo khôn lớn, lần lượt hắn đã ở trong những gia đình khác nhau cho đến khi trạc tuổi 20 hắn làm canh điền của Bá Kiến. Mụ vợ Bá Kiến thích Chí Phèo vì vậy thường xuyên dụ dỗ, thấy vợ đối tốt với Chí Phèo, Bá Kiến ghen tuông và đẩy Chí Phèo vào tù. Cũng từ đây tính cách, cuộc đời Chí Phèo có nhiều chuyển biến, từ một con người hiền lành, tốt tính hắn trở thành một kẻ thô lỗ,cộc cằn. Ra tù Chí Phèo thành tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến, cuộc đời của hắn chỉ biết có rượu và những lần chửi bới. Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở người phụ nữ xấu xí, nhưng hắn lại cảm mến khi được Thị Nở chăm sóc khi hắn bị ốm thông qua hình ảnh bát cháo hành hắn cảm mến được hương vị của cuộc sống, phần người trong hắn trỗi dậy, hắn thêm một gia đình và mong muốn trở về với con người lương thiện trước kia nhưng bị Thị Nở từ chối, gạt phăng đi mong muốn quay về con đường lương thiện của hắn. Chí Phèo chìm trong rượu, sẵn hơi men Chí Phèo tìm đến Bá Kiến và giết hắn. Sẵn con dao Chí Phèo tự kết thúc cuộc đời bi kịch.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 13

Truyện bắt đầu bằng tiếng chửi của Chí Phèo, một người được coi là “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại nuôi lớn, cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 14

Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà phải vào tù bảy, tám năm trời. Nhà tù thực dân đã biến Chí từ một người lương thiện thành một kẻ lưu manh, bất cần. Ra tù Chí đến ăn vạ nhà Bá Kiến, bằng sự khôn khéo của mình Bá Kiến đã khiến Chí đồng ý làm tay sai cho hắn. Trong một đêm say rượu, Chí Phèo đã gặp Thị Nở, cuộc gặp gỡ này đã làm thức tỉnh phần người trong Chí. Chí khát khao lương thiện, muốn được làm hòa với mọi người. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đã khiến Thị Nở cự tuyệt Chí, đau khổ tuyệt vọng Chí đã giết chết Bá Kiến, người khiến mình trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại và tự kết thúc cuộc đời mình.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 15

Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết vào khoảng tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm hay, phản ánh nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao và cũng là một câu chuyện bi kịch của một gã nhà quê nghèo khổ đang thoái hóa giữa thành thị. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện ngắn. Truyện ngắn Chí Phèo, vốn có tên là Chiếc lò gạch cũ; lúc in lại tiểu thuyết lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự đặt tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến lúc viết tiếp trong cuốn Lưỡi cày (được Hội Văn hóa cứu quốc ấn hành – Hà Nội, 1946) thì Nam Cao lấy lại tên là Chí Phèo. Nam Cao đã viết từ năm 1936, chỉ với tác phẩm Chí Phèo thì nhà văn mới bộc lộ hết khả năng của bản thân. Chí Phèo là một tuyệt tác trong văn xuôi Việt Nam đương đại, một truyện ngắn có tính hiện thực và thẩm mỹ cao, độc đáo, chứng minh đẳng cấp nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Thời gian 1941 – 1944 là giai đoạn sáng tạo sung sức và có giá trị nhất trong cuộc đời viết văn của Nam Cao. Và bút viết văn của Nam Cao không có kỷ lục cả về thời gian lẫn số chiều dài hay bề dày. Đặc biệt tác phẩm đã đưa ông lên những đỉnh cao là chất lượng mới về chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng nhận thức xã hội và tư duy văn chương. Tác phẩm Chí Phèo được xuất bản vào năm 1941 trong tạp chí Đời Mới đã tìm ra tài của Nam Cao, và ấn tượng cực kỳ sâu đậm với Chí Phèo. Chủ đề của truyện ngắn phản ánh một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945 khiến một bộ phận nông dân làm ăn tử tế bị đưa tới con đường tha hóa, cải tạo. Nhà văn đã kết tội nghiêm khắc cái xã hội tàn nhẫn phá hủy cả thể xác và tâm hồn người nông dân đó, đồng thời khẳng định bản chất chân chính của họ, ngay trong khi họ bị chà đạp về cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực mang giá trị giáo dục sâu, mới. Chủ đề lớn của câu chuyện đó là lên án xã hội phong kiến ngày xưa. Qua truyện, có cả sự tác động của con người vào nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã tôn vinh và nhấn mạnh những phẩm chất lương thiện, trong sáng của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự mâu thuẫn rất dữ dội của nhiều tầng lớp khác nhau thuộc xã hội loài người.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 16

Ở làng Vũ Đại có đứa Chí Phèo nổi danh là thích ăn vạ khi đi làm thuê cho tay sai nhà Bá Kiến và ngày nào cũng đập làng dẹp xóm. Chả là trước kia chí bị mẹ bỏ vào cái lò gạch cũ để rồi dân làng thi nhau nuôi dưỡng. Cho đến năm 18 tuổi đi làm ở nhà bá Kiến nhưng do vợ hắn hay kêu Chí dậy vuốt đầu và bóp vai khiến Bá Kiến ghen tuông buộc Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí chìm vào đau khổ từ đây. Khi Chí quay về, gã như một con người hoàn toàn xa lạ, mang dao cùng vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã đưa hắn đi tù – khóc lóc. Ông Bá an ủi gã với bữa rượu cùng vài đồng bạc, Chí vui vẻ đi về cùng số tiền và sau đó như một con quỷ khác của làng Vũ Đại. Vì Chí cũng là một con người, khi gặp gỡ Thị Nở vào một đêm trăng, hắn cùng Thị đã yêu thương nhau. Thị trao hắn tình thương khiến chí khao khát được thành người. Nhưng Thị cũng vụt mất tất cả hy vọng khi bà cô của Thị nhất quyết không chấp nhận chuyện tình cảm của hai người. Không có ai trên đời biết tự chăm sóc mình, thương yêu bản thân, cuộc đời lại đi tới sai lầm và vấp ngã cho nên Chí đã đến nhà Bá Kiến gào khóc: “Ai giúp mày lương thiện?” Chí bắn luôn Bá Kiến rồi kết thúc cuộc đời mình. Thị lúc này mới ngó xuống bụng rồi chạy đến chỗ lò gạch – nơi Chí Phèo chết người đã tìm ra đem về nuôi dưỡng.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 17

Ở làng Vũ Đại. Một sáng khác, anh dùng ống lươn bắt được thằng bé mới sinh ra một cái bọc trong chiếc váy bỏ vào lò gạch cũ. Anh liền trả lại nó về tay người đàn bà góa mù lòa và bà ta bán luôn cho bác phó cối. Khi bác phó cối chết thì chí thất nghiệp, đến năm 18 tuổi mới làm canh điền với Bá Kiến. Vợ ba Bá Kiến bảo Chí ôm bụng đánh lưng ai đấy. Rồi một hôm Chí Phèo nghe người khác kiện huyện. Đi tù và bảy, tám năm thì lại về làng, mặt mày cũng thay đổi hoàn toàn, chán chết! Sáng hôm đó thì chiều hôm sau vác vỏ chai đến tận nhà Bá Kiến gây sự. Đối với Lý Cường thì lại ném vỏ chai và ôm mặt kêu trời van xin. Người cái vụ Năm Thọ, Chức và cụ Bá cả đời xử tàn bạo với Chí Phèo. Cụ gọi hắn đến nhà và mổ gà mời rượu, lúc hắn trở về thì cho một đồng bạc mua thuốc. Hắn vào tù được tám năm và đến khi quay về thì xuất hiện lại với bộ dạng khác hoàn toàn ngày xưa cùng với những hình xăm trên mình. Ông lúc nào cũng xỉn và hễ say là chí phèo thường đến nhà Lí Kiến ngồi chửi rồi rạch cả mặt ăn vạ. Và Bá Kiến đã biến Chí Phèo trở thành tên tay sai chuyên bảo kê cho Bá Kiến. Trong tình trạng cứ say nên ai đưa tiền sai gì ông cũng làm và chí phèo thành một con quỷ ác của làng Vũ Đại chuyên làm các trò xấu giết làng, hại xóm, mà người dân ai ai cũng kinh hãi. Cuộc đời gã không bao giờ quên và một đêm trăng, Phèo đã đến ngủ lại với Thị Nở. Đêm ấy, người ân ái với nhau. Đến nửa đêm đau bụng và nôn thì sáng hôm đó, Thị đãi gã một bát cháo hành. Cũng từ đấy hắn khát khao quay trở lại cuộc sống bình thường và muốn ở với Thị Nở. Lại một chuyện từ sau lần đó nữa gã bị đẩy xuống vực khi bà cô của Thị không đồng tình. Phèo khóc, tiếp tục uống rồi hắn cầm dao bỏ đi và vừa đi gã vừa chửi sự đời. Thị Nở mang dao đến nhà Bá Kiến giành lại công bằng cho ả. Gã giết chết Bá Kiến và tự sát. Thị Nở thấy cảnh ấy hắn ngồi ôm bụng rồi đi đến lò gạch.

Xem thêm  FeO + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 | FeO ra Fe2(SO4)3

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 18

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi tại khu lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại chuyền tay nhau nuôi nấng, từ anh bán ống lươn cho đến bà lão mù lòa cùng bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí phải đi giúp việc cho lũ tư sản nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến buộc Chí Phèo phải gãi lưng, gội đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến cùng đám tay sai đưa ra huyện, còn Chí bị đi tù bảy đến tám năm. Ngay khi được phóng thích ra ngoài tù, Chí đã mang vỏ chai sang nhà Bá Kiến hòng tố cáo và tống tiền. Nhưng vì Bá Kiến quá hiền nên đã cho Chí năm đồng bạc để mua rượu. Chí được an ủi bởi năm đồng bạc nên đã nguôi ngoai và Chí lâm vào hoàn cảnh lúc nào cũng say, chỉ cần ai cho tiền Chí là hắn sẵn sàng ăn vạ bất kỳ điều gì. Bá Kiến vì thế đã làm cho Chí thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo thành một con quỷ lớn của làng Vũ Đại. Chí Phèo rượu chè rồi bỏ làng, rời xóm và đi làm thuê cho tay nhà Bá Kiến. Cho đến một hôm, cũng trong các cơn say hằng ngày, Chí đi về lều thì gặp Thị Nở đang nằm khóc há mồm dưới bóng trăng. Đêm ấy, họ ân ái với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng và nôn, sáng hôm đó thì Thị cho Chí một tô cháo hành. Cũng từ đấy hắn muốn quay trở lại cuộc sống bình thường và được ở bên Thị Nở. Lại một lần từ sau đó nữa gã bị đẩy xuống vực khi bà cô của Thị không đồng tình. Thị Nở thất vọng hắn đã say rượu nên vác dao bỏ đi và vừa đi chí phèo vừa chửi sự đời. Gạch mang dao sang nhà Bá Kiến giành lại công bằng cho mình. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát. Thị Nở biết tin mình tự tử ngó dưới bụng lại nhớ về lò gạch.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 19

Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân làng Vũ Đại cưu mang, đến năm 18 tuổi, hắn đi làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì vợ bá Kiến thường gọi Chí Phèo vào xoa bóp, bá Kiến ghen, đổ tội rồi bắt Chí Phèo đi tù. Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu từ đây. Hắn ra tù, trở về làng với một con người hoàn toàn khác và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn đến nhà bá Kiến ăn vạ với kẻ đã cho hắn vào tù. Bá Kiến xoa dịu hắn và biến hắn trở thành tay sai cho mình. Chí Phèo gặp gỡ và yêu thị Nở, con đường hoàn lương của hắn mở ra. Nhưng rồi vì bà cô can ngăn, thị Nở đòi chia tay hắn, đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng trong Chí Phèo. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, hắn muốn đến tìm kẻ đầu sỏ của mọi chuyện là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình. Thị Nở thấy vậy liền nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 20

Chí Phèo vốn là đứa trẻ mồ côi, không cha mẹ bị bỏ rơi trong một cái lò gạch. Cuộc đời hắn được di chuyển từ người này đến người khác từ bà góa mù cho đến bác phó cối. Đến khi bác phó cối mất đi hắn trở thành kẻ không người thân. Không người thân thích, không gia đình hắn đến nhà Bá Kiến làm canh điền.

Chỉ vì một lần hầu hạ vợ của Bá Kiến mà Chí Phèo phải vào tù. Khi ra tù tính tình của hắn của trở nên thay đổi và biến thành con người khác, người Chí Phèo lúc nào cũng say khướt và trở thành một tay dữ tợn lúc nào không hay. Hắn trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, cuộc đời hắn giờ đây chỉ toàn là những lần đi đòi nợ thuê, tiếng chửi rủa và sự ghê sợ của người dân làng Vũ Đại. Chí Phèo trong một lần uống rượu say đã gặp Thị Nở – một người phụ nữ xấu “ma chê quỷ hờn”, hai người đã có tình cảm với nhau và Chí Phèo cảm động khi được Thị Nở chăm sóc và đút cho ăn bát cháo hành. Trong thâm tâm Chí Phèo muốn trở về một người lương thiện và sống chung với Thị Nở nhưng thật nghiệt ngã khi bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn, Thị Nở và cả xã hội như từ chối hắn trở về với con người lương thiện.

Chí Phèo trở nên thật điên cuồng, hắn uống thật say và càng say hắn nhận ra bi kịch của cuộc đời, hắn tìm đến nhà để giết Bá Kiến, sau đó Chí Phèo tự kết liễu đời mình, một cái chết thật bi thảm và đó là điều đã được dự đoán từ trước.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 21

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến và tấm bi kịch cuộc đời hắn từ diễn ra từ đây. Vì Bá Kiến ghen nên hắn bị giải lên huyện và bị bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm, sau khi trở về, hắn xuất hiện với bộ dạng khác hẳn ngày xưa với nhiều hình xăm trên mình. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Trong tình trạng luôn say mèm, ai cho tiền sai gì hắn cũng làm, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến người dân ai ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Vào một đêm trăng, Phèo say thì gặp Thị Nở. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng, nôn mửa, sáng hôm sau, Thị cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và lại xách dao ra đi, vừa đi hắn vừa chửi rủa sự đời. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 22

Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận, Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm hai mươi tuổi làm canh điền cho nhà bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã đầy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù trở về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó Chí Phèo gặp thị Nở, dần dần bản chất lương thiện trong Chí Phèo trỗi dậy. Chí Phèo mong muốn thị Nở giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn và uất ước, Chí Phèo uống rượu và cầm dao đến nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

Tóm tắt Chí Phèo – Mẫu 23

Chí Phèo ᴠốn không ᴄha không mẹ, đượᴄ dân làng truуền taу nhau nuôi lớn. Rồi đến làm ᴄanh điền ᴄho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩу anh ᴠào tù. Bảу tám năm ѕau, Chí ra tù ᴠà trở ᴠề làng ᴠới bộ dạng ᴄủa một tên lưu manh. Hắn ᴄhuуên uống rượu, rạᴄh mặt ăn ᴠạ. Cả làng lánh хa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành ᴄông ᴄụ ᴄho hắn. Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm ᴠới nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, đượᴄ Thị Nở ᴄhăm ѕóᴄ. Bát ᴄháo hành ᴠà những ᴄử ᴄhỉ ᴄhân thật ᴄủa Thị Nở đã làm ѕống dậу khát ᴠọng ѕống ᴄuộᴄ đời lương thiện ᴄủa Chí. Nhưng bà ᴄô Thị Nở ngăn ᴄấm. Chí tuуệt ᴠọng khi bị Thị Nở từ ᴄhối. Anh хáᴄh dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm ᴄhết Bá Kiến ᴠà tự ᴠẫn.

Chí Phèo - Ngữ văn lớp 11

A. Nội dung tác phẩm

Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến – kẻ đã tống hắn vào tù – ăn vạ. Ông bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp thị Nở vào một đêm trăng, hắn và thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà bá Kiến kêu lên: “Ai cho tao lương thiện?” Chí giết chết bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

– Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam.

– Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.

– Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.

– Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.

– Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.

– Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội.

– Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

– Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã.

– Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc

– Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

– Năm 1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí Văn nghệ.

– Quan điểm sáng tác:

+ Ông theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh: Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.

+ Tác phẩm phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng

+ Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có.

– Tác phẩm chính: Ông để lại khối lượng sáng tác lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đôi mắt, …

Xem thêm  Soạn bài Dế chọi - Kết nối tri thức

– Phong cách nghệ thuật:

+ Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”.

+ Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.

+ Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.

+ Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

⇒ Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

– Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng.

– Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện.

– Tác phẩm được viết năm 1941.

b. Thể loại: Truyện ngắn.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Ý nghĩa nhan đề:

– Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.

– Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.

– Nhan đề Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.

– Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. ⇒ Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

e. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến …cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

– Phần 2 (Tiếp theo đến …không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

– Phần 3 (Còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

f. Giá trị nội dung

– Lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. 

– Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

g. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn.

– Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật.

– Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ.

– Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống.

– Giọng văn biến hóa đa dạng.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh làng Vũ Đại

– Làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của tác phẩm, là một lát cắt điển hình cho nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

– Xã hội làng Vũ Đại là một xã hội có tôn ti, trật tự nghiêm ngặt:

Vị trí xã hội

Nhân vật

Đặc điểm

1

Bá Kiến

Bốn đời làm tổng lý, uy thế ngất trời.

2

Đám cường hào ác bá: đội Tảo, tư Đạm, bát Tùng…

Kết bè kết cánh đối chọi lẫn nhau và đối chọi với Bá Kiến, làm thành thế quần ngư tranh thực.

3

Dân làng Vũ Đại

Nông dân, thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức.

4

Hạng người dưới đáy: Chí Phèo, Năm Thọ, binh Chức…

Cùng hơn cả dân làng, sống tăm tối như thú vật.

→ Hai xung đột cơ bản:

– Xung đột trong nội bộ của bọn cường hào ác bá. Chúng ngấm ngầm chia rẽ, dùng mọi thủ đoạn, nhè từng chỗ hở để trị nhau. (Bá Kiến dùng tên đầu bò Chí Phèo trị đội Tảo; Bá Kiến chết, bọn cường hào nhìn Lí Cường bằng con mắt thỏa mãn, khiêu khích).

– Xung đột giữa bọn cường hào ác bá (kẻ thống trị – tội đồ) và những người nông dân hiền lành, lương thiện (kẻ bị trị – nạn nhân). Chúng bóc lột người nông dân đến tận xương tủy, dồn họ vào đường cùng để rồi rơi vào bi kịch tha hóa, bi kịch bị tước đoạt quyền làm người.

 Chỉ qua một số chi tiết chọn lọc kĩ lưỡng, sắp đặt rải rác tưởng ngẫu nhiên mà lại có tính chất quy luật, Nam Cao đã dựng nên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Đó chính là cái “hoàn cảnh điển hình” vừa sản sinh vừa tác động làm bộ lộ “tính cách điển hình” đó là Chí Phèo.

2. Nhân vật bá Kiến

– Bá Kiến là một nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt của giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại. 

+ Các chi tiết về ngoại hình: giọng nói rất sang, cái cười hơn người, lối nói ngọt nhạt…

+ Dùng nghệ thuật độc thoại nội tâm để phơi bày bản chất: Thói ghen tuông cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù.

+ Dùng lời bình trực tiếp để miêu tả lí trí: Thoáng nhìn qua cụ đã hiểu ra cơ sự rồi.

⇒ Từ ngôn ngữ, giọng nói, tiếng cười, cái nhìn của bá Kiến đều biểu hiện sư khôn ngoan, lọc lõi hơn người và khác người.

– Nhà văn vạch trần bản chất cường hào của bá Kiến trong mối quan hệ với người nông dân – Chí Phèo.

+ Bá Kiến ghen với anh canh điền khỏe mạnh đã đẩy Chí vào tù – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa của Chí.

+ Chí Phèo đến nhà bá Kiến để rạch mặt ăn vạ, để xin đi ở tù. Cả hai lần bá Kiến đều thắng Chí Phèo. Vì những hành vi lưu manh của Chí nằm trong cái cơ trí trị dân của bá Kiến.

+ Chí Phèo đòi bá Kiến “lương thiện”. Sự bất lực của bá Kiến là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch đau đớn nhất của Chí.

⇒ Xây dựng nhân vật bá Kiến, tác giả đã bóc trần bản chất của giai cấp địa chủ. Bá Kiến vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa dẫn Chí đến những bi kịch đau đớn nhất của người lao động nghèo trong xã hội cũ. Nhân vật bá Kiến có ý nghĩa điển hình cho giai cấp địa chủ phong kiến đồng thời góp phần tô đậm tính cách bi kịch của Chí Phèo. 

3. Nhân vật Chí Phèo

*Nguồn gốc, lai lịch

– Không cha, không mẹ, không họ hàng.

– Tuổi thơ bơ vơ đi ở hết nhà này đến nhà nọ.

– Tuổi hai mươi khỏe mạnh, làm canh điền cho nhà lí Kiến.

– Bản chất:

+ Lương thiện: Chí mơ ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải…

+ Có lòng tự trọng: bị bà ba gọi bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ chẳng thấy yêu.

*Quá trình tha hóa

– Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Bày, tám năm trong tù, nhà tù đã nhào nặn Chí biến thành một con người hoàn toàn khác.

– Ra tù, Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:

+ Nhân hình: đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!, Chí đã bị xã hội cướp đi bộ mặt của một con người.

+ Nhân tính Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và bị xã hội từ chối.

– Chí ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao với tiếng chửi lảm nhảm. Chửi trời, chửi đời, chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra thằng Chí Phèo. 

→ Tiếng chửi của Chí có một cái gì giống như sư vật vã tuyện vọng của một con người thèm được giao tiếp. Chí thèm được người ta chửi. Vì chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người. Thế nhưng vẫn chỉ có một mình Chí trong sa mạc cô đơn.

– Chí đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ, để liều chết với bố con nhà bá Kiến. 

– Chí xin đi ở tù để kiếm bát cơm, manh áo nhưng thất bại. 

→ Chí Phèo trở thành tay sai đi đòi nợ cho bá Kiến hung hãn ngang ngược và triền miên trong những cơn say.

⇒ Nỗi khổ không phải là không thước đất cắm dùi, không cha, không mẹ… mà chính hắn đã bị cướp đi linh hồn, thể xác. Chí không có hạnh phúc, xã hội không mở đường đã cự tuyệt quyền làm người của Chí.

4. Cuộc gặp gỡ với thị Nở

– Cuộc gặp đỡ với thị Nở như một tia chớp lóe sáng trong cuộc đời chí Phèo.

+ Lúc đầu, Chí đến với thị một cách rất Chí Phèo – đến trong lúc say.

+ Điều đặc biệt là thị không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở một gã đàn ông như Chí mà còn làm thức dậy nhân tính trong con người Chí:

  • Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm sống trong những cơn say triền miên, Chí nghe được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ nói chuyện vui vẻ. Chí nhớ lại một thời đã từng mơ ước có một gia đình hạnh phúc.
  • Chí cảm thấy mình già mà vẫn còn cô độc, Chí sợ sự cô độc.

⇒ Lúc này nhân tính của Chí đã được hồi sinh.

– Sự chăm sóc đầy ân tình của Thị đã làm thức tỉnh lương tâm của Chí:

+ Bát cháo hành của thị Nở như một liều thuốc giải độc đã hóa giải tâm hồn Chí: hắn trở nên hiền lành, thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.

+ Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị sẽ là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với cuộc đời.

→ Đây chính là đỉnh cao sự thức tỉnh nhân tính của Chí.

⇒ Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở, Nam Cao đã chứng minh ngòi bút tâm lí sắc sảo của mình, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Nhà văn đã phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ đã mất đi nhân hình, nhân tính.

*Thị Nở từ chối Chí Phèo

– Sự phản kháng của bà cô khiến thị Nở từ chối Chí.

+ Chí cố níu kéo: Chí đuổi theo thị, nắm lấy tay.

+ Chí hết hi vọng hòa nhập với mọi người.

– Rơi vào bế tắc, Chí đã hành động:

+ Chí uống rượu, Chí muốn uống cho thật say nhưng càng uống lại càng tỉnh. Chí khóc rưng rức. Tiếng khóc của Chí là tiếng khóc cho nỗi đau thân phận bị ruồng bỏ. Chí không mong ước gì cao sang. Chí muốn sống với người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn ở làng Vũ Đại mà cũng không được. Thị Nở càng xấu, bi kịch của Chí càng được khơi sâu.

+ Xách dao đi đến nhà bá Kiến trả thù, đòi lương thiện: đây là giờ phút Chí Phèo tỉnh táo nhất. Chí đã nhận ra kẻ thù gây tội ác, chà đạp lên nhân phẩm Chí không phải là thị Nở, bà cô thị mà là bá Kiến. Trước mặt bá Kiến, Chí dõng dạc đòi lương thiện. Chí đã giết chết bá Kiến – kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời của Chí. Hành động đòi lương thiện của Chí là đỉnh cao của sự ý thức về nhân phẩm.

+ Giết được kẻ thù, Chí lại rơi vào tuyệt vọng. Chí đau đớn nhận ra rằng: Chí Phèo không thể trở về làm người được nữa và Chí đã tự đâm chết chính mình. 

⇒ Cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đã xô đẩy những người nông dân hiền lành, lương thiện như Chí trở nên tha hóa. Đây là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức, bóc lột ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng. Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho người nông dân bị áo bức bóc lột, đè nén đến tận cùng đã chống trả bằng hành động lưu mang hóa. Về phương diện này, tác phẩm có giá trị tố cáo sâu sắc.

D. Sơ đồ tư duy

Chí Phèo

Chí Phèo

Để học tốt bài học Chí Phèo lớp 11 hay khác:

Bài giảng: Chí Phèo (Phần 1: Tác giả) – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất, hay khác:


chi-pheo-tiep-theo.jsp


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *