Thế nào là hiđroxit lưỡng tính – Hóa học lớp 11 – Tổng hợp công thức, định nghĩa, câu hỏi ôn tập Hóa học lớp 11 giúp học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết quan trọng, thường gặp để học tốt môn Hóa học lớp 11 hơn.-Thế nào là hiđroxit lưỡng tính – Hóa học lớp 11
Thế nào là hiđroxit lưỡng tính – Hóa học lớp 11
Với bài Thế nào là hiđroxit lưỡng tính sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Hóa học lớp 11 giúp học sinh học tốt môn Hóa học 11.
Thế nào là hiđroxit lưỡng tính
Câu hỏi: Thế nào là hiđroxit lưỡng tính? Viết phương trình điện li của các hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2; Al(OH)3; Sn(OH)2; Pb(OH)2?
Trả lời:
– Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
– Phương trình điện li của các hiđroxit lưỡng tính: Zn(OH)2; Al(OH)3; Sn(OH)2; Pb(OH)2
+ Zn(OH)2:
Sự phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 ⇄ Zn2+ + 2OH–
Sự phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 ⇄ ZnO22- + 2H+
+ Al(OH)3
Sự phân li theo kiểu bazơ: Al(OH)3 ⇄ Al3+ + 3OH–
Sự phân li theo kiểu axit: Al(OH)3 ⇄ AlO2– + H3O+
(Khi H+.H2O được viết dưới dạng H3O+)
Hoặc có thể viết: Al(OH)3 ⇄ AlO2– + H2O + H+
+ Sn(OH)2:
Sự phân li theo kiểu bazơ: Sn(OH)2 ⇄ Sn2+ + 2OH–
Sự phân li theo kiểu axit: Sn(OH)2 ⇄ SnO22- + 2H+
+ Pb(OH)2:
Sự phân li theo kiểu bazơ: Pb(OH)2 ⇄ Pb2+ + 2OH–
Sự phân li theo kiểu axit: Pb(OH)2 ⇄ PbO22- + 2H+
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Hóa học lớp 11 hay và chi tiết khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn