Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị) – Loạt bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 giới thiệu về tác giả, nội dung bài thơ, nội dung tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp bạn thêm yêu thích Văn 10 hơn.-Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

Đoạn trích: Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) – Ngữ văn lớp 10

Bài giảng: Trao duyên – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)
Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)
Trao duyên (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

Xem thêm: Tác giả Nguyễn Du

1. Vị trí đoạn trích

    Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

– Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

– Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

3. Giá trị nội dung

    Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến

4. Giá trị nghệ thuật

    Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.

Xem thêm  Bài thơ Viếng lăng Bác - Tác giả tác phẩm (mới 2024)

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”

– Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

II. Thân bài

    1. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu đầu)

        a) Hai câu đầu: Lời nhờ cậy

– Lạy: trang nghiêm, hệ trọng

– Thưa: kính cẩn, trang trọng với bề trên hoặc người lớn tuổi hơn mình

        → Không khí trao duyên trang trọng, thiêng liêng.

        → Sự việc bất ngờ, phi lý mà lại hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ, thấy được sự nhạy cảm, tinh tế và khôn khéo của Thúy Kiều.

        b) Mười câu còn lại: Lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều

– Cảnh ngộ của Thúy Kiều:

    + “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.

    + “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình nàng.

    + Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: Lựa chọn giữa hiếu và tình.

    + “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim-Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở đó → cách nói nhún nhường, trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt thòi của em.

    + “mặc em”: phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.

– Thúy Kiều kể vắn tắt mối tình với Kim Trọng

    + Khi gặp chàng Kim

    + Khi ngày quạt ước

    + Khi đêm chén thề

        → Mối tình còn giang dở, lời hẹn ước của Thúy Kiều với Kim Trọng vẫn còn đó

– Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân

    + “ngày xuân”: Thúy Vân còn trẻ, còn có tương lai.

Xem thêm  Tiếng Anh 12 Unit 1: Life stories we admire - Global Success

    + “xót tình máu mủ”: Tình chị em, tình ruột thịt thiêng liêng.

    + “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: Nàng tưởng tượng đến cái chết của mình để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.

        → Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa

        ⇒ 12 câu thơ đầu là lời nhờ cậy, giãi bày, thuyết phục của Thúy Kiều với Thúy Vân trước một sự việc hệ trọng mà nàng sắp thực hiện.

    2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò em (14 câu tiếp theo)

        a) Sáu câu thơ đầu: Kiều trao kỉ vật cho em

– Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền

        → Những kỉ vật thiêng liêng, quan trọng đối với Thúy Kiều và Kim Trọng

– Cách sử dụng từ ngữ: Duyên nàu thì giữ, vật này của chung

    + Duyên này: tình riêng của Kiều với Kim Trọng

    + Vật này của chung: của kim,Kiều và của cả Vân nữa

    + Của tin: những kỉ vật gắn bó, chứng giám cho tình yêu của Kim, Kiều

        → Sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều

        b) Tám câu còn lại: Lời dặn dò của Thúy Kiều

– Từ ngữ mang tính giả đinh: mai này, dù có

        → Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai

– Hình ảnh: lò hương, ngọn cỏ, lá cấy, hiu hiu gió, hồn, thân bồ liễu, đền nghì trúc mai, dạ đài, giọt nước, người thác oan

        → Gợi ra cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị

Xem thêm  Đồng chí (Tác giả Tác phẩm - sách mới)

– Nhịp điệu: chậm rãi, nhịp nhàng, thiết tha, tức tưởi như tiếng khóc não nùng, cố nén lại để không bật lên thành lời

        → Sự dằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng đến tột cùng của Kiều

        ⇒ 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

    3. Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm (còn lại)

– Sử dụng các thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người: trâm gãy gương tan, hoa trôi lỡ làng, phận bạc như vôi

– Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại gợi nên nỗi đau của Kiều ở hiện tại

– Nghệ thuật độc thoại nội tâm: Lời nói hướng đến Kim Trọng(người vắng mặt) nhưng lại là tự dằn vặt, dày vò chính mình

        → Tâm trạng của Thúy Kiều: vật vã, đau đớn rồi ngất đi trong tiếng kêu thảng thốt, ai oán.

        ⇒ Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

– Cảm nhận của bản thân: là đoạn trích giàu cảm xúc, cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều và tài năng của Nguyễn Du.

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

tac-gia-tac-pham-lop-10.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *