Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức – Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 8.-Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 6: Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

1. Hằng đẳng thức

Hằng đẳng thức là đẳng thức mà hai vế luôn cùng nhận một giá trị khi thay các chữ trong đẳng thức bằng các số tùy ý.

Xem thêm  Nhận biết hình chóp tứ giác đều và các yếu tố đỉnh, cạnh bên lớp 8 (cách giải + bài tập)

Ví dụ 1:

a) Các đẳng thức thường gặp:

a + b = b + a;                c.d = d.c;             a(b – c) = a.b – a.c

là những hằng đẳng thức.

b) Đẳng thức a + 1 = 3a – 1 không phải là hằng đẳng thức vì khi ta thay a = 2 thì hai vế của đẳng thức không bằng nhau.

2. Hiệu hai bình phương

+ Với hai số a,b bất kì, thực hiện phép tính:

(a + b).(a – b) = a.a – a.b + b.a – b.b = a2 – b2

+ Trong trường hợp A, B là những biểu thức tùy ý, ta cũng có:

A2 – B2 = (A – B)(A + B).

Ví dụ 2:

+ Tính nhanh 992 – 1.

Ta có: 992 – 1 = 992 – 12 = (99 + 1)(99 – 1) = 100 . 98 = 9 800.

+ Viết x2 – 4 dưới dạng tích.

Ta có: x2 – 4 = x2 – 22 = (x + 2)(x – 2).

3. Bình phương của một tổng

+ Với hai số a, b bất kì, thực hiện phép tính:

(a + b)(a + b) = a.a + a.b + b.a + b.b = a2 + 2ab + b2

Vậy (a + b)(a + b) = (a + b)2 = a2 + 2ab + b2.

+ Trong trường hợp A, B là những biểu thức tùy ý, ta cũng có:

(A + B)2 = A2 + 2AB + B2.

Ví dụ 3:

+ Tính nhanh 1012.

1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100.1 + 12

        = 10 000 + 200 + 1 = 10 201.

+ Khai triển (x + 3y)2

(x + 3y)2 = x2 + 2.x.3y + (3y)2 = x2 + 6xy + 9y2.

+ Viết biểu thức 9x2 + 6x + 1 dưới dạng bình phương của một tổng.

9x2 + 6x + 1 = (3x)2 + 2.3x.1 + 12 = (3x + 1)2.

4. Bình phương của một hiệu

+ Với hai số a, b bất kì ta viết

(a – b)2 = [a + (–b)]2 = a2 + 2.a.(–b) + (–b)2 = a2 – 2ab + b2.

Xem thêm  Hình thang cân (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

+ Trong trường hợp A, B là hai biểu thức tùy ý ta có:

(A – B)2 = A2 – 2AB + B2.

Ví dụ 4:

+ Khai triển Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

+ Tính nhanh 992 = (100 – 1)2 = 1002 – 2.100.1 + 12 = 10 000 – 200 + 1 = 9 801.

Bài tập Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Bài 1. Những đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?

a) 2x + 1 = x + 5;                                       

b) x(x + 1) =x2 + x;

c) 4a(a – 1) = 4a2 – 4a;                               

d) 2a + b = 2b + a.

Hướng dẫn giải

a) Đẳng thức 2x + 1 = x + 5 không là hằng đẳng thức vì khi ta thay x = 2 thì hai vế của đẳng thức không bằng nhau.

b) Đẳng thức x(x + 1) =x2 + x là hằng đẳng thức.

c) Đẳng thức 4a(a – 1) = 4a2 – 4a là hằng đẳng thức.

d) Đẳng thức 2a + b = 2b + a không là hằng đẳng thức vì khi ta thay a = 1, b = 5 thì hai vế của đẳng thức không bằng nhau.

Bài 2. Thay dấu ? bằng biểu thức thích hợp.

a) (2x – y)(2x + y) = ? – y2;

b) (x + 5y)(x – 5y) = x2 – ? y2;

c) x2 + ? xy + 4y2 = (x + 2y)2;

d) (? + 3)2 = 4x2 + ? + 9.

Hướng dẫn giải

a) (2x – y )( 2x + y) = (2x)2 – y2 = 4x2 – y2;

b) (x + 5y)(x – 5y) = x2 – (5y)2 = x2 – 25y2;

c) x2 + 4xy + 4y2 = x2 + 2 . x . 2y + (2y)2 = (x + 2y)2;

d) (2x + 3)2 = (2x)2 + 2 . 2x . 3 + 32 = 4x2 + 12x + 9.

Bài 3. Rút gọn biểu thức sau:

a) (2x – 1)2 – (2x + 1)2;                              

b) (3x + 2y)2 + (2x – 3y)2.

Hướng dẫn giải

a) (2x – 1)2 – (2x + 1)2

Xem thêm  Hình thoi và hình vuông (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

= [(2x – 1) – (2x + 1)][(2x – 1) + (2x + 1)]

= –2.4x

= –8x.

b) (3x + 2y)2 + (2x – 3y)2

= (3x)2 + 2.3x.2y + (2y)2 + (2x)2 – 2.2x.3y + (3y)2

= 9x2 + 12xy + 4y2 + 4x2 –12xy + 9y2

= 13x2 + 13y2.

Bài 4. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên ta có:

(n + 2)2 – n2 chia hết cho 4.

Hướng dẫn giải

Ta có: (n + 2)2 – n2 = n2 + 4n + 4 – n2 = 4n + 4 = 4(n + 1)

Vì 4 ⁝ 4 suy ra 4(n + 1) ⁝ 4 với mọi số tự nhiên n.

Vậy (n + 2)2 – n2 chia hết cho 4 với mọi số tự nhiên n.

Học tốt Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Các bài học để học tốt Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu Toán lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *