Nội dung bài viết
50+ Thuyết minh về cây lúa (hay, ngắn gọn) – Tuyển tập 500 bài văn mẫu lớp 9 phân tích, dàn ý, thuyết minh, cảm nhận, nghị luận tác phẩm giúp bạn viết văn hay hơn.-50+ Thuyết minh về cây lúa (hay, ngắn gọn)
50+ Thuyết minh về cây lúa (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp 50+ Thuyết minh về cây lúa hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9
trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết văn dễ dàng hơn.
50+ Thuyết minh về cây lúa (hay, ngắn gọn)
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 1
Nhắc tới Việt Nam, người ta thường nghĩ tới những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết trả gươm thần hay những món hàng đặc trưng như lụa tơ tằm, nón Bài thơ. Nhưng đặc biệt, điều mà du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thú vị hơn cả là thú vui ẩm thực: phở, bún chả, hay bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết. Dễ dàng nhận ra rằng những món ăn đó được làm từ gạo. Thứ hạt trắng đó là sản phẩm của cây lúa – một loại cây không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam.
Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng bằng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt.
Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa không những là cây nông nghiệp mà còn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã được biến tấu bằng một cách chế biến khác.
Hay ở những vùng thôn quê, thậm chí là ở thành thị, người ta vẫn thường quen với tiếng rao quà: Ai bánh chưng, bánh nếp, bánh giầy, bánh khoai nào! Thật quen thuộc mà cũng rất giản dị. Những thứ bánh thơm dẻo đó cũng được làm ra từ hạt gạo. Đặc biệt hơn là gạo nếp. Lúa làm ra gạo. Cũng thật độc đáo, gạo lại được chế biến thành muôn kiểu món ăn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Và sau đó có được gạo và một thứ vỏ ngoài màu vàng nhạt. Đó chính là vỏ trấu. Bước chân đi tới những miền quê Việt Nam ngày nay vẫn còn thấy những gian bếp nhỏ đun vỏ trấu, vỏ trấu cũng rất hữu dụng trong việc làm thức ăn cho gia cầm và dùng trong lò ấp trứng.
Phần cây lúa sau khi đã gặt xong không phải là thừa. Nó được phơi khô, chất thành những đống rơm cao ngất. Rơm cũng được dùng làm chất đốt ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, rơm còn được dùng để trồng nấm làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, người ta còn dùng rơm để lợp mái nhà, rất tiện dụng và tiết kiệm.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, cây lúa còn mang một giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Giữ một vị trí quan trọng như vậy nên khi nhắc tới Việt Nam, người ta nhắc tới một nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc của Việt Nam, trở thành một đặc trưng cho văn hoá Việt. Một nét đặc trưng mà có lẽ khó có thể mất đi hay phai mờ. Cây lúa đã đứng lên, đã hội nhập quốc tế bằng chính chất và lượng của nó. Người ta đã biết tới một Việt Nam không chỉ là một nước anh dũng kiên cường trong đấu tranh mà còn là một dân tộc kiên trì cần mẫn trong lao động sản xuất. Và giờ đây họ nhìn vào con số gạo xuất khẩu: hàng triệu tấn một năm của Việt Nam để đánh giá và đưa ra nhận xét.
Không những thế, cây lúa còn giữ một vai trò không thể thiếu trong những lễ vật dâng lên tổ tiên. Những món ăn thơm thảo đó thể hiện rất rõ nét ẩm thực cũng như tính cách của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu lễ kính trọng của con cháu đối với những người đi trước. Đặc biệt là trong những dịp Tết Nguyên Đán, những chiếc bánh chưng, bánh giầy không bao giờ thiếu trong mâm cỗ của từng nhà. Trung thu với bánh dẻo, bánh nướng làm cho đêm đón trăng của trẻ em càng thêm rộn ràng… Từ cây lúa, những thức quà ngon đã được làm ra ngày càng gắn bó, thân thiết với người dân Việt Nam.
Cây lúa là biểu tượng Việt Nam, là loại cây không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt, cả ẩm thực và lễ hội. Có lẽ vì vậy, cây lúa cũng đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ được phổ nhạc thành bài hát (Hạt gạo làng ta):
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay”…
Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế khi viết về hạt gạo trắng thơm. Để có lúa, có gạo là công sức của biết bao con người, là sự hòa quyện của biết bao hương vị: vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. Những lời ca trong trẻo của bài hát ấy cứ ngân lên, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: tuy sống vất vả nhưng cần mẫn với lúa gạo.
Và hơn thế, cây lúa còn làm tăng vẻ đẹp quê hương đất nước:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.”
(ca dao)
Câu ca dao đã khắc hoạ một Việt Nam tươi đẹp và đầy sức sống với màu xanh mênh mông bát ngát của lúa. Những đồng lúa thẳng cánh cò bay đã in sâu trong tâm trí của những người con xa quê. Cây lúa vốn đã thân thiết nay càng gắn bó hơn. Có thể nói rằng nó không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam, cả về vật chất cũng như tinh thần.
Nó làm con người thoải mái và vui vẻ hơn sau ngày lao động mệt nhọc với bát cơm thơm thảo. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm ra hạt gạo.
Nếu được chọn lựa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ vẫn chọn cây lúa là cây lương thực chính, là biểu tượng của nền văn minh, văn hoá cho vẻ đẹp Việt Nam.
Dàn ý Thuyết minh về cây lúa
1. Mở bài
+ Gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam là hình ảnh đồng lúa bao la, trải dài bát ngát.
+ Cây lúa mang lại nhiều giá trí tốt đẹp.
2. Thân bài:
2.1. Nguồn gốc
+ Xuất phát từ cây lúa dại và được người dân đưa vào trồng trọt khoảng hơn vạn năm trước.
+ Trong dân gian lưu truyền cây lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói phải di cư vào rừng và vô tình phát hiện ra hạt giống lúa nhờ săn bắt chim rừng.
2.2. Chủng loại
+ Lúa tại Việt Nam có hai loại chính: lúa nếp và lúa tẻ.
+ Lúa nếp: lúa có hạt thóc ngắn thuôn dài hơn lúa tẻ, thường dùng để nấu xôi, rượu, bánh chưng,…
+ Lúa tẻ: lúa có hạt thóc khá nhỏ, dùng làm lương thực chính trong các bữa ăn
2.3. Đặc điểm
+ Lúa là cây thân cỏ, có thể đạt tới chiều cao tối đa khoảng 2m
+ Rễ chùm, dài tối đa lên tới 2 hoặc 3 km
+ Màu lá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, lá dẹp, dài
+ Hoa lúa: màu trắng, có nhụy và nhị hoa nên có thể tự thụ phấn thành các hạt thóc nhỏ
2.4. Quá trình phát triển
+ Người nông dân gieo mạ vào khoảng đầu xuân, gần tết.
+ Trước khi trồng tại ruộng thì mạ được gieo ở một khu đất riêng, mạ được ủ tại đó khoảng 3, 4 tuần để phát triển thành cây con.
+ Người nông dân nhổ mạ và bắt đầu cấy lúa tại ruộng.
+ Từ mạ thành cây con được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
+ Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực: mạ ra hoa trắng, hoa lúa trổ bông tạo thành các hạt thóc được bao bọc một lớp vỏ xanh bên ngoài.
+ Thời kỳ lúa chính là khi những hạt lúa xanh dần chuyển màu vàng nhạt, cây trĩu xuống, lá đầy ngọn ngả dần về màu vàng.
2.5. Giá trị
– Giá trị sử dụng
+ Lúa là lương thực của người dân, là thành phần của nhiều thực phẩm, món ăn hàng ngày như bún, phở, bột mỳ,bột nếp,….
+ Là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa
– Giá trị tinh thần
+ Gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam
+ Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới
3. Kết bài
+ Tương lai của cây lúa
+ Lúa chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân
+ Dù qua nhiều thập kỷ nhưng vị trí cây lúa không hề thay đổi
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 2
Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai.
Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dày bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơm.
Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.
Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe.
Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh chưng bánh giầy-món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.
Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 3
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy… Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.
Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được. Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết.
Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 4
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Ca dao)
Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.
Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.
Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.
Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng.
Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.
Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.
Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.
Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai tò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.
Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc nệm” giữ ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 5
Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.
Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.
Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.
Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.
Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.
Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.
Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.
Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.
Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 6
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế mà đi vào đời sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam nghề trồng lúa nước có từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến và phát minh mới để nâng cao năng suất của cây lúa nước.
Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.
Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
“Cuộc đời” của cây lúa nước cũng như sự phát triển của một đời người, đều có quá trình, có những vất vả và gian nan. Lúa được hình thành nên bởi bàn tay vất vả, khéo léo, hai sương một nắng của người nông dân. KHông phải cứ gieo xuống bùn, cấy xuống bùn là chờ đến ngày trổ bông. Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa nước không chỉ phụ thuộc vào người nông dân mà còn bị chi phối bởi thời tiết.
Từ một hạt lúa sẽ tạo nên thành nhiều hạt lúa chắc mẩm chính là quá trình sinh sôi và phát triển của cây lúa nước. Người nông dân sẽ lựa chọn những hạt lúa tròn và chắc để làm giống, ủ vào nơi kín gió với nhiệt độ phù hợp, tránh sự xâm nhập của sâu bọ, chuột gián. Ủ trong một thời gian vài ngày thì hạt thóc giống sẽ có độ ấm và bắt đầu nhú lên những mầm trắng nhỏ xinh. Những mầm trắng ấy rất yếu ớt nên người nông dân khéo léo không làm gãy chúng, bởi đó chính là cây mạ non sau này khi cấy xuống bùn. Ngay từ công đoạn đầu đã bắt buộc kinh nghiệm, sự khéo léo và tỉ mỉ của bàn tay người nông dân đế tạo ra những cây mạ cứng cáp.
Họ sẽ dùng những hạt tròn nảy mầm đó gieo xuống luống đất sền sệt, vừa đủ nước ở ngoài cánh đồng. Chờ đến một thời đủ dài để hạt giống đó tạo thành những cây mạ non nằm sát vào nhau, màu xanh rất mượt mà. Lúc ấy cả cánh đồng đều bị sắc xanh của đám mạ non bao phủ lấy, tạo nên sự yên bình và êm ả giữa chốn quê nhà.
Khi cây mạ non đã đến thì có thể cấy được thì người nông dân lại thêm một công đoạn tiếp theo. Ruộng đồng được cày bừa và lấy nước đủ đầy thì họ bắt đầu mang đám mạ non đó cấy xuống bùn. Bàn tay khéo léo, thoăn thoắt của các mẹ, các chị đã tạo nên những hàng lúa thẳng tắp, nhìn rất đẹp mắt.
Vậy là đã hoàn thành công đoạn cấy lúa, tiếp sau đó đến giai đoạn chăm sóc lúa theo từng thời kỳ thích hợp nhất. Sau khi cấy thì người nông dân đã phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây hại, vì đây là thời kỳ lúa còn non, rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Người nông dân đã trải qua bao nhiêu nắng mưa, nhiều đêm lo âu nghĩ mọi cách tìm ra cách phòng chống sâu bệnh hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Trồng được một hạt lúa là cả một nỗi dài nhọc nhằn, lo toan. Để chúng ta ta giờ ăn một bát cơm cần phải nâng niu và trân trọng.
Trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng, tưới tiêu và thời tiết ưu ái thì người nông dân sẽ có một vụ mùa thắng lợi, gánh về sân những hạt thóc tròn vàng ươm.
Lúa ở Việt Nam có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ là loại lúa hạt dài mà người dân vẫn thường dùng trong các bữa cơm, còn lúa nếp là loại lúa mình tròn nẩy người ta thường dùng để làm xôi, làm bánh. Mỗi loại lúa đều có vai trò và chức năng riêng của nó.
Lúa nước Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình, là “gia vị” không thể thiếu trong mỗi bữa cơm người Việt. Mỗi khi chúng ta ăn hạt cơm trắng tròn, dẻo thơm vẫn không quên được công lao, gian nan của những người nông dân đã làm ra chúng. Trong những bữa tiệc quan trọng thì gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt với sự tích Bánh chưng bánh giầy từ thời Hùng Vương đã đề cao vai trò của cây lúa đối với đời sống chúng ta.
Cho đến nay, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới. Đây là điều khiến cho chúng ta và hơn hết là người nông dân tự hào vì công sức mà mình bỏ ra được đền đáp. Việt Nam phát triển lên từ ngành trồng lúa nước, và nó mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 7
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trổ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…
Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hạt thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hạt thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ!
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.
Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước – nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 8
“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo… Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp… Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm – một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo… Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
“Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
(Theo: “Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9” NXB Giáo dục Việt Nam.)
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 9
“Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa và người trồng lúa cho quê hương. Quê hương ơi, có gì đẹp hơn thế, đồng lúa hẹn hò những mùa gặt. Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, ngày mai bắt đầu từ hôm nay”. Bao đời nay vẫn thế, cánh đồng lúa xanh bất tận, cánh cò trắng phau phau cùng với con trâu, lũy tre làng xanh ngắt đã trở thành hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của nông thôn Việt Nam, thậm chí đó chính là hình ảnh đại diện cho cả một đất nước với những người con anh hùng.
Có thể nói rằng cây lúa Việt Nam đã đóng góp một vai trò vô cùng to lớn, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn là đời sống tinh thần của nhân dân ta ngay từ thuở các vua Hùng dựng nước, mà cho đến tận ngày hôm nay những giá trị ấy vẫn còn vẹn nguyên không hề suy chuyển.
Lúa vốn là một loài cây hoang dã, tổ tiên của nó là một loài cây dại thuộc chi Oryza trên siêu lục địa Gondwana cách đây khoảng 130 triệu năm về trước, sau bởi vì quá trình phân tách lục địa mà loài này bị trôi dạt về các vùng đất khác nhau, quá trình tiến hóa đã cho ra nhiều giống lúa có đặc điểm riêng biệt.
Cây lúa Việt Nam, phổ biến nhất chính là loài lúa nước, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cách đây khoảng 10000 năm nó đã được con người nơi đây thuần chủng và đem vào canh tác, trở thành nguồn lương thực chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy có thể nói Việt Nam chính là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào.
Tên khoa học của lúa nước là Oryza sativa thuộc họ Lúa (Poaceae), ở Việt Nam vẫn thường gọi đơn giản là lúa hoặc lúa nước. Ở nước ta lúa nước phân bố chủ yếu ở hai đồng bằng rộng lớn nhất cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn được canh tác ở một số đồng bằng nhỏ hẹp trải dài vùng duyên hải miền trung, cá biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc người ta còn cải tạo địa hình thành các ruộng bậc thang để canh tác loài lúa này.
Lúa nước có thể phân ra làm 2 loại dựa vào hàm lượng amilopectin (thành phần quyết định tính dẻo) trong hạt gạo, lúa tẻ thì amilopectin chiếm khoảng 80%, trong lúa nếp thường cao hơn 90%, chính vì vậy gạo nếp ăn dẻo và dính hơn. Ngoài ra người ta trong quá trình lai tạo, người ta còn dựa vào các đặc tính sinh học như hình dáng cây, hạt, hay khả năng chống chịu bệnh tật mà chia thành nhiều giống khác nhau.
Về ý nghĩa của cây lúa, chủ yếu là xuất phát từ sự gắn bó lâu đời của nó với đời sống nhân dân, trở thành biểu tượng của nông thôn Việt Nam, nhắc đến cây lúa nước người ta thường liên tưởng đến hình ảnh người nông dân với những đức tính tốt đẹp cần cù, chịu khó trong lao động, không quản ngại mưa gió, đồng thời nó cũng đại diện cho sự ấm no, cơm gạo đủ đầy.
Đôi lúc, cây lúa còn khiến chúng ta liên tưởng đến sự nghèo khó vất vả trong cuộc sống của người nông dân. Không chỉ vậy cây lúa chính là đại diện cho nền văn minh lúa nước có bề dày lịch sử của Việt Nam cũng như của cả Đông Nam Á. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hình ảnh cây lúa luôn gắn liền với hình ảnh hậu phương vững chắc, đồng thời là biểu tượng công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh với mục tiêu lấy phát triển nông nghiệp làm gốc của Đảng và nhà nước.
Chính bởi những ý nghĩa biểu tượng có giá trị sâu sắc như vậy nên cây lúa cũng thường trở thành đề tài chính trong các tác phẩm nghệ thuật và cả trong văn học dân gian. Ví như bài hát nổi tiếng Hát về cây lúa hôm nay của nhạc sĩ Hoàng Vân là bài hát bất hủ ngợi ca cây lúa, đồng thời gián tiếp ngợi ca cách mạng, cổ vũ tinh thần xây dựng đất nước của nhân dân cả nước, hay bài thơ quen thuộc “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa với những vần thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
Về hình dáng, lúa là cây một lá mầm, rễ chùm, cao tầm 70- 90cm, thân cây dạng ống rỗng, phân làm nhiều đốt như đốt tre, khá mềm dễ gãy và đổ rạp khi tác động ngoại lực. Lá mỏng, hẹp và dài tương đương với thân cây, có màu xanh non, khi lúa chín thì dần chuyển sang màu vàng sẫm, cái màu mà Tô Hoài đã viết trong Quang cảnh làng mạc ngày mùa :“Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại”.
Bông lúa hay chùm quả của nó có màu xanh lá mạ dài tầm 35-50cm, sau khi tự thụ phấn thì phát triển thành quả, một thân lúa như vậy cũng phải có đến hơn 20 chục chùm quả đong đưa, mùa lúa chín chùm quả nặng dần, hạt thóc vốn xanh và lép giờ đã chuyển vàng và căng đầy, chuẩn bị cho mùa thu hoạch. Hạt lúa hay còn gọi là hạt thóc, dài 5-12 mm và dày tầm 1-2mm. Lúa là loài cây thân thảo, tuổi thọ là một năm, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu thu hoạch quãng đời của nó thường bị chấm dứt vào mùa thu hoạch, khoảng 4-5 tháng.
Có nhiều cách chia vụ tùy theo khí hậu và địa hình ở các nơi, lấy ví dụ về vựa lúa lớn nhất nước ta là đồng bằng Sông Cửu Long, một năm gồm có 3 vụ là vụ Hè Thu (tháng 4-8), vụ Đông Xuân (tháng 11-4), và vụ Mùa (tháng 5-11). Cách nhân giống phổ biến nhất đó là gieo mạ, người ta đem những thóc giống đã ủ gieo lên luống mạ đã chuẩn bị sẵn, đợi cây mọc được 5-7 lá thì nhổ lên bó thành bó rồi đem ra ruộng cấy (mặt ruộng phải khô).
Sau khi cây phát triển ổn định, mọc nhánh thì tiến hành dẫn nước vào ruộng, mực nước duy trì từ 1-3cm. Trước thời điểm thu hoạch khoảng 10 ngày thì nên tháo cạn nước để mặt ruộng khô, cho dễ bề thu hoạch. Một vụ lúa như vậy chia ra làm 4 đợt bón lót, tùy vào từng giai đoạn mà chọn loại phân bón thích hợp. Đặc biệt lúa là loài dễ bị bệnh và tốc độ lan truyền rất nhanh do trồng số lượng lớn và sát nhau, một số bệnh cần chú ý là bệnh đạo ôn, vàng lùn xoắn lá, rầy nâu, một số nạn dịch châu chấu, cào cào, sâu cuốn lá và sâu đục thân.
Lúa gạo chính là nguồn lương thực chính của nhân dân ta, và cung cấp lương thực cho khoảng 65% dân số thế giới, đây là nguồn thực phẩm giàu tinh bột khi chứa đến 80% tinh bột trong thành phần, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể con người. Ngoài việc trở thành cơm, khẩu phần chính trong bữa ăn, gạo còn là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại thực phẩm khác như các loại bánh, bún, phở, hủ tiếu, mì gói,…
Trong nghề nấu rượu truyền thống gạo cũng chính là nguyên liệu chính để cho ra những giọt rượu thơm ngon chất lượng. Các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, trấu, tấm, rơm rạ cũng đóng góp không nhỏ vào các nền công nghiệp sản xuất, chăn nuôi khác. Trong kinh tế, gạo đã trở thành loại hàng hóa được xuất khẩu nhiều nhất nước ta, đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan với kim ngạch khoảng 6 triệu tấn/năm, bên cạnh các mặt hàng khác như cà phê, trái cây,…đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của nền nông nghiệp và tổng GDP của cả nước.
Cây lúa đã mãi ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống con người Việt Nam với những giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần một cách sâu sắc. Giờ đây mỗi khi về thăm quê, tôi vẫn thường chú ý đến những cánh đồng lúa bát ngát, gió đưa thoang thoảng hương lúa, dù là 10 năm trước đây hay 10 năm sau nữa, có lẽ cái tôi ấn tượng và nhớ nhiều về quê hương nhất vẫn hình ảnh cây lúa, hình ảnh những người nông dân cặm cụi mùa gieo mạ, mùa gặt lúa, hình ảnh những con đường chất đầy rơm rạ, thóc lúa vương vãi.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 10
“Trời cao đất rộng thênh thang
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
Cá tươi gạo trắng nước trong
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”
Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.
Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam.
Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc.
Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được người nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng.
Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.
Cây lúa có hai màu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có màu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có màu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang màu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy.
Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc chắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc chắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để trở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.
Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau. Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần trở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 11
Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.
Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa… Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác.
Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ.
Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.
Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết,các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn.
Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên
Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali…
Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa đầy hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.
Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.
Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 12
“Hạt gạo làng ta
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
(Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ êm đềm gắn bó với mái đình, cây đa, bến nước và đặc biệt là triền đê lộng gió bên cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa không chỉ là thứ hạt vàng, hạt ngọc của đất trời đem lại sự sống cho chúng ta mà từ khi nào đã đi vào cả trong nỗi nhớ niềm thương của mỗi người con đất Việt.
Đã bao giờ bưng bát cơm thơm dẻo trên tay, ta tự hỏi cây lúa có từ bao giờ? Phải chăng cây lúa có từ “ ngày xửa ngày xưa”, khi những câu ca bắt lên khắp các nẻo đường rộn rã của những bà, những chị đi thăm đồng? Hay phải chăng cây lúa hoài thai từ thuở hồng hoang dựng nước, khi Lang Liêu biết trồng lúa để làm những bánh vuông tròn mà cúng Tiên vương?
Thật khó mà nói được cái nguồn gốc xuất phát của thứ cây dẻo dai mà kiên cường ấy! Chỉ biết rằng, cây lúa hay nghề trồng lúa đã có ở nước ta từ rất lâu đời. Giống như một giá trị trường tồn vĩnh cửu, bốn ngàn năm lịch sử đã qua đi, đất nước từng ngày thay đổi với những diện mạo mới, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Lúa nước không chỉ là một nghề giúp người nông dân của ta kiếm sống mà còn làm nên một nền văn hóa của những vùng đất phù sa xứ sở.
Một năm có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Người nông dân chọn hạt giống, ngâm thóc giống, nâng niu đến khi đưa những mầm non mới nhú ấy xuống mặt đất, rồi dày công chăm sóc, chăm đồng thăm ruộng, nâng niu chăm sóc như người mẹ chăm con. Phải trải qua cả một quá trình như thế, mới có những cây lúa trĩu bông. Cũng giống như nhiều loại cây khác, lúa nước cũng có nhiều giống lúa như: lúa móng chim, lúa di hương, lúa ba giăng, lúa gié, lúa mộc tuyền,…
Nhưng quý nhất vẫn là cây lúa tám xoan, lúa dự, cho những hạt gạo trắng như hạt ngọc trời, ăn dẻo và thơm. Lúa nếp cũng có nhiều loại: nếp cái hoa vàng, thường được các bà các mẹ chọn để đồ xôi, cất rượu; rồi nếp rồng, nếp nàng tiên, nếp mỡ… Con trâu, cây lúa, cánh đồng từ bao giờ đã trở thành người bạn của nhà nông. Chẳng phải vì thế mà ta vẫn thường nghe những câu hát:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.”
(ca dao)
Trồng lúa là nghề căn bản của nhà nông. Người nông dân quanh năm dầm sương dãi nắng, cần cù ngày này qua tháng nọ bám lấy ruộng đồng: cày bừa, cấy hái, tát nước, bón phân, làm cỏ, bắt sâu,…Với người dân cày, cánh đồng mảnh ruộng là món gia tài nhỏ nhỏ cả một đời vun vén.
Miền Nam thường sạ lúa thì người miền Bắc kì công lại gieo mạ và cấy lúa. Khi vụ mùa vừa kết thúc, vào tiết lập xuân, người nông dân tiến hành chọn hạt giống, ngâm thóc giống rồi quăng bùn gieo mạ. Khi cây mạ non cao chừng mười phân và thời tiết thuận lợi, người nông dân sẽ đem mạ ấy cấy xuống đồng ruộng đã được cày xới tơi xốp. Công việc giản dị ấy đã đi vào lời một bài hát ru của tuổi thơ như thế:
“Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.”
(Trích “Bầm ơi!” – Tố Hữu)
Lúa thì con gái xanh ngắt một màu. Những cơn mưa rào cuối xuân đầu hè được gọi là cơn mưa vàng, làm cho đồng lúa tốt bời bời:
Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên.
(ca dao)
Lúa đứng cây rồi lúa có đòng đòng. Lúa trổ bông tỏa hương thơm thoang thoảng. Hoa lúa màu trắng nõn. Rồi lúa ngậm sữa, lúa uốn câu. Chừng độ nửa tháng sáng, đồng lúa ửng vàng rồi chín rộ. Cả cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm nhung màu vàng khổng lồ.
Đường quê thôn xóm thêm nhộn nhịp. Người ta đi hái lúa, tuốt lúa rồi đem phơi. Những khoảng sân nhà đầy ăm ắp những thóc, những rơm. Nắng vàng, rơm vàng, màu thóc vàng,… tất cả như tô điểm cho những thôn xóm những chiếc áo rực rỡ sắc màu của niềm vui và sự sung túc đủ đầy!
Cây lúa thật quý giá vô cùng! Hạt thóc người ta đem xay ra hạt gạo trắng ngần. Lớp vỏ bị tróc ra thường được gọi là trấu, dùng để nhóm lửa hoặc ủ phân cho cây trái trong vườn. Giữa lớp vỏ trấu ấy và hạt gạo trắng nõn ngọt lành là một lớp vỏ dinh dưỡng, khi xát lúa người ta thu được gọi là cám, dùng trong chăn nuôi rất thuận lợi. Đến phần thân cây lúa khi gặt về, cũng được đem ra phơi nắng thành rơm thành rạ để nhóm bếp. Những bông lúa nếp sau khi tuốt hạt thì được chọn lọc kĩ càng và dùng để làm chổi.
Hạt lúa là hạt vàng, Hạt gạo là hạt ngọc. Từ hạt gạo có thể chế biến được nhiều món ăn. Gạo xay giã thành bột để làm bánh, làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa:
Bánh đúc thiếp đổ ra sàng
Thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua
(ca dao)
Bánh chưng, bánh dày, bánh ú, bánh gai, bánh xèo. Hàng trăm thứ bánh, hàng trăm thức quà đều làm từ hạt gạo dẻo thơm. Ngoài ra hạt gạo ở một số vùng qua còn được dùng để làm những thức quà riêng đặc sản của vùng miền như cốm làng Vòng.
Nâng bông lúa trên tay, ta càng thêm mến yêu mến và trân trọng! Màu xanh của lá lúa là màu xanh của sự sống, là sự trường tồn mãi mãi như câu ca dao xưa:
“Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” (ca dao)
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 13
Đồng bao đời qua người nông dân Việt Nam đã gắn chặt với cây lúa. Từ lúc sinh ra cho tới khi qua đời cây lúa lúc nào cũng ở bên cạnh họ. Trước đây có nhiều gia đình sau khi người thân chết đã đem xác của người đó ra ngoài đồng chôn. Đồng ruộng bởi vậy mà chúng ta có thể cảm nhận được cây lúa có ý nghĩa với người dân Việt Nam thế nào. Ở cây lúa có vẻ đẹp thanh tao như bông hoa, duyên dáng như tà áo dài trắng và cũng rất mộc mạc như hồn quê Việt Nam. Đi dọc từ Bắc vào Nam, đâu đâu chúng ta cũng có thể nhìn thấy những cánh đồng lúa. Nếu như ở vùng đồng bằng trồng lúa ở các ruộng bậc thang thì ở vùng núi cao họ trồng lúa trên nương. Càng ngày các nhà khoa học càng nghiên cứu ra được nhiều giống lúa mới. Nếu như trước đây chúng ta chỉ tập trung sản xuất hai vụ mùa là hè thu và mùa đông thì giờ đây cây lúa được gieo trồng quanh năm. Cây lúa có nhiều loại khác nhau nên tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau để chọn từng loại giống lúa khác nhau. Tuy nhiên, vùng trồng lúa tốt nhất là ở vùng có nước ngọt. Ở các vùng nước nhiễm mặn, phèn như vùng Tây Nguyên thì cây lúa không sinh trưởng và phát triển được. Còn cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước và chúng là loại cây nhỏ, thân mềm. Chiều cao của cây lúa 60cm – 80cm và chiều rộng là khoảng 2cm – 3cm. Cũng như nhiều loại cây khác, cây lúa được phân ra thành ba bộ phận chính bao gồm rễ cây, vỏ cây và ngọn cây. Rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Thân cây là nơi con đường dẫn dinh dưỡng đến ngọn cây. Ngọn cây là nơi bông lúa phát triển và hình thành hạt lúa. Bông cây lúa phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Giai đoạn đầu tiên chúng là những cây mạ rất nhỏ và có màu xanh mướt. Sau một vài tháng được chăm bón tốt những cây lúa trưởng thành sẽ bắt đầu trổ bông. Bông lúa chín có màu vàng, cành lúa cong cong giống như lưỡi liềm. Các giống lúa phổ biến ở nước ta có thể kể đến như lúa nước sâu, lúa nước nông, lúa cạn, lúa nếp và lúa nước. Lúa tẻ được trồng trồng để lấy gạo tẻ, thứ gạo mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày để nấu cơm. Lúa nếp được trồng để lấy gạo nếp, thứ gạo chúng ta vẫn dùng để làm bánh, đồ xôi,… Bông lúa khi còn non được dùng làm cốm. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chính nuôi sống bao thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tâm linh của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết hơn bao giờ hết. Điều đó được biểu hiện rất rõ ràng trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói chuyện, cách đọc tên và đặt tên từ cửa miệng của những người sương nắng. Bắt đầu từ lúc thả hạt mộng xuống đồng. chưa ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” xong, nghĩa là rễ đã chạm được vào mặt đất và mầm cây đã thẳng hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã tồn tại ở trong thế giới mới, đích thực của nó. Qua hôm nữa, mầm mọc lên cao hơn và bắt đầu có màu vàng thì người ta nói là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân cây nên không bị dập nát. Nhổ khéo, lỡ làm bể “gan” thì mạ sẽ “chết”. Cấy xuống thêm vài hôm thì lúa ra rễ mới, gọi là bén đất hoặc “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” là chính xác và khá phổ biến, nhưng chỉ vài hôm trước khi mới gieo, nhiều cây lúa đã nghiêng ngả, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn nằm nổi trên mặt nước rồi. bây giờ đã “đứng chân” rồi, nghĩa là cũng tương tự như người khác, có một tư thế đứng chân vững chãi và đã chắc bám trên đất. Khác với lúc mọc mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau đẻ trứng và tần vần trở thành cụm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, cả cánh đồng bạt ngàn màu xanh. Dáng cây thon thả, mảnh mai, sắc lá non tơ tràn đầy sức sống gợi điều gì đó trẻ trung, xinh đẹp và quyến rũ. Đó cũng là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời kỳ rực rỡ nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà nhìn, cánh đồng mở ra mênh mông, đẹp như trong tranh. Đến thời kỳ hè thu thì lúa chuyển qua giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” và “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa thì mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Cứ theo tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa có mươi hôm là lúa trổ được. Nhưng chẳng may gặp mùa khô thì đòng lại không trổ lại được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là khổ lắm rồi, là có cái gì nó chất chứa, như uẩn ức trong lòng, ăn cũng sẽ bị “ngã” hoặc bị “nằm” lúc có gió và mưa lớn. Ông bà ta sợ nhất cảnh này là vài tháng chăm sóc cây đã gần đến ngày thu hoạch quả. Nếu không may bị “ngã” xuống thì hạt thóc sẽ lép lại và coi như hỏng quả. Còn lúa “nằm” dưới đất, ủ độ vài ba ngày thì hạt thóc phồng to, cứng rồi mọc lên ngay trên bông. Mầm mọc trắng trông ngon mắt. Xót ruột về chia vui với anh em thì thóc nhà mình “nhe răng cười” ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chân chất. Không phải họ giàu có gì đâu. Mà vì gần gũi quá, thân thuộc quá. Ban ngày vác cuốc ra ngoài đồng để chăm lúa. Ban đêm giấc mơ chỉ thấy được mấy cây lúa. Lúa là ăn no, là những người bạn để sẻ chia nỗi lòng, vui buồn lẫn lộn. Trải qua chiều dài các thời kỳ, đời lúa ngấm vào đời người. Và rồi, đời người cũng chứa chan tình cảm gửi gắm vào đời lúa qua những từ ngữ bình dị, những tên gọi sống động kể trên. Lúa dù nhỏ nhưng có khá nhiều công dụng. Hạt gạo được xem là nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân và một thứ không thể thiếu trong bữa ăn các gia đình Việt, từ đơn giản đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa hay được phơi thật khô dùng lợp nhà, bện cây chổi và làm chất đốt. Rơm cũng là thức ăn chủ yếu của trâu, bò trong những ngày đông giá lạnh. Người ta thậm chí còn dùng thân cây để bón đất và trồng nấm. Hạt gạo qua chế biến cũng trở thành những món ăn ngon bổ dưỡng. Hạt gạo xay trở thành nguyên liệu để làm nên các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như bánh trôi, bánh tét, bánh giò. Bột gạo cũng làm nên bánh bao, mì gạo. Nếp còn làm nên thứ bánh ngọt thơm mang hương vị đặc trưng của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc đưa gạo ra thị trường thế giới giúp làm gia tăng lợi nhuận của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu và xếp thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm trúc. bởi thấm đẫm tình người và hồn đất, càng mưa nắng, gió bão, càng nồng nàn gắn kết thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước – nền công nghiệp lúa nước ngàn đời văn hiến nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt và hồn Việt là lẽ đương nhiên. Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 14
Lúa nước là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục cốc. Từ xa xưa, cây lúa nước đã gắn bó với con người Việt Nam, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Lúa nước là một loài thực vật thân cỏ, thuộc họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam châu Á và châu Phi. Cây lúa nước xuất phát đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam có thể là nơi đầu tiên thuần hóa được loài cây này. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa, ngành lúa nước ở Việt Nam từ lâu đã rất phát triển và đạt được nhiều thành tựu sớm nhất. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và đi khắp thế giới. Đến thế kỉ 18, người Tây Ban Nha đã đem các giống lúa nước gieo trồng ở Nam Mỹ.
Lúc ban đầu, lúa nước chỉ có vài loại cơ bản bao gồm giống lúa ưa cạn và giống lúa ưa nước. Giống lúa ưa cạn là giống lúa có thể phát triển ở vùng đất xốp không ngập nước. Nhưng nếu có ngập nước, giống lúa này vẫn phát triển tốt. Ngày nay, các tộc người thiểu số vẫn còn lưu giữ các giống lúa này. Giống lúa ưa nước là giống lúa được gieo trồng trên các vùng đất có nước ngập thường xuyên. Cây lúa phát triển tốt khi có nước ngâm ở chân.
Với trình độ phát triển cao của khoa học, nhờ công nghệ lại tạo, người ta đã lai tạo được nhiều giống lúa mới có chất lượng gạo cao, dẻo, thơm, dễ gieo trồng, ngắn hạn và cho năng xuất cao.
Người ta đặt tên khác nhau cho các giống lúa để dễ nhận dạng. Về cơ bản có giống lúa nở xốp, giống lúa dẻo thơm và các giống lúa bản địa khác.
Lúa là loài thân cỏ, sống lâu nhất là một năm. Lúa có thể cao từ 1m đến 1,8 m. Một vài giống lúa hoang dại đôi khi cao hơn. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triển mà cây lúa đặc điểm hình dáng và màu sắc khác nhau. Về cơ bản, cây lúa nước có những đặc điểm sau:
Lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa. Rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm. Rễ đã già có màu đen. Bộ rễ cây lúa thường phát triển rất mạnh mẽ. Chúng thường lan rộng ra xung quanh hoặc đâm sâu xuống đến 20cm trong đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ là bộ phận sinh dưỡng quan trọng nhất của cây lúa.
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng như các loài cỏ khác. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lúc nhỏ là thân lá. Khi lớn lên lóng mới dài ra. Lóng trên cũng dài nhất. Từ những mắt lóng sẽ đẻ ra nhánh lúa. Thân lúa được bao bọc bởi lá lúa.
Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá. Phiến lá mỏng, dẹt và có nhiều lông rậm. Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Mỗi cây lúa trưởng thành thường có từ 12 đến 18 lá. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi còn phát triển lá có màu xanh lục. Khi chín lá lúa chuyển sang màu vàng.
Bông lúa là một bộ phận phát triển từ thân lúa. Bông lúa mang hoa lúa. Sau khi thụ phấn, hoa lúa kết thành hạt lúa tạo thành một chuỗi dài. Hoa lúa là loài hoa lưỡng tính có đầy đủ nhụy và nhị trên cùng một bông lúa. Lúa là cây tự thụ phấn. Đôi khi cũng xảy ra sự thụ phấn chéo ở cây lúa.
Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa (thóc). Nhờ có mấu trấu giúp các hạt lúa kết dính trên bông lúa mà không bị rơi rụng. Sau khi xay xát lớp vỏ trấu ta thu được hạt gạo màu trắng. Hạt gạo là một loại lương thực quan trọng nhất của các nước châu Á và của hơn một nửa số người trên thế giới
Người ta gieo trồng lúa bằng các hạt mầm. Dù là giống lúa ưa nước hay ưa cạn, trong vòng đời, cây lúa trải qua 3 giai đoạn phát triển:
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa. Ở giai đoạn này cây lúa mềm yếu, có màu xanh non. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cây lúa. Giai đoạn này lúa cần rất nhiều chất dinh dưỡng và dễ bị sâu bệnh hại phá. Để bảo vệ và tăng cường sự phát triển của cây, người ta chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hết sức nghiêm ngặt.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh. Lúc này, bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn và thụ tinh. Giai đoạn này cây lúa cứng cáp, có màu xanh đậm, toàn thân tràn trề sức sống. Để hoa lúa phát triển tốt và kết hạt đều, chắc người ta thường bón một vài loại phân hỗ trợ và cũng tăng cường bảo vệ hoa lúa trước sâu hại phá.
Thời kỳ chín vàng: Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ ngậm hạt và chín. Kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn. Sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc. Giai đoạn này cây lúa bắt đầu khô dần, chuyển từ màu xanh sang màu vàng óng. Bông lúa oằn nặng trĩu chúi xuống đất. Đến khi bông lúa chín được 80%, người ta tiến hành thu hoạch lúa.
Cây lúa phát triển khoảng từ 90 đến 120 ngày là thu hoạch. Người ta thường thu hoạch thóc và rơm rạ vào ngày nắng ấm. Hạt lúa sau khi thu hoạch được phơi sấy rút ẩm đạt 85-90% thì đem bảo quản cất giữ.
Để giữ cho lúa không bị hư hại, người ta thường bảo quản lúa ở trong kho khô ráo, thoáng gió. Hạt lúa trong điều kiện khô có thể cất giữ được nhiều năm mà không sợ bị hư hỏng. Ngoài ra, cần chống mối mọt và các loài gặm nhấm phá hoại trong khi bảo quản, cất giữ.
Khi nào cần sử dụng, người ta lấy hạt lúa xay xát thành gạo. Hạt gạo rất dễ bị hư hỏng bởi thế thường được cất giữ trong thùng, ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Rơm rạ sau khi phơi khô cần đánh đống và che phủ cẩn thận, tùy vào mỗi việc mà sử dụng. Không cất giữ rơm rạ ở gần bếp vì rất dễ bắt lửa. Cũng không cất giữ nơi ẩm ướt vì rơm rạ rất dễ hút ẩm, bị các loại nấm tấn công làm oải mục, phân hủy.
Thật không thể nói hết được những lợi ích mà cây lúa đã mang lại cho con người. Có thể nói trong các loại cây trồng, cây lúa là cây quan trọng nhất đối với con người. Tất cả các bộ phận của cây lúa đều cho con người những lợi ích tuyệt vời.
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo, một nguồn lương thực chính của người Việt. Có thể nói, trong các loại lương thực chính của loài người, lúa gạo là loại dễ chế biến nhất. Không như lúa mạch, phải qua nhiều công đoạn mới có sản phẩm, từ gạo có thể trực tiếp nấu thành cơm một cách hết sức dễ dàng và tiện lợi. Từ bột gạo, ta cũng có thể chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm phụ của cây lúa gồm có: tấm, cám gạo, vỏ trấu, rơm rạ. Tấm dùng sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. Cám dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp. Từ tấm người ta sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. Người ta còn chế biến cám gạo thành các loại bột dưỡng trắng da sử dụng như một loại mỹ phẩm.
Vỏ trấu dùng sản xuất nấm men, làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt. Rơm rạ được sử dụng cho công nghệ sản xuất giấy các tông xây dựng, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), đan kết thành tấm lợp, làm thức ăn cho gia súc hoặc nguyên liệu sản xuất nấm… Ở Nhật Bản, thân rạ còn dùng để làm vật dụng trang trí rất gần gũi và trang nhã.
Bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
Cho đến ngày nay, khi dân số thế giới không ngừng tăng cao, nhu cầu sử dụng lương thực tăng vọt thì cây lúa nước trở thành cây lương thực hành đầu giúp duy trì và giữ vững an ninh lương thực thế giới. Hằng năm, ngoài số lượng lúa gạo được sử dụng, người ta còn lưu trữ một lượng rất lớn để sử dụng cứu trợ khi cần thiết. Từ việc chỉ biết đến ở các nước Đông Nam châu Á, ngày nay cây lúa nước đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trở thành một loại cây trồng hết sức gần gũi trong đời sống con người trên trái đất.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 15
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền.
Đã từ lâu, cây lúa như người bạn của con người Việt Nam. Không chỉ là loại cây phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, cây lúa còn trở thành biểu tượng trong văn hóa, nghệ thuật. Đằng sau loài cây giản dị ấy là cả một lịch sử hình thành lâu dài và vô vàn giá trị cao cả.
Cây lúa có nguồn gốc từ lâu đời. Theo các nhà khoa học, vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp lúa nước nên đây là cái nôi của cây lúa. Nghề trồng lúa về sau được du nhập sang Trung Quốc rồi cả Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng quê hương của lúa nước là vùng đồng bằng sông Dương Tử thuộc Trung Quốc. Nguồn gốc chính xác của lúa còn gây nhiều tranh cãi nhưng điều không thể phủ nhận là loại cây này đã khai sinh nền văn minh lúa nước tại châu Á. Ngoài ra, lúa còn xuất hiện ở cả châu Phi.
Lúa là thuộc một các loài cỏ đã được thuần dưỡng. Xét về cấu tạo, lúa gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và hạt. Rễ lúa thuộc là loại rễ chùm, chia ra làm hai kiểu là rễ mầm và rễ đốt. Trong đó, rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có ba lá. Còn rễ đốt thì mọc từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững. Khi rễ non thì màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và vàng đậm và rễ già thì chuyển sang màu đen. Bộ phận thứ hai là thân lúa. Cây lúa có thân thảo. Vào thời kì mạ và lúa non, thân lúa được tạo nên từ các bẹ lá. Đến khi làm đốt, các lóng và các đốt kết thành thân, bên ngoài có bẹ lá bao bọc. Số lóng trên mỗi thân cây phụ thuộc vào giống lúa. Thông thường, giống dài ngày có 8 lóng, giống trung ngày có 6 -7 lóng và giống ngắn ngày thì chỉ có 4 -5 lóng. Chiều cao của cây lúa được tính từ gốc đến mút lá hoặc là bông cao nhất, liên quan mật thiết đến sức sống của cây. Bộ phận thứ ba là lá lúa, gồm có lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu sau khi gieo. Lá thật thì mọc và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa. Số lá trên cây cũng phụ thuộc vào giống. Ban đầu lá có màu xanh, khi lúa chín thì ngả sang màu vàng. Hoa của cây lúa nhỏ li ti, màu trắng sữa. Hoa tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh, thường rủ xuống, dài khoảng 35 – 50 cm. Cuối cùng là hạt lúa – phần giá trị nhất của cây lúa. Hạt có dạng quả thóc nhỏ, khá cứng, kích thước từ 5mm – 2 cm, dày khoảng 2 – 3mm. Bên ngoài hạt là vỏ trấu bao bọc. Bên trong là phần gạo lức gồm phôi và phôi nhũ. Quá trình chín của hạt gồm ba giai đoạn là chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
Về việc trồng và chăm sóc, mỗi loại lúa lại có những cách chăm sóc riêng. Ta cần chọn nơi đất đai màu mỡ, cày bừa kĩ, dễ điều tiết lượng nước. Trong quá trình trồng cấy, người nông dân luôn phải chú ý loại bỏ cỏ dại, sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Là đất nước nông nghiệp, gắn bó với cây lúa nên nhân dân ta có cả một kho tàng tri thức về kinh nghiệm trồng lúa:
Lúa chiêm thì cấy cho sâu
Lúa mùa thì gẩy cành dâu mới vừa
hay:
Ai ơi! Nhớ lấy lời này
Tằm nuôi ba lứa, ruộng cày ba năm.
Nhờ trời hòa cốc phong đăng,
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Về công dụng, lúa là loại cây lương thực giàu chất dinh dưỡng nên có thể nuôi sống được con người. Từ cây lúa, nhân dân ta đã sáng tạo ra biết bao món ăn ngon. Biết bao loại bánh, rượu của nước ta được làm từ lúa. Không chỉ vậy, đây là còn một cây thuốc quý, có thể áp dụng vào việc làm đẹp. Ngoài ra, lúa gạo còn có giá trị kinh tế cao, có thể xuất khẩu. Với Việt Nam nói riêng, cây lúa là biểu tượng cho vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của đất nước và con người. Người Việt Nam tự hào về cây lúa, đưa hình ảnh cây lúa đến mọi nơi để quảng bá với bạn bè năm châu.
Cây lúa quả thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa của con người. Ngày nay, lúa gạo vẫn là loại cây trồng được ưa chuộng. Trong tương lai, chúng ta cần nâng cao giá trị và chất lượng của loại cây này hơn nữa.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 16
Việt Nam với vị trí địa lý gần biển, có hệ thống sông ngòi dày đặc và đất phù sa màu mỡ, nông nghiệp lúa nước là ngành nghề chính, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Cây lúa nước đã gắn bó với nhân dân ta từ rất lâu đời, trở thành nguồn thu nhập chính của người nông dân, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Cây lúa nước Việt Nam thuộc giống lúa châu Á, đến nay, nguồn gốc của loại lúa này vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Những nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại như Ấn Độ, Trung Quốc là những nơi được cho là cái nôi của cây lúa nước Việt Nam.
Cây lúa nước là loại cây sống trong môi trường nước ngọt, nhiều phù sa bồi đắp, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cây lúa có đường kính từ 2 – 3cm, cao từ 60 – 80cm. Thân lúa chia làm ba bộ phận chính: rễ cây, thân cây và và ngọn. Rễ cây là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng và nước từ đất, thân cây với chức năng vận chuyển, trao đổi chất để đưa tới ngọn cây. Từ ngọn cây sẽ nảy mầm thành những hạt lúa. Hạt lúa trổ sẽ có màu vàng, gọi là hạt thóc bên ngoài là lớp vỏ trấu cứng, tiếp theo là lớp màng mỏng bảo vệ hạt gạo, gọi là cám gạo, bên trong cùng là hạt gạo trắng ngần. Khi hạt lúa chín đủ độ, người ta gặt cả cây lúa ngoài đồng, mang về tuốt lấy hạt, trải qua quá trình xay xát, phơi nắng để trở thành hạt gạo hoàn chỉnh.
Vụ mùa lúa ở Việt Nam có hai mùa chính: đông – xuân và hè – thu. Khi đến mùa, người nông dân bắt đầu làm đất, cày xới xới cho đất trở nên tơi xốp, dẫn nước nguồn vào ruộng lúa để trữ nước cho sự phát triển của cây, nhổ cỏ dại, gốc rạ còn tồn đọng từ mùa lúa trước Nước là một trong những yếu tốt quan trọng nhất trong việc gieo trồng lúa. Sau khi gieo mạ, lứa mạ xanh sẽ đâm chồi. Gieo mạ phải gieo bằng tay, mật độ vừa phải, gieo thẳng hàng, thẳng lối. Tiếp theo là bước bón phân, cải tạo đất để kích thích cây lúa phát triển. Một cây lúa khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào giống lúa, mà còn do cung cách chăm sóc, bón tưới phù hợp với mục đích và tình trạng đất. Trong cả một mùa lúa, người nông dân phải liên tục bổ sung nước, làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, loài gặm nhấm, chim chóc phá hoại mùa màng. Lúa chín có thể thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy, tuốt lúa lấy hạt và để lại rơm, rạ.
Cây lúa cho hạt gạo, nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng, trên thị trường có rất nhiều những loại gạo khác nhau, những giống lúa được nuôi trồng, lai tạo khác nhau. Từ hạt gạo, chúng ta có thể nấu thành cơm, xay bột gạo làm ra những loại bánh cổ truyền. Hạt gạo cũng là nguyên liệu để tạo ra bánh đa, phở, bún,…
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây lúa đều có thể sử dụng trong đời sống. Lớp vỏ trấu bên ngoài hạt gạo có thể làm thức ăn cho gia cầm, dùng để ủ ấm ổ gà, ổ vịt, hay ủ thành phân bón cho cây trồng. Phần thân lúa sau khi đã tróc hết hạt lúa được dùng làm rơm, rạ đốt bếp, phục vụ nhu cầu nấu nướng hoặc sưởi ấm, của con người. Rơm, rạ từ thân lúa còn có thể đan, bện, tết thành chổi, rễ và những vật dụng trang trí khác.
Đối với kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp điển hình với diện tích nông thôn vượt trội so với đô thị. Ngành nông nghiệp lúa nước đóng góp cho kinh tế Việt Nam từ nguồn lợi xuất khẩu gạo, làm nguồn thu chính cho nông dân, cung cấp lương thức cho đại bộ phận nhân dân trong nước.
Về mặt tinh thần, cây lúa là biểu tượng của đất nước Việt Nam, gắn liền với cuộc sống của người dân. Cây lúa xuất hiện trong quốc huy Việt Nam với ý nghĩa là nòng cốt phát triển. Trong thơ ca nhạc họa, hình ảnh cây lúa gắn liền với tuổi thơ của nhiều người như bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa hay những câu ca dao tục ngữ quen thuộc:
Trời mưa cho lúa thêm bông
Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền.
Cây lúa có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh cây lúa gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam. Giữa nền cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cây lúa vẫn đã và đang là nguồn kinh tế trọng điểm của đất nước, tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân trong nước.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 17
Việt Nam đang phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những công cụ thô sơ được thay dần bằng máy móc hiện đại. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của công nghệ trong cuộc sống, nó không chỉ làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn mà còn tạo ra những giống cây mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Một trong những giống cây được cải tạo năng suất đáng kể đó chính là cây lúa nước.
Cây lúa là loại lương thực vô cùng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó gắn bó với người dân ta từ lâu đời, là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cũng là cây lương thực xuất khẩu hàng đầu của nước nhà. Lúa nước là loại cây thân cỏ, ưa nước, gieo trồng trên đất phù sa và có nhiều giống loại khác nhau. Chính nhờ đặc tính ưa nóng ẩm mà nó phù hợp để gieo trồng trên khắp các vùng đất phù sa của đất nước hình chữ S này. Chu kì sinh trưởng của chúng trung bình là bốn tháng, không quá dài nên bà con nông dân có thể tranh thủ thâm canh hai vụ một năm để tăng năng suất.
Một cây lúa nước trưởng thành trung bình có độ cao 80cm, toàn thân màu xanh và rỗng hoàn toàn ở bên trong. Lá lúa dài, hình lưỡi liềm nhỏ bao quanh thân lúa. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nên không cắm quá sâu xuống đất điều này đòi đất phù sa phải đủ màu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Từ ngọn của cây lúa, đến thời điểm chín muồi sẽ trổ bông rồi nặng dần xuống thành hạt. Hạt lúa mọc thành chùm, khi còn non thì mềm mại, có màu xanh thoảng hơi sữa còn được người dân gọi là đòng đòng, khi già nó chuyển thành màu vàng, nặng dần và chúi đầu xuống phía dưới. Khi bấm vào hạt lúa thấy cứng và các hạt tròn, mẩy đều như nhau màu vàng ươm thì cũng là lúc lúa được thu hoạch.
Để có được những hạt lúa căng tròn, người nông dân phải tỉ mỉ nhiều công đoạn. Người ta mang những hạt thóc giống được tuyển chọn kĩ càng đi ngâm trong nước ấm và ủ thóc trong thời gian thích hợp. Mỗi loại thóc sẽ có thời gian ngâm và ủ khác nhau, cần lưu ý thời gian của từng loại thóc để có chất lượng tốt nhất. Sau khi hạt thóc nảy mẩm đủ tiêu chuẩn, ta mang chúng đi gieo xuống những luống đất được chuẩn bị sẵn từ trước. Sau khoảng một tháng, từ những hạt mầm đó sẽ nảy nở thành những cây lúa non (thường được gọi là cây mạ) xanh mướt, tuy nhiên chúng lại ở rất sát nhau nên không thể sinh trưởng thật tốt. Lúc này, người nông dân nhổ những cây mạ đó lên và đem đi cấy xuống những mảnh ruộng phù sa nhiều nước được làm đất kĩ. Độ cao của cây mạ thích hợp để cấy dài khoảng một gang tay người lớn. Người ta cầm bó mạ và lấy khoảng 4 – 8 cây, tùy tay người cấy cắm xuống ruộng đất phù sa thẳng hàng ngang và dọc, mỗi khóm cách nhau trung bình từ 20 – 30cm. Cây lúa non sẽ thích nghi dần với mảnh đất mới và hút phù sa từ đó để lớn dần lên, phát triển thành cây lúa và ra bông. Những hạt lúa non mũm mĩm, căng tròn cứ thế lớn lên, mỗi một hạt lúa mang trong mình một giọt sữa thơm tho, tinh túy của trời đất, giọt sữa ấy đông đặc lại dần trở thành những hạt gạo. Khi những hạt lúa trở nên chắc chắn (bấm tay vào cứng và khó vỡ), vỏ bên ngoài màu vàng ươm thì cũng là lúc người nông dân thu hoạch.
Những hạt lúa sau khi được gặt về sẽ được cho vào máy chuyên dụng để tách hạt ra khỏi chùm bông. Sau đó, những hạt lúa ấy sẽ được phơi dưới ánh nắng chói chang của mùa hè để cho thật khô rồi đóng vào những bao và mang đi cất trữ ở trong những thùng, hòm. Từ hạt lúa ấy, qua quá trình xay, giã, dần, sàng thành hạt gạo trắng ngần và bát cơm dẻo thơm trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây lúa nước trong đời sống từ xưa đến nay. Nó không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta mà còn làm nên nền kinh tế nước nhà. Cho dù mai sau đất nước có phát triển hiện đại như thế nào nhưng cây lúa nước vẫn mãi giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 18
Từ xa xưa, lúa đã loài cây vô cùng gần gũi với con người. Lúa là cây quan trọng không chỉ với người VIệt Nam mà còn là với hầu hết các nước châu Á. Nó là loài cây thuộc rễ chùm, có một lá mầm. Nói về trồng lúa thì ta biết nhiều về hai vụ chiêm và mùa- hai vụ trồng chính của người dân Việt Nam. Cây lúa được trồng và phát triển từ cây mạ. Mạ được gieo trên sân hoặc cấy trên ruộng. Người nông dân sẽ nhổ mạ và đem trồng trên ruộng đã có cày bừa, bơm nước. Mạ được trồng theo hàng, lối để đảm bảo khi mạ lớn lên thì sẽ có không gian phát triển. Nó lớn lên, đẻ nhánh và thành từng cụm lớn. Một màu xanh sẽ bao trùm trên đồng ruộng khi mạ lớn dần lên. Người nông dân sẽ chăm bón, phun thuốc sâu để cây lúa có thể thu hoạch tốt nhất. Lúa sau một thời gian chăm bẵm sẽ chín và ngả sang màu vàng với những hạt thóc chắc, mẩy. Lúa chín, người nông dân sẽ th hoạch mang về nhà rồi dùng máy tuốt phân biệt hạt thóc và phần rơm riêng biệt. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 19
Đất nước chúng ta là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quan trọng gắn liền với truyền thống phát triển của dân tộc ta hơn 4000 năm văn hiến. Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển nó. Dù ngày nay chúng ta đang từng bước đi lên phát triển nền công nghiệp hiện đại, nhưng những truyền thống quý báu của nền văn minh lúa nước vẫn luôn cần bảo tồn, lưu lại cho con cháu mai sau biết về một truyền thống của quê hương, dân tộc.
Cây lúa là một cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Dù ngoài lúa nước dân tộc ta còn trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn… nhưng lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Nhờ lúa nước mà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Lúa làm ra gạo từ gạo chúng ta làm ra rất nhiều thực phẩm thơm ngon khác như các loại phở gia truyền “Phở Gà” “Phở Bò” là những loại ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới. Trên khắp thế giới nếu đi tới đâu mà có phở thì ở đó có người Việt Nam sinh sống, nó trở thành một thực phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương ta.
Rồi từ lúa gạo chúng ta làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống khác như bánh đúc, bánh canh, bánh bột lọc… đều là những loại bánh vô cùng thơm ngon nổi tiếng thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã không thể nào quên được mùi vị của những loại bánh địa phương này.
Để tạo ra hạt bông lúa hạt gạo ít ai biết người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Một nắng hai sương trên đồng. Trước tiên muốn có lúa, chúng ta phải ủ mầm. Ủ mầm chính là giai đoạn đầu tiên. Con người lấy những hạt lúa giống to chắc khỏe ủ nước rồi bọc kín trong giấy ni lông sau một thời gian khi những hạt lúa nẩy mầm thì đem ra ruộng.
Những thửa ruộng này phải là những thửa ruộng đã được cày bừa, cho đất mềm đi và sâm sấp nước tạo thành thứ bùn nhão như bột làm bánh thì người dân bắt đầu rải những mầm lúa xuống, khâu này người nhà nông gọi là gieo mạ. Sau khi mầm lúa lên cao tầm 20-30cm thì người dân sẽ “nhổ” chúng lên để cấy sang một thửa ruộng khác có đất được làm mềm hơn và nhiều nước hơn. Khi “cấy lúa” chúng ta thường phải cấy đều khoảng cách và cấy thẳng hàng, để khi lúa lớn lên ra bông lúa sẽ không bị ngả nghiêng.
Những cây lúa khi trưởng thành sinh sôi trổ bông, tạo thành những bông lúa vô cùng đẹp mắt. Những bông lúa khi còn xanh người ta gọi chúng là đòng đòng. Bọn trẻ con vùng quê như chúng tôi thường lấy những bông đồng đồng về giã cốm ăn vô cùng thơm ngon. Cốm này mà được bọc trong lá sen rồi ăn cùng chuối tiêu trong những ngày mùa thu mát mẻ thì thật tuyệt. Món cốm cũng trở thành đặc sản của người dân Việt Nam chúng tôi.
Từ những bông lúa non đồng đồng, những bông lúa trưởng thành hơn rồi chín vàng trở thành bông lúa chín rực rỡ đầy sức hấp dẫn với con người. Khi lúa chín người nông dân gặp lúa rồi tuốt lúa lấy hạt phơi khô cho vào bao tải cất đi còn thân cây lúa người ta gọi là dạ thì sẽ đốt thành tro “bón” xuống những thửa ruộng làm phân cho cây lúa sau này hoặc có nơi họ để cho bò ăn, làm nấm rơm…
Công việc làm ra cây lúa vô cùng cực nhọc đúng như câu ca dao xưa đã nói:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Chủng loại lúa nước ở Việt Nam chúng ta chỉ có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp thường dùng làm bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh trôi, bánh chay… bánh nếp ăn rất thơm và no lâu giúp con người chắc bụng làm việc nặng nhọc mà không lo thiếu chất dinh dưỡng, hay bị đói.
Những cây lúa nước có vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi cuộc sống trong gia đình ở Việt Nam. Nó chính là thực phẩm chủ đạo, là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người đất Việt. Dù đi đâu ở đâu thì những người con đã lớn lên trên mảnh đất có nền văn minh lúa nước này cũng không thể sống thiếu cơm gạo, không thể nào ăn những thực phẩm bánh mì, xúc xích để thay thế cơm tẻ. Lúa nước đã trở thành biểu tượng, nét văn hóa riêng biệt của nước ta.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 20
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời và phát triển từ rất xa xưa. Do vậy, từ xa xưa cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chủ yếu trong cuộc sống của người Việt. Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ lúc nào vẫn đang là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, rõ ràng thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết về nông nghiệp. Lúa là một trong các cây lương thực quan trọng của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chuyến hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến phía Nam, không có nơi nào là thiếu hình ảnh những cánh đồng lúa bao la trải dài bất tận. Có rất nhiều những chủng loại giống lúa khác nhau thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của từng vùng miền như: nếp cái hoa vàng, cao cây, gạo tẻ, gạo nhật,….. Dù khác nhau về chủng loại song chúng lại có chung đặc tính. Lúa thuộc họ cây thân mềm, cứng và dài. Thân lúa hay mọc thẳng đứng. Lá lúa dài như lưỡi dao, mép lá nhẵn. Khi còn non thì mang màu xanh mướt, lúc chín, lá lúa khoác trên người bộ áo vàng óng, hương thơm thoang thoảng của mùi lúa chín tạo thành một nét đẹp đồng quê bình dị đến lạ lùng và mang đậm bản sắc dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, kết thành từng cụm, sau thu hoạch tạo nên hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân thu hoạch và thành hạt thóc. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới đất. Nếu thiếu nước cây lúa không phát triển bình thường được. Quá trình phát triển của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới trồng, cây lúa chỉ là những cây mạ non. Người nông dân tiến hành nhổ mạ trên những ruộng bậc thang. Những ngày đầu cây lúa phát triển có phần chậm lại do cơ thể chưa quen với môi trường mới. Thân cây lúc đầu mảnh mai và yếu ớt chỉ dài khoảng 20cm, với 4 đến 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, chừng một tháng thì lúa đã trưởng thành và được người dân ưu ái gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái bởi đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng giờ đã khoảng 50cm – 60cm với những lá xanh đậm sắc ôm chặt lấy thân. Bên trong là những lá non trắng tinh khiết. Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông rồi làm đòng. Đây là giai đoạn cây lúa phát triển cao nhất, khoảng 80cm – 100cm, thân cây vững chắc. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, để chúng nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau khi lúa làm xong sẽ chín đều. Từng bông lúa trắng ngần và vàng óng dưới ánh sáng mặt trời khiến cánh đồng trở nên đẹp long lanh như phủ lớp ánh vàng. Lúc này, lúa đã sẵn sàng đợi con người đến thu hoạch đem bán. Để làm được những hạt gạo trắng, dẻo thơm, người nông dân đã phải tần tảo một nắng, hai sương, không ngại khó khăn, vất vả ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, xới bùn cho đến gieo mạ, bón phân, theo dõi và điều tiết nguồn nước tưới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông và đến ngày thu hoạch, người dân đã tất bật ra ngoài đồng gặt lúa về tách hạt rồi sấy khô, sàng gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi khó khăn, nhọc nhằn, kể làm sao cho hết. Ở Việt Nam có hai vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa. Nhưng sau khi cải tiến và lai tạo thì hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có tới 3 vụ mùa một năm. Vụ chiêm thu hoạch vào tháng năm, tháng sáu và vụ mùa vào tháng tám hoặc tháng chín âm lịch. Lúa chia làm nhiều giai đoạn phát triển và từng giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Sau khi ngâm thóc để hạt thóc nảy mầm, người nông dân với đôi bàn tay khéo léo sẽ lấy từng nắm hạt giống lúa rải đều trên cánh đồng đã được bừa rất kỹ và láng thật phẳng. Chỉ một vài ngày sau hạt thóc sẽ nhú nên những mầm mạ xanh mướt, biếc rờn và được trồng theo các luống thẳng tắp. Đất là một trong các yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây lúa. Bởi lúa chỉ có thể phát triển tốt được ở vùng đất phù sa, với nhiệt độ thích hợp cho cây lúa là từ 20-30 độ C. Trong khoảng nhiệt độ đó lúa sẽ lớn nhanh, hạt lúa sẽ to và mẩy. Lúa càng lớn càng phải chăm bón kỹ vì thời gian này lúa sẽ nhanh bị bệnh hoặc thiếu nước. Người nông dân chăm cây lúa như chăm con, từ cắt cỏ, tưới nước, bón phân đến diệt trừ sâu bệnh, trừ rầy từ khi cây lúa còn ở thời con gái cho đến tận khi cây đã làm đòng và chín vàng. Lúa chín sẽ chuyển sang màu vàng và tỏa mùi hương thơm ngào ngạt. Hạt lúa vàng ươm trĩu nặng kéo cây lúa sà xuống đất như mái tóc óng ả của người con gái đang độ xuân thì. Khi đó cũng là lúc người nông dân gặt lúa. Dưới ánh nắng hè gay gắt, từng bóng nón trắng nhấp nhô trên cánh đồng lúa chín vàng. Lúa được thu hoạch xong xếp vào những bao lớn và tách hạt, phơi hai ba nắng to cho hạt lúa mềm, giữ được lâu hơn rồi say rồi giã, rồi vò, rồi xát, qua nhiều công đoạn mới có được một hạt gạo trắng ngần, thơm phức. Có lẽ cũng vì sự vất vả, nhọc nhằn đó nên ca dao xưa đã có những câu:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Hạt gạo trắng, những nồi cơm dẻo thơm nghi ngút khói trong mâm cơm của mỗi nhà được làm nên từ cái nắng gay gắt của vùng nhiệt đới và những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người lao động suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cũng vì thế mà người Việt yêu cây gạo, luôn quý trọng và biết ơn những con người đã góp phần làm nên nó. Cây lúa được trồng ở hầu khắp mọi vùng trên cả nước. Mặc dù không phải đất ở vùng nào cũng thích hợp trồng lúa nước nhưng với sự thông minh, cần cù và khéo léo, người Việt không chỉ trồng được lúa trên các vùng đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ mà ngay cả trên những vùng núi cao hiểm trở, thiếu dinh dưỡng họ cũng có thể tạo nên những cánh đồng lúa chín vàng như những bậc thang dẫn từ mặt đất lên tới trời xanh. Lúa là loại lương thực chủ yếu của người Việt nói riêng, người Châu Á nói chung và cũng là loại lương thực phổ biến nhất trong năm loại ngũ cốc. Gạo cung cấp cho con người các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì sự sống còn của con người. Trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt, thứ không thể thiếu chính là những hạt cơm gạo trắng, mềm dẻo, thơm lừng và ngọt lịm. Bánh chưng – món ăn cổ truyền của dân tộc trên bàn thờ gia tiên mỗi ngày Tết, là kết tinh của hạt gạo nếp, của thịt mỡ, của tiêu, của hành và được gói trong lá dong xanh mướt đã trở thành tinh hoa trong ẩm thực Việt. Còn có rất nhiều những món ăn khác được làm từ bột gạo: từ món cốm thơm từ lá nếp non cho đến các món xôi ngon lành, đẹp mắt từ đồ nếp tất cả đã trở thành thức quà không thể thiếu trong tâm hồn người Việt. Cây lúa còn có vai trò quan trọng trong tâm thức của người Việt. Với nền văn minh lúa nước có lịch sử 4000 năm, những lễ hội thể hiện sự biết ơn với cây lúa như lễ mừng lúa sinh trưởng của người Mạ, lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” của người Mạ,… khiến cho ta thấy sự ảnh hưởng, trân trọng và biết ơn của con người đối với cây lúa. Cây lúa cũng đi vào trong thơ ca, hội họa của con người như một lẽ tự nhiên và nó trở thành thi liệu để người nghệ sĩ vẽ lên hình ảnh về đất và người Việt. Ngày nay, lúa gạo trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và nước ta đã trở thành nước có lượng gạo xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Điều đó cũng có nghĩa cây lúa không chỉ là những người bạn mà trở thành nguồn thu chính nuôi sống bao đời người Việt từ ngàn xưa cho đến tận hôm nay. Cây lúa nước mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc trong cái hồn của người Việt và đã gắn với con người Việt từ ngàn đời qua. Và dù cho cuộc sống có hiện đại, văn minh thì cây lúa cũng sẽ giữ một vị trí quan trọng suốt cả đời về thể chất và tinh thần của người Việt Nam.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 21
Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây thân mềm, ưa bóng râm. Cây lúa phát triển theo các giai đoạn khác nhau, phải qua quá trình chăm bón và tưới tiêu tỉ mỉ, cần mẫn của người nông dân mới có được bông lúa màu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kỳ con gái trông giống như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mơn mởn. Cây lúa dài như những thanh kiếm, thỉnh thoảng có làn gió thổi qua lại như các chiến binh đang vung gươm nghe thật vui tai. Thân lúa mảnh và dài, gồm các lớp vỏ bao dầy bọc vào nhau, như những cánh tay đang ôm để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình diện mạo mới, không phải là màu xanh mướt, trẻ trung đầy sức sống nữa mà lại là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương thật đặc biệt, đó là mùi của tình quê, của chất quê gần gũi, thân quen, của những tấm lòng cần cù, chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ màu vàng, bên trong là hạt cơm trắng ngần, chắc mẩy chỉ nhìn thấy là đã mắt. Hạt lúa trắng ngần đó là tinh túy của mồ hôi, công sức những người lao động mang về để dâng lên hương trời. Vậy cho nên hương lúa bao giờ cũng thế, có mùi thơm, vị ngọt, rất riêng. Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ xen kẽ nhau. Trồng lúa phải qua nhiều công đoạn: khi hạt thóc mọc mầm trở thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày, làm bừa, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa mọc nhánh thành những bông (đang kỳ con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, trừ sâu. Khi lúa làm đòng, trổ bông thì hạt lúa đều hạt và chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt rồi sấy khô và xay thành hạt gạo, bao công sức của mình để có hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Ngoài việc nuôi sống con người thì hạt lúa, hạt gạo cũng gắn bó với đời sống tâm linh của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp. .. Gạo nếp dùng làm bánh chưng và giò là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng và giò cũng gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng mở nước. Lúa nếp non được dùng để làm cốm – một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để làm các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên đán và ngày giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là món ăn phổ biến mỗi ngày. Giống lúa gạo, người Việt có thể làm ra nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bún, phở, cháo. Nếu không có gạo thì quả là khó trong việc sáng tạo ra nền công nghiệp ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngày nay, nước ta đã lai tạo ra gần 30 giống lúa và công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao động cần cù, làm đúng từng bước mới có được một vụ mùa bội thu: từ trồng mạ đến xới mạ, bón phân, tưới, nhổ cỏ vào những ngày đông hoặc mưa bão, khô hạn người dân phải đi lại nhiều lần để bảo vệ và chăm sóc chúng. Trong suốt quá trình cây lúa phát triển, mỗi tuần người nông dân phải ra ngoài đồng ruộng thăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân loại bỏ những ổ sâu bệnh trên lúa và bón phân cho lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng lúa chuyển màu vàng thì người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay khá vất vả và tốn kém nhưng ngày nay nhờ công nghệ phát triển tiến mạnh hơn, người ta thu hoạch bằng máy móc cũng bớt phần cực nhọc cho con người. Từ đời cha ông ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong canh tác được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ kế tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều công đoạn: từ hạt thóc nảy mầm đến cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải bừa, làm đất và bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa mọc nhánh thành từng khóm, người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bệnh. Khi lúa làm đòng, kết hoa thành hạt lúa đều hạt và chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tước hạt, phơi khô rồi xay lấy hạt gạo bao công sức của nông dân mới có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ cho bữa cơm thường nhật của con người mà còn dùng làm chè, đồ xôi, đặc biệt là vào ngày lễ hay Tết, gạo để làm bánh chưng truyền thống và còn làm món quà tặng nhau. Tinh thần những người nông dân đó đã góp phần quan trọng để Việt Nam có vị trí như ngày hôm nay với cây lúa nước hay đất nước ta thường được gọi là Văn Minh Lúa Nước. Cây lúa luôn là những người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có vai trò quan trọng đối với phát triển sản xuất, đem đến cuộc sống ấm no cho chúng ta tạo thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 22
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Đất nước Việt Nam với chiều dài lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đống lúa xanh thẳm trải dài tít tắp tận chân mây như là một nét đặc trưng của đồng quê Việt. Là một đất nước nông nghiệp, mỗi con người nơi thôn quê sinh ra đã gắn bó với cây lúa xanh tươi.
Lúa là tên gọi không biết có từ bao giờ trong từ điển Việt Nam. Là một loài cây lương thực chính, được ươm mầm từ hạt thóc vàng căng mẩy. Để ươm mầm, trước hết người nông dân sẽ tuyển chọn những hạt thóc tốt, đạt tiêu chuẩn để làm giống. Những hạt thóc ấy sẽ được mang đi ngâm nước, ủ lên mầm. Khi từ những vết nứt của vỏ hạt thóc mọc lên những sợi trắng li ti, chúng sẽ được mang gieo xuống lớp bùn sếnh để trở thành những cây mạ xanh non. Giai đoạn ủ mầm thường kéo dài từ năm đến bảy ngày. Đất ruộng để gieo mầm phải được bừa kĩ, đủ nước. Sau khi gieo mầm, mầm sẽ phát triển rất nhanh thành cây mạ non. Trong giai đoạn phát triển nhanh chóng này, người nông dân cần phải cung cấp đủ nước cũng như chất dinh dưỡng để đảm bảo cây mạ phát triển bình thường. Nếu gieo mầm trong thời tiết lạnh giá thì cần phải ủ ấm. Bởi cây mạ sẽ không phát triển được trong điều kiện nhiệt độ quá thấp và gió lớn. Sau khoảng ba tuần thì cây mạ sẽ thực sự sẵn sàng để bước đến giai đoạn tiếp theo. Đó chính là cấy lúa. Cây mạ sẽ được nhổ cả rễ lên, bó thành từng bó nhỏ vừa tay được đem đến một ruộng khác nhiều nước, đất mềm để cấy. Từ đây từ một hạt thóc nhỏ bé, sẽ phát triển lớn dần lên thành một cây lúa thực thụ.
Cây lúa là một loài cây rễ chùm, là dài thon, gân lá song song. Lá có màu xanh mát, khi về già sẽ chuyển dần sang màu vàng. Trung bình, cây lúa sẽ phát triển khoảng ba tháng tính từ thời điểm cấy lúa đến khi thu hoạch. Hạt lúa hay còn gọi là hạt thóc là sản phẩm được người nông dân thu hoạch để phục vụ đời sống. Hạt thóc bên trong có chứa hàm lượng tinh bột cao gọi là gạo. Gạo là sản phẩm cốt lõi và chủ yếu mà người tiêu dùng cần. Gạo dùng để nuôi sống con người, là lương thực chủ yếu không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Ngoài hạt thóc, thân cây lúa có thể được phơi khô dùng làm nhiên liệu đốt cháy, hoặc làm thức ăn cho gia súc chủ yếu là trâu bò. Vỏ hạt thóc cũng được tận dụng như thân cây lúa. Chúng có nhiều xenlulozo nên được người nông dân ưa chuộng.
Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính. Giai đoạn mạ non (cây non) yếu ớt như em bé sơ sinh, run rẩy trước nắng gió của cuộc đời. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của các bác nông dân. Lúa trưởng thành, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to bám chắc vào lớp bùn lầy. Lúa ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Lúa đã đến thì con gái. Những chiếc lá lúa dài xanh mơn mởn dập dìu trong gió. Chẳng mấy chốc đã qua ba tháng nông nhàn, lúa đã làm hạt căng mẩy tròn nặng trĩu. Khắp cánh đồng không còn màu xanh tươi mới mà giờ đây là màu vàng rực rỡ. Những bông lúa đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa, cả đồng quê một màu vàng, ngoài đồng lúa vàng, sân nhà phơi rơm vàng úa, hạt thóc vàng tươi. Thế là đã kết thúc một vụ mùa. Mỗi năm có hai cụ mùa chính. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch, vụ mùa từ tháng sáu đến tháng chín. Cây lúa không chỉ là nguồn cung cấp lương thực, đáp ứng cho mỗi bữa ăn gia đình. Nó còn là nguồn lợi kinh tế, là nguồn xuất khẩu gạo của nước ta. Nước ta tự hào là đất nước có sản lượng xuất khẩu gạo cao nhất nhì thế giới. Những cánh đồng có sản lượng cao như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười… Hiện nay, Việt Nam đã bước dần sang xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước.
Cây lúa là một biểu tượng của đất nước Việt Nam ta. Hình ảnh cây lúa đã in hằn trong tâm trí của những người con xa quê. Không một ai có thể quên thời thơ ấu cùng mẹ đi cấy, đi gặt, cũng không thể quên chiều hè ra triền đê hít hà hương vị của lúa nhú đòng. Những kỉ niệm tuổi thơ thanh bình ấy luôn là niềm tự hào của người dân nơi thôn quê.
Thuyết minh về cây lúa – mẫu 23
“Tôi hát bài ca ngợi ca cây lúa và người trồng lúa cho quê hương. Quê hương ơi, có gì đẹp hơn thế. Đồng lúa hẹn hò những mùa gặt”…(Hát về cây lúa hôm nay – Nhạc sĩ Thụy Vân). Những lời hát ấy được nghệ sĩ Trọng Tấn cất lên tràn đầy niềm tự hào và phấn khởi. Cây lúa đã đi vào âm nhạc một cách tự nhiên như thế. Nó trở thành loài cây gần gũi và có quan hệ mật thiết với đời sống con người.
Chắc hẳn không ai cảm thấy xa lạ khi nhắc đến cây lúa bởi lúa là giống cây trồng đã xuất hiện từ rất lâu đời. Xuất thân từ một nước nông nghiệp nên lúa trở thành cây lương thực không thể thiếu. Trải dọc mảnh đất hình chữ S, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa mênh mông nối tiếp nhau trải dài đến ngút ngàn. Nó không chỉ là cây lương thực chính của nước ta mà còn là cây lương thực chính của các nước ở châu Á. Đây là loại cây thuộc nhóm ngũ cốc, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Chính loài cây này đã giúp nước ta vươn lên vị trí thứ ba về xuất khẩu gạo trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
Lúa là cây một lá mầm, bộ rễ chùm giúp chúng hút được nhiều chất dinh dưỡng trên một diện rộng để nuôi cây. Sống ở đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên lúa ưa sống dưới nước. Nếu thiếu nước, cây lúa sẽ không phát triển được như bình thường, gây thiệt hại về năng suất và sản lượng cho người trồng. Nước được coi là yếu tố hàng đầu trong việc trồng và chăm sóc cây lúa. Chẳng vậy mà nhân dân ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Thân lúa nhỏ, cao khoảng nửa mét. Nó khá mềm vì bên trong hoàn toàn rỗng. Bao bọc xung quanh thân cây là những chiếc lá màu xanh dài và nhọn. Đến một thời điểm nhất định, lúa sẽ ra bông. Những bông lúa có màu trắng sữa mang theo hương thơm thoang thoảng phả vào trong gió làm nên một không gian thanh bình, thơ mộng. Một thời gian sau, những bông lúa trở nên nặng hạt, chúng rủ xuống và có lớp vỏ ngoài màu vàng, hạt gạo bên trong màu trắng. Người nông dân bắt đầu quá trình thu hoạch lúa. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà họ mong chờ nhất vì được nhận những thành quả do bàn tay mình làm ra.
Để có được mùa màng bội thu, người nông dân phải có quá trình trồng trọt, chăm sóc lúa vô cùng cẩn thận, kĩ càng. Trước tiên, chúng ta phải chọn những loại lúa giống tốt, cho năng suất cao rồi mang ngâm trong nước và ủ đến khi hạt nảy mầm. Tiếp đến là công đoạn ném mạ, đất dùng để ném mạ là đất đã được trộn các loại phân đảm bảo cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Sau khoảng 15 – 20 ngày, người ta nhổ những cây mạ mang đi cấy ở ruộng đã cày bừa, có sẵn nước. Trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa, người ta thường bón phân, phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh. Khi những bông lúa chuyển sang màu vàng cũng là lúc người nông dân thu hoạch lúa về nhà.
Lúa giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Những hạt gạo dẻo thơm là nguồn thức ăn chính của mỗi chúng ta. Không chỉ nấu được cơm, gạo còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xôi, cháo, bún, sữa gạo hay các loại bánh như bánh tẻ, bánh rán, bánh mật, bánh chưng,… Đồng thời cũng góp phần tạo nên một nền ẩm thực truyền thống, đa dạng nhưng vẫn đậm đà bản sắc Việt Nam. Ngoài ra, lúa gạo còn là thức ăn cho các loài vật nuôi như gà, lợn,… Lúa trở thành mặt hàng buôn bán và xuất khẩu sang nước ngoài đem lại cho nước ta nguồn lợi nhuận không nhỏ. Vì vậy, nền kinh tế của nước ta cũng được cải thiện. Nhiều năm qua, Việt Nam luôn giữ vị trí top đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này khiến mỗi người dân Việt Nam vô cùng tự hào. Chúng ta đã từng biết đến Lang Liêu dùng gạo để làm thành bánh chưng, bánh giầy dâng lên tổ tiên. Chúng ta cũng từng biết đến những câu thơ của Nguyễn Đình Thi viết về cánh đồng lúa:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Như vậy, cây lúa đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng cho biết bao người nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau như văn học, âm nhạc, hội họa. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhắc tới Việt Nam mà không nhắc tới cây lúa. Cây lúa đã gắn bó mật thiết với nhân dân ta từ bao đời nay và trở thành nét đặc trưng riêng góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn