5+ Mở bài Đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập (hay, ngắn gọn)

5+ Mở bài Đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập (hay, ngắn gọn) – Tổng hợp các cách mở bài Văn lớp 12 cực hay, ngắn gọn của các bài phân tích, cảm nhận tác phẩm, nghị luận Ngữ văn 12 giúp bạn viết văn hay hơn.-5+ Mở bài Đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập (hay, ngắn gọn)

5+ Mở bài Đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập (hay, ngắn gọn)

Đề bài: Phân tích phần mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

5+ Mở bài Đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập (hay, ngắn gọn)

Mở bài Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập – mẫu 1

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2-9-1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kỉến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Bản “Tuyên ngôn Độc lập”, do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.

Mở bài Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập – mẫu 2

“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son chói lọi đánh dấu sự kiện nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập, tự do. Đoạn mở đầu tác phẩm đã thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

Xem thêm  Công thức về tính chất trọng tâm của tam giác lớp 7 (hay, chi tiết)

Mở bài Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập – mẫu 3

“Nắng Ba Đình mùa thu

Thắm vàng trên Lăng Bác

Vẫn trong vắt bầu trời

Ngày Tuyên ngôn Độc lập.”

Mỗi lần đọc bài thơ “Nắng Ba Đình”, lòng tôi lại nao nao xúc động nhớ những thước phim tài liệu về ngày Quốc khánh 2/9/1945 – ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử của dân tộc ta. Tôi chợt bắt gặp một vầng trán cao rộng, một ánh mắt nheo cười, Bác Hồ đang bước lên lễ đài cùng với giọng nói ấm áp, thân mật: “Hỡi đồng bào cả nước!”. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Người là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Đặc biệt đoạn mở đầu tác phẩm đã thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

Mở bài Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập – mẫu 4

Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ đời sau những kiệt tác văn học. Phần lớn thơ ca của Người là để ca ngợi thiên nhiên hoặc kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên kháng chiến. Nổi bật hơn cả là áng văn nghị luận “Tuyên ngôn Độc lập”, một văn kiện mang tính lịch sử, chính thức khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Được đánh giá là sự chuẩn mực của thể loại nghị luận, ngay từ đầu tác phẩm, Hồ Chí Minh đã viết rất cao tay, vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Xem thêm  5+ Dàn ý Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương (siêu hay)

Mở bài Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn Độc lập – mẫu 5

“Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như là mẫu mực của loại văn nghị luận. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn mở đầu được viết rất cao tay: vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *