Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí (hay, chi tiết)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí (hay, chi tiết) – Tổng hợp và hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng địa lí như vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đọc Atlat giúp bạn đạt điểm cao bài thi môn Địa Lí.-Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí (hay, chi tiết)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí (hay, chi tiết)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí (hay, chi tiết)

Tải xuống

1. Dấu hiệu nhận biết

Khả năng thể hiện : Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau

Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện các cụm từ: cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu.

+ Mốc năm: >= 4 năm.

+ Chọn vẽ biểu đồ miền: Nhiều năm, ít thành phần.

Một số dạng biểu đồ miền thường gặp : Biểu đồ miền chồng nối tiếp, miền chồng từ gốc tọa độ

2. Cách vẽ biểu đồ miền

Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

– Phân tích và xử lí số liệu.

– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

– Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

Bước 2 : Vẽ biểu đồ

– Xây dựng hình chữ nhật hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).

– Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau (0, 10, 20,… 100 hoặc 0, 20, 40,…,100).

– Năm đầu tiên và năm cuối cùng chính là trục tung 2 bên.

– Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.

– Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

– Ghi số liệu ở giữa của miền (không giống cách ghi như biểu đồ đường).

– Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này rất ít).

Xem thêm  Người lái đò sông Đà - Ngữ văn lớp 12

Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác.

Trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… cần phải xử lý % trước khi vẽ.

3. Cách nhận xét biểu đồ miền

– Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.

– Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu tố c (mức chênh lệch).

– Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?

– Kết luận và giải thích.

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ miền

– Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên hình vuông, thiếu số 0 ở gốc tọa độ.

+ Chia sai khoảng cách năm ở trục hoành, sai tỉ lệ ở trục tung.

+ Chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng, thiếu đơn vị.

+ Viết chú giải trong biểu đồ, không lấp đầy hình chữ nhật.

– Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

5. Một số bài tập minh họa về biểu đồ miền

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 (Đơn vị: %)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Nhìn chung, diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự chuyển dịch.

– Năm 2016, lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất (39,6%), tiếp đến là lúa thu và thu đông (36,0%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất lá lúa mùa (24,4%).

– Cơ cấu diện tích các loại lúa có sự thay đổi:

+ Lúa đông xuân giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng không ổn định (2005 – 2010 và 2013 – 2016 tăng; 2010 – 2013 giảm).

+ Lúa hè thu và thu đông tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 3,9%.

+ Lúa mùa giảm liên tục qua các năm và giảm 3,4%.

* Giải thích

– Diện tích lúa thu và thu đông tăng là do việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và có nhiều giống mới đưa vào thử nghiệm cho năng suất cao.

Xem thêm  Soạn bài Sự phát triển của từ vựng

– Diện tích lúa mùa và lúa đông xuân giảm là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trồng các loại hoa màu khác cho năng suất cao hơn), ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (nguồn nước, các yếu tố khí hậu,…).

Bài tập 2 : Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: Nghìn tấn)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?

b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x 100%.

– Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: %)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

(Nguồn : Tổng cục thống kê )

* Vẽ biểu đồ

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi nhưng không lớn.

– Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu.

+ Tỉ trọng hàng xuất khẩu tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 giảm; 2013 – 2015 tăng).

+ Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và giảm 3,8%.

+ Tỉ trọng hàng nội địa tăng nhẹ (3,5%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 tăng; 2013 – 2015 giảm).

– Khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa đều tăng lên liên tục: hàng xuất khẩu tăng thêm 6200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng thêm 8563 nghìn tấn và hàng nội địa tăng 9581 nghìn tấn.

– Hàng nội địa tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).

* Giải thích

– Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng nhanh.

– Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nền tỉ trọng giảm ⇒ Xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hạn chế hàng nhập khẩu, chủ động sản xuất các mặt hàng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập nền kinh tê khu vực và trên thế giới.

Xem thêm  Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột Địa Lí (hay, chi tiết)

Bài tập 3 : Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN,

GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 (Đơn vị: Nghìn người)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng dân số = Dân số từng loại / Tổng dân số x 100%.

– Áp dụng công thức, ta tính được bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN,

GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 (Đơn vị: %)

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

* Vẽ biểu đồ

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền Địa Lí hay, chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo các năm. Tỉ trọng dân nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (2018: 64,3% so với 35,7%).

– Dân số thành thị tăng thêm 6176,4 nghìn người; dân số nông thôn tăng thêm 2141,5 nghìn người. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn (123,3% so với 103,5%).

– Tỉ trọng dân thành thị và nông thôn có sự chuyển dịch:

+ Dân thành thị tăng liên tục và tăng thêm 5,2%.

+ Dân nông thôn giảm liên tục và giảm đi 5,2%.

* Giải thích

– Dân cư nước ta tăng là do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ còn nhiều.

– Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhiều lao động từ nông thôn di cư vào các khu vực thành thị tìm việc làm, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,…

– Dân số nông thôn luôn nhiều hơn dân thành thị nhưng tỉ trọng dân nông thôn giảm là do dân nông thôn tăng chậm hơn dân thành thị và một phần lớn dân nông thôn di chuyển vào thành thị.

Tải xuống

Xem thêm các bài viết giúp rèn luyện kỹ năng địa lí cực hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *