Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật – Sinh học 12 – Tài liệu Chuyên đề Sinh học lớp 12 năm 2021 đầy đủ lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học 12 có đáp án giúp bạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học đạt kết quả cao.-Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật



Quần xã sinh vật là gì ? Đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật

I. Quần xã

– Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

– Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất  quần xã có cấu trúc ổn định

II. Các đặc trưng cơ bản của quần xã

   1. Đặc trưng về thành phần loài

   Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng

– Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.

Xem thêm  500 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều (có đáp án) | Trắc nghiệm Sinh 12

– Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.

– Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

   2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

– Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.

– Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã

   1. Các mối quan hệ sinh thái

   Trong quá trình chung sống giữa các loài trong quần xã tồn tại 2 mối quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng

– Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh

– Quan hệ đối kháng: cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác

   2. Khống chế sinh học

– Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do các mối quan hệ với các loài khác trong quần xã

Xem thêm kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học lớp 12 có đáp án hay khác:

Xem thêm  Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì? Cơ chế phát sinh, hậu quả, ý nghĩa

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


chuyen-de-quan-xa-sinh-vat.jsp


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *