Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều – Trọn bộ 1300 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp bạn ôn trắc nghiệm Lịch Sử 12.-Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4.

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4 (sách mới)




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (sách cũ)

Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của nước nào ?

A. Anh.          B. Mĩ.

C. Hà Lan          D. Pháp

Đáp án: C

Giải thích: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan.

Câu 2. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

A. Việt Nam, Philippin, Lào.       B. Philippin, Lào, Việt Nam.

C. Inđonêxia, Việt Nam, Lào.       D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, ba nước Inđonêxia, Việt Nam, Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập.

Câu 3. Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ?

A. Việt Nam       B. Inđônêxia.

C. Thái Lan       D. Campuchia

Đáp án: C

Giải thích: Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ.

Câu 4. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Việt Nam       B. Malaixia.

C. Miến Điện.       D. Inđônêxia.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập, trong đó Inđônêxia tuyên bố sớm nhất (17/8), sau đó đến Việt Nam (2/9) vào Lào (12/10).

Câu 5. Trước năm 1959, Xingapo là thuộc địa của

A. Pháp          B. Mĩ

C. Hà Lan          D. Anh

Đáp án: D

Giải thích: Trước năm 1959, Xingapo là thuộc địa của Anh.

Câu 6. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhân cơ hội nào trong năm 1945 để đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc?

A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

B. Liên Xô truy kích quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

C. Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Quân Đồng minh tiến hành giải giáp phát xít Nhật.

Đáp án: A

Giải thích: Giữa tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương ?

A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.

B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.

D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương nhằm thiết lập lại chế độ cai trị đối với khu vực này.

Câu 8. Trước năm 1984, Brunây là :

A. một nước trong Liên bang Inđônêxia.

Xem thêm  Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

B. một thuộc địa của thực dân Anh.

C. một nước trong Liên bang Malaixia.

D. một thuộc địa của thực dân Hà Lan.

Đáp án: B

Giải thích: Trước năm 1984, Brunây là một thuộc địa của thực dân Anh.

Câu 9. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 – 1975) dưới sự lãnh đạo của :

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Cộng sản Lào.

C. Đảng Nhân dân Lào.

D. Đảng Dân chủ Nhân dân Lào.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 – 1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (đến năm 1972 đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).

Câu 10. Ngày 12/10/1945 gắn liền với sự kiện nào của lịch sử Lào ?

A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

B. Lào bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Lào.

C. Thực dân Pháp công nhận nền độc lập của Lào.

D. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

Câu 11. Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội Việt Nam tiến hành các chiến dịch nào ?

A. Chiến dịch Tây Bắc.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

C. Chiến dịch Hòa Bình.

D. Chiến dịch Thượng Lào.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội Việt Nam tiến hành chiến dịch Thượng Lào.

Câu 12. Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng Cộng sản Campuchia.

B. Đảng Cộng sản Campuchia, sau đó là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, sau đó là Đảng Cộng sản Campuchia.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Câu 13. Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (1953) là

A. Xihanúc.

B. Lon Nol.

C. XupHanuvông.

D. Nôrôđôm.

Đáp án: A

Giải thích: Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (1953) là Quốc vương Xihanúc.

Câu 14. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Campuchia trong những năm 1954 – 1970?

A. Là một nước lệ thuộc Pháp.

B. Là một nước trung lập.

C. Là một nước lệ thuộc phương Tây.

D. Là một thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Trong những năm 1954 – 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào,… Do đó trong giai đoạn này Campuchia là một nước trung lập.

Câu 15. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Campuchia trong những năm 1979 – 1989?

A. Tập đoàn Khơme Đỏ tiến hành chính sách diệt chủng tàn bạo, tàn sát hàng triệu người dân vô tội

B. Đất nước dần ổn định, kinh tế phát triển, quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh.

C. Campuchia đẩy mạnh tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng chính phủ thống nhất.

D. Diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia với các phe phái đối lập, chủ yếu là Khơme Đỏ.

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1979 – 1989, ở Campuchia diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme Đỏ.

Xem thêm  Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O | Mg(OH)2 ra MgCl2 | HCl ra MgCl2

Câu 16. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1954- 1975.       B. 1954- 1979.

C. 1954-1970.       D. 1970- 1975.

Đáp án: D

Giải thích: Tháng 3/1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Nhân dân Campuchia từ đây sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành kháng chiến chống Mĩ và giành thắng lợi năm 1975.

Câu 17. Những nước thành viên sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm

A. Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Mianma, Malaixia.

B. Mĩanma, Philípin, Xingapo, Malaixia, Brunây.

C. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.

D. Brunây, Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Mianma.

Đáp án: C

Giải thích: Những nước thành viên sáng lập tổ chức ASEAN bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.

Câu 18. Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào ?

A. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. Chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.

D. Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

Câu 19. Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược

A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

C. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

D. công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (Chiến lược kinh tế hướng ngoại).

Câu 20. Hiến pháp 1993 của Campuchia đã khẳng định nước này theo loại hình thể chế

A. quân chủ chuyên chế       B. cộng hoà

C. quân chủ lập hiến       D. độc tài

Đáp án: C

Giải thích: Hiến pháp 1993 của Campuchia đã khẳng định nước này theo loại hình thể chế quân chủ lập hiến.

Câu 21. Hiệp định hoà bình về Campuchia kí kết ngày 23/10/1991 là :

A. kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêngxari.

B. kết quả của phong trào dân tộc nhằm gạt bỏ vai trò ảnh hưởng của các nước tư bản phương Tây ở Campuchia.

C. kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân mới của Mĩ ở Campuchia.

D. kết quả của quá trình hoà hợp, hoà giải dân tộc ở Campuchia với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Đáp án: D

Giải thích: Hiệp định hòa bình về Campuchia kí kết ngày 23/10/1991 là kết quả của quá trình hoà hợp, hoà giải dân tộc ở Campuchia với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Câu 22. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh đòi độc lập.

B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.

C. Hình thành các tổ chức hợp tác trong khu vực.

D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đáp án: D

Giải thích: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

Câu 23. Nước nào hiện nay đang là quan sát viên của tổ chức ASEAN ?

A. Đông Timo       B. Mianma

C. Trung Quốc       D. Nhật Bản

Đáp án: A

Giải thích: Đông Timo hiện nay đang quan sát viên của tổ chức ASEAN.

Câu 24. Hiện nay ASEAN có bao nhiêu thành viên?

A. 5 thành viên.

Xem thêm  Cuộc chia tay của những con búp bê (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

B. 7 thành viên.

C. 9 thành viên.

D. 10 thành viên.

Đáp án: D

Giải thích: Hiện nay ASEAN có 10 thành viên trong khu vực.

Câu 25. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?

A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

B. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.

C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.

D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế – chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

Câu 26. ASEAN + 3 là cơ chế hợp tác giữa ASEAN với 3 quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Mĩ, Anh.

B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

C. Anh, Pháp, Đức.

D. Nga, Mĩ, Anh.

=> Đáp án đúng là: B

Giải thích: ASEAN + 3 là cơ chế hợp tác giữa ASEAN với 3 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là một trong những “chìa khóa” để xây dựng một Cộng đồng Đông Á vững mạnh, yếu tố quan trọng để thúc đẩy hòa bình bền vững và thịnh vượng chung trong khu vực.

Câu 27. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân nhằm thu hồi chủ quyền dân tộc đối với các vùng lãnh thổ.

B. Toàn Đông Nam Á đang gặp khó khăn lớn trong công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh.

C. Sự hình thành nhiều tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới, đặc biệt là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu.

D. Các cường quốc bên ngoài chấm dứt chính sách can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án: C

Giải thích: Trong bối cảnh trên thế giới có nhiều tổ chức hợp tác khu vực được hình thành và phát triển, đặc biệt là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước thành viên sáng lập ra tổ chức ASEAN để liên kết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 28. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Xingapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì tương đồng?

A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950.

B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước.

C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước.

D. Cách mạng thắng lợi từng bước : từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Xingapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều giành thắng lợi theo từng bước: từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.

Câu 29. Những nước nào dưới đây không tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương (1954 – 1975) ?

A. Philippin, Malaixia.

B. Thái Lan, Inđônêxia.

C. Inđônêxia, Ấn Độ.

D. Ấn Độ, Hàn Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Inđônêxia và Ấn Độ là những nước không tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương (1954 – 1975).

Câu 30. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống thực dân

A. Anh.

B. Hà Lan.

C. Pháp.

D. Bồ Đào Nha.

Đáp án: A

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *