Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết) – Tổng hợp Công thức Toán lớp 6 chương trình mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán.-Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 6
nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành từ đó học tốt môn Toán lớp 6.

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

1. Công thức

Cho hình bình hành ABCD có các cạnh lần lượt là AB = CD = a; BC = AD = b, đường cao AH = h.

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

– Chu vi hình bình hành là tổng độ dài các cạnh xung quanh hình bình hành, kí hiệu:

C = 2 . (a + b) (đơn vị độ dài)

– Diện tích hình bình hành: S = a . h (đơn vị diện tích)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho một mảnh giấy hình bình hành như hình vẽ:

Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 6 (hay, chi tiết)

a) Tính chu vi mảnh giấy?

b) Tính diện tích mảnh giấy?

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi của mảnh giấy hình bình hành là:

2 . (15 + 7) = 44 (cm).

b) Diện tích của mảnh giấy hình bình hành là:

Xem thêm  Nguồn âm là gì? Lấy ví dụ về nguồn âm

15 . 5 = 75 (cm2).

Vậy chu vi của mảnh giấy là 44cm và diện tích của mảnh giấy là 75cm2.

Ví dụ 2. Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 59 độ dài đáy.

Hướng dẫn giải:

Chiều cao hình bình hành là:

18 . 59 = 10 (cm).

Diện tích hình bình hành là:

10 . 18 =180 (cm2).

Vậy diện tích hình bình hành là 180 cm2.

Ví dụ 3. Chu vi hình bình hành bằng 48 cm. Tính độ dài các cạnh của hình bình hành biết độ dài cạnh dài hơn độ dài cạnh ngắn 4 cm.

Hướng dẫn giải:

Nửa chu vi hình bình hành là:

48 : 2 = 24 (cm).

Độ dài cạnh dài của hình bình hành là:

(24 + 4) : 2 = 14 (cm).

Độ dài cạnh ngắn của hình bình hành là:

14 – 4 = 10 (cm).

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là AB = 6 cm, BC = 8 cm và chiều cao AH = 3 cm.

Bài 2. Một hình bình hành có độ dài đáy là 24 cm, chiều cao bằng 14độ dài đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Bài 3. Một khu vườn dạng hình bình hành có chiều cao là 444m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Tính diện tích của khu vườn đó.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy dài là 32,5m, chiều cao bằng 35 cạnh đáy. Trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông đất thu hoạch được 2,4 kg rau. Hỏi trên miếng đất đó thu hoạch được tất cả là bao nhiêu ki-lô-gam rau ?

Xem thêm  Dòng điện là gì

Bài 5.Cho hình bình hành có chu vi là 480 cm, có độ dài cạnh đáy gấp 5 lần cạnh kia. Tính chiều dài các cạnh của hình bình hành đó?

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *