Phản ứng tráng gương của glucose | C6H12O6 ra Ag

Phản ứng tráng gương của glucose | C6H12O6 ra Ag – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-Phản ứng tráng gương của glucose | C6H12O6 ra Ag

Phản ứng tráng gương của glucose | C6H12O6 ra Ag

Phương trình Phản ứng tráng gương của glucose (C6H12O6 ra Ag) thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Li có lời giải, mời các bạn đón xem:

Phản ứng tráng gương của glucose

1. Phản ứng tráng gương của glucose

HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →to HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Hoặc có thể viết đơn giản:

C6H12O6 + Ag2O →to C6H12O7 + 2Ag

2. Vai trò các chất trong phản ứng tráng gương của glucose

AgNO3: Chất oxi hoá;

glucose: Chất khử.

3. Cách tiến hành phản ứng tráng gương của glucose

Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1 ml dung dịch glucose 1%. Đun nóng nhẹ.

4. Hiện tượng của phản ứng tráng gương của glucose

Thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

Giải thích:

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hoá glucose tạo thành muối amoni gluconat và bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.

5. Mở rộng kiến thức về glucose

5.1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

glucose là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía.

– glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ,… và nhất là trong quả chín. Đặc biệt glucose có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho.

– Trong mật ong có nhiều glucose (khoảng 30%). glucose cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucose, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).

5.2. Cấu tạo phân tử

glucose có công thức phân tử là C6H12O6. Để xác định cấu tạo của glucose người ta căn cứ vào các thí nghiệm sau:

– glucose có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.
– glucose tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucose có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.
– glucose tạo ester chứa 5 gốc CH3COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH.

Xem thêm  Cách giải phương trình trùng phương lớp 9 (cực hay, có đáp án)

– Khử hoàn toàn glucose thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucose tạo thành một mạch không nhánh.
glucose là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit và ancol 5 chức. Công thức cấu tạo dạng mạch hở như sau:

CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O

Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO

– Trong thực tế, glucose tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α – glucose và β – glucose.

5.3. Tính chất hóa học

glucose có các tính chất của anđehit đơn chức và ancol đa chức (poli ancol).

a. Tính chất của ancol đa chức

– Tác dụng với Cu(OH)2

Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucose hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng- glucose có màu xanh lam:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

phức đồng – glucose

→ Phản ứng này chứng minh glucose có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.

– Phản ứng tạo ester

glucose có thể tạo ester chứa 5 gốc acetic acid trong phân tử khi tham gia phản ứng với anhiđrit axetic, có mặt piriđin.

CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH

→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucose có 5 nhóm OH.

b. Tính chất của anđehit

– Oxi hóa glucose bằng dung dịch AgNO3/ NH3 (phản ứng tráng bạc).

Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa glucose tạo thành muối amoni gluconat và bạc kim loại:

HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →to HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

– Oxi hóa glucose bằng Cu(OH)2

Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hoá glucose tạo thành muối natri gluconat, đồng(I) oxit và nước.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH →to CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O (↓ đỏ gạch) + 3H2O

– Chú ý: glucose có thể làm mất màu dung dịch brom:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2+ H2O → CH2OH[CHOH]4COOH+ 2HBr

Khử glucose bằng hiđro

Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucose đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:

CH2OH[CHOH]4CHO + H2 →Ni, to CH2OH[CHOH]4CH2OH

Sobitol

c. Phản ứng lên men

Khi có enzim xúc tác, glucose trong dung dịch bị lên men cho ethyl alcohol và khí carbonic :

Xem thêm  Top 100 Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa (hay nhất)

C6H12O6 →enzim,30−35oC 2C2H5OH + 2CO2

5.4. Điều chế, ứng dụng

a. Điều chế

Trong công nghiệp, glucose được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim.

(C6H10O5)n + nH2O →to,H+ nC6H12O6

Ngoài ra cũng thủy phân Cellulose (trong vỏ bào, mùn cưa, … nhờ xúc tác HCl đặc) thành glucose để làm nguyên liệu sản xuất ethyl alcohol.

b. Ứngdụng

– glucose là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.

– Trong công nghiệp. glucose được chuyển hóa từ saccharose để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ethyl alcohol từ các nguyên liệu có tinh bột và Cellulose.

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1:Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:

A.Cho acetylene tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

B.Cho formic aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

C.Cho formic acid tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

D.Cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Để chế tạo ruột phích người ta thường cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH →to CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O

Câu 2: Cho 50 ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucose đã dùng là

A. 0,20M.

B. 0,01M.

C. 0,02M.

D. 0,10 M.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nAg=0,02 mol ⇒nglucozo=12nAg=0,01 mol CM (glucozo)=0,010,05=0,2 M

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sobitol.

B. Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.

C. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.

D. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của anđehit.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Xem thêm  Bring in là gì

Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là amoni gluconat

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thành glucose. Cho toàn bộ glucose tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 30,24 gam Ag. Giá trị của m là

A. 45,36.

B. 50,40.

C. 22,68.

D. 25,20.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nAg=0,28 mol⇒nglucozo=12nAg=0,14 mol

ntinh bột= nglucose=0,14 mol

mtinh bột = 0,14.162=22,68 gam

Câu 5: Phản ứng nào không thể hiện tính khử của glucose?

A. Phản ứng tráng gương glucose.

B. Cho glucose cộng H2 (Ni, to).

C. Cho glucose cháy hoàn toàn trong oxi dư.

D. Cho glucose tác dụng với nước brôm.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phản ứng cộng H2 (Ni,to) của glucose là phản ứng thể hiện tính oxi hóa của glucose → phản ứng này sinh ra sobitol.

Câu 6: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucose với lượng dư AgNO3/NH3đến khi phản ứng hoàn toàn dược 10,8 gam Ag. Giá trị củam là?

A.16,2 gam

B.9 gam

C.18 gam

D.10,8 gam

Hướng dẫn giải :

Đáp án là B

nAg=0,1 mol⇒nglucozo=0,05 mol⇒mglucozo=0,05.180=9 gam

Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. Cellulose

B. tinh bột

C. saccharose

D. fructose

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Trong môi trường bazơ, fructose có thể chuyển hóa thành glucose và tham gia được phản ứng tráng bạc .

fructose ⇄OH− glucose →+AgNO3/NH3, toAmoni gluconat + 2Ag↓

Câu 8: Chất nào sau đây chiếm khoảng 30% trong mật ong?

A. saccharose

B. fructose

C. glucose

D. maltose

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Trong mật ong thì glucose chiếm khoảng 30%.

Câu 9: Cho lên men 45 gam glucose để điều chế ethyl alcohol, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48

B. 11,20

C. 8,96

D. 5,60

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

C6H12O6 →len men2CO2 + 2C2H5OH

nglucose = 0,25 mol

⇒nCO2=0,25.2.80%=0,4 mol

⇒VCO2=8,96lít

Câu 10: Lên men glucose thành ethyl alcohol. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucose cần dùng là

A. 45,00 gam.

B. 36,00 gam.

C. 56,25 gam.

D. 112,50 gam.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

C6H12O6 →30−350Cenzim 2C2H5OH + 2CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

n↓=nCaCO3=50100=0,5 mol

→nC6H12O6=12nCaCO3=0,25 mol→mC6H12O6=0,25.180=45g

Hiệu suất phản ứng là 80% → mC6H12O6cần dùng=45.10080=56,25 g

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *