Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều – Tóm tắt lý thuyết Toán 11 Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 11.-Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Với tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp sách Cánh diều hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 11.

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Lý thuyết Hình lăng trụ và hình hộp

1. Hình lăng trụ

1.1. Định nghĩa

Hình gồm hai đa giác A1A2…An, A1’A2’…An’ và các hình bình hành A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ được gọi là hình lăng trụ, kí hiệu là A1A2…An.A1’A2’…An’.

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Chú ý: Nếu đáy của lăng trụ là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,… thì hình lăng trụ tương ứng gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ ngũ giác (Hình 19),…

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Trong hình lăng trụ A1A2…An.A1’A2’…An’:

– Hai đa giác A1A2…An và A1’A2’…An’ gọi là hai mặt đáy;

– Các hình bình hành A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ gọi là các mặt bên;

– Các cạnh của hai mặt đáy gọi là các cạnh đáy;

– Các đoạn thẳng A1A1’, A2A2’, …, AnAn’ gọi là các cạnh bên;

– Các đỉnh của hai mặt đáy gọi là các đỉnh của hình lăng trụ.

1.2. Tính chất

Hình lăng trụ có:

⦁ Các cạnh bên song song và bằng nhau.

⦁ Các mặt bên là các hình bình hành.

⦁ Hai mặt đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.

Ví dụ 1. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi G, G’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, A’B’C’. Lấy điểm M trên cạnh AC sao cho AM = 2MC. Chứng minh:

Xem thêm  Chị em Thúy Kiều - Tác giả tác phẩm (mới 2024)

a) GM // (BCC’B’).

b) (GG’M) // (BCC’B’).

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

a) Gọi I là trung điểm BC.

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên AGAI=23.

Lại có AM = 2MC, suy ra AMAC=23.

Khi đó AGAI=AMAC.

Áp dụng định lí Thales đảo, ta được GM // BC.

Suy ra GM // (BCC’B’)   (1)

b) Ta có G, G’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, A’B’C’ bằng nhau

Suy ra AG = A’G’ và AG // A’G’.

Do đó tứ giác AGG’A’ là hình bình hành.

Vì vậy AA’ // GG’.

Mà AA’ // BB’ (do ABB’A’ là hình bình hành).

Suy ra GG’ // BB’.

Do đó GG’ // (BCC’B’)    (2)

Trong (GG’M): GM ∩ GG’ = G   (3)

Từ (1), (2), (3), ta thu được (GG’M) // (BCC’B’).

2. Hình hộp

2.1. Định nghĩa

Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành.

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Trong mỗi hình hộp, ta gọi:

– Hai mặt không có đỉnh chung là hai mặt đối diện;

– Hai cạnh song song không nằm trong một mặt là hai cạnh đối diện;

– Hai đỉnh không thuộc cùng một mặt là hai đỉnh đối diện;

– Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện là đường chéo.

Ví dụ 2. Liệt kê các cặp mặt đối diện, các cặp cạnh đối diện, các cặp đỉnh đối diện và các đường chéo của hình hộp MNPQ.M’N’P’Q’.

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Trong hình hộp MNPQ.M’N’P’Q’, ta có:

– Ba cặp mặt đối diện: (MNPQ) và (M’N’P’Q’); (MNN’M’) và (PQQ’P’); (NPP’N’) và (MQQ’M’).

– Sáu cặp cạnh đối diện: MN và P’Q’; NP và M’Q’; PQ và M’N’; MQ và N’P’; NN’ và QQ’; MM’ và PP’.

– Bốn cặp đỉnh đối diện: M và P’; N và Q’; P và M’; Q và N’.

– Bốn đường chéo: MP’; NQ’; PM’; QN’.

2.2. Tính chất

Hình hộp là một hình lăng trụ nên hình hộp có các tính chất của hình lăng trụ, ngoài ra:

⦁ Các mặt của hình hộp là các hình bình hành.

⦁ Hai mặt phẳng lần lượt chứa hai mặt đối diện của hình hộp song song với nhau.

Nhận xét: Ta có thể coi hai mặt đối diện bất kì của một hình hộp là hai mặt đáy của nó.

Xem thêm  Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du hay, ngắn nhất (10 mẫu)

Ví dụ 3. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi giao điểm của AC và BD là O; giao điểm của A’C’ và B’D’ là O’. Chứng minh (O’AB) // (OC’D’).

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

Ta có AB // C’D’ (hai cạnh đối diện của hình hộp)

Do đó AB // (OC’D’)   (1)

Ta có AA’ // CC’ và AA’ = CC’.

Suy ra tứ giác ACC’A’ là hình bình hành.

Do đó A’C’ // AC và A’C’ = AC.

Mà O, O’ lần lượt là trung điểm của AC và A’C’.

Suy ra O’C’ // AO và O’C’ = AO.

Vì vậy tứ giác AOC’O’ là hình bình hành.

Do đó O’A // OC’.

Suy ra O’A // (OC’D’)   (2)

Trong (O’AB): O’A ∩ AB = A   (3)

Từ (1), (2), (3), ta thu được (O’AB) // (OC’D’).

Bài tập Hình lăng trụ và hình hộp

Bài 1. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, A’B’. Chứng minh:

a) Tứ giác MNC’C là hình bình hành.

b) (B’MC) // (ANC’).

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

a) Hình bình hành ABB’A’ có: M, N là trung điểm AB, A’B’.

Suy ra MN là đường trung bình của hình bình hành ABB’A’.

Do đó MN // BB’ và MN = BB’.

Mà BB’ // CC’ và BB’ = CC’ (do tứ giác BCC’B’ là hình bình hành).

Suy ra MN // CC’ và MN = CC’.

Vậy tứ giác MNC’C là hình bình hành.

b) Ta có ABB’A’ là hình bình hành.

Suy ra A’B’ // AB và A’B’ = AB.

Mà M, N lần lượt là trung điểm của AB, A’B’.

Do đó B’N // AM và B’N = AM.

Vì vậy tứ giác AMB’N là hình bình hành.

Khi đó AN // B’M.

Suy ra AN // (B’MC)   (1)

Ta có tứ giác MNC’C là hình bình hành, suy ra NC’ // MC.

Do đó NC’ // (B’MC)  (2)

Trong (ANC’) có N = AN ∩ NC’   (3)

Từ (1), (2), (3), ta thu được (ANC’) // (B’MC).

Bài 2. Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M là trung điểm AB và N là giao điểm của A’D và AD’.

a) Xác định giao tuyến d của hai mặt phẳng (CMN) và (ADD’A’).

b) Gọi F, G lần lượt là giao điểm của đường thẳng d với các đường thẳng AA’ và DD’. Chứng minh MF // CG.

Xem thêm  Soạn bài Ánh trăng (siêu ngắn) - Ngữ văn lớp 9

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

a) Trong (ABCD): gọi E = CM ∩ AD.

Mà CM ⊂ (CMN) và AD ⊂ (ADD’A’).

Suy ra E đều thuộc (CMN) và (ADD’A’)   (1)

Lại có N là giao điểm của AD’ và A’D (giả thiết).

Suy ra N nằm trên mặt phẳng (ADD’A’).

Do đó N đều thuộc (CMN) và (ADD’A’)   (2)

Từ (1), (2), ta thu được NE là giao tuyến của (CMN) và (ADD’A’) hay d ≡ NE.

b) Ta có M ∈ AB (giả thiết).

Mà AB ⊂ (ABB’A’), suy ra M ∈ (ABB’A’).

Lại có M ∈ (CMN) nên M đều thuộc (CMN) và (ABB’A’)   (3)

Ta có F ∈ NE và F ∈ AA’.

Mà NE ⊂ (CMN) và AA’ ⊂ (ABB’A’).

Suy ra F đều thuộc hai mặt phẳng (CMN) và (ABB’A’)   (4)

Từ (3), (4), suy ra MF là giao tuyến của (CMN) và (ABB’A’).

Chứng minh tương tự, ta được CG là giao tuyến của (CMN) và (CDD’C).

Ta có (ABB’A’) // (CDD’C) (tính chất hình hộp).

Mà (CMN) ∩ (ABB’A’) = MF và (CMN) ∩ (CDD’C) = CG.

Vậy MF // CG.

Bài 3. Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BB’, CC’.

a) Xác định giao tuyến d của hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’).

b) Chứng minh d // (ABC).

Hướng dẫn giải

Hình lăng trụ và hình hộp (Lý thuyết Toán lớp 11) | Cánh diều

a) Trong (AA’C’C): gọi D = A’C’ ∩ AN.

Mà A’C’ ⊂ (A’B’C’) và AN ⊂ (AMN).

Suy ra D đều thuộc hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’)   (1)

Trong (AA’B’B): gọi E = AM ∩ A’B’.

Mà AM ⊂ (AMN) và A’B’ ⊂ (A’B’C’).

Suy ra E đều thuộc hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’)   (2)

Từ (1), (2), suy ra DE là giao tuyến của hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’) hay d ≡ DE.

b) Hình bình hành BCC’B’, có: M, N lần lượt là trung điểm của BB’, CC’.

Suy ra MN là đường trung bình của hình bình hành BCC’B’.

Do đó MN // B’C’ // BC.

Ta có:

⦁ MN = (AMN) ∩ (MNC’B’);

⦁ B’C’ = (A’B’C’) ∩ (MNC’B’);

⦁ DE = (AMN) ∩ (A’B’C’);

⦁ MN // B’C’ (chứng minh trên).

Suy ra DE // MN // B’C’.

Mà B’C’ // BC (chứng minh trên).

Do đó DE // BC.

Mà BC ⊂ (ABC).

Vậy DE // (ABC) hay d // (ABC).

Học tốt Hình lăng trụ và hình hộp

Các bài học để học tốt Hình lăng trụ và hình hộp Toán lớp 11 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *