Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án): Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc – Trọn bộ 1300 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp bạn ôn trắc nghiệm Lịch Sử 12.-Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án): Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án): Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 (có đáp án): Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc
Bộ 60 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các
mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.
Câu 1. Sự kiện quan trọng nào đã xảy ra vào ngày 10/10/1954?
A. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
B. Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô.
C. Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô.
D. Tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 157 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 2. Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào ?
A. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại Hiệp định đã được hoàn tất.
B. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ cho chính quyền Bửu Lộc.
C. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử hai miền.
D. Rất nhiều điều khoản trong Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 157 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 3. Điền từ còn thiếu trong câu nói sau của Ngoại trưởng Đa-lét (Mĩ): Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho ….. bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”
A. Chủ nghĩa xã hội.
B. Chủ nghĩa cộng sản.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: B
“Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình chung của cách mạng Việt Nam sau năm 1954?
A. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Việt Nam đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Nhà nước đã hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Một nửa đất nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 158 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 5. Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng ?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
B. Luận cương chính trị của Đảng (10/1930).
C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
D. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất (3/1935).
Đáp án: A
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong Cương lĩnh chính trị của Đảng (2/1930). Cương lĩnh đã xác định việc thực hiện thổ địa cách mạng để chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 6. Cho đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: D
Giải thích: Trang 159 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu của công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 – 1956?
A. Đã chia được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.
B. Hơn 2,5 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.
C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ nông thôn.
D. Góp phần hình thành tầng lớp tiểu địa chủ ở nông thôn miền Bắc.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 159 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?
A. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.
B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.
C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.
D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 159 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 9. Trong hơn hai năm tiến hành cải cách ruộng đất (1954 – 1956), miền Bắc Việt Nam đã tiến hành
A. 5 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
B. 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.
C. 5 đợt giảm tô và 6 đợt cải cách ruộng đất.
D. 6 đợt giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 159 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 10. Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 là:
A. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
B. tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.
C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.
D. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 161 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 11. Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm 1958 – 1960 là
A. thành lập các công ty công thương nghiệp tư bản tư doanh.
B. vận động hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp.
C. phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
D. phát triển các ngành nghề thủ công.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 161 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 12. Đến năm 1960, công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc đã đạt được thành tựu gì ?
A. Xây dựng được 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
B. Xây dựng được 192 xí nghiệp lớn do địa phương quản lí.
C. Xây dựng 500 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
D. Xây dựng 217 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 162 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 13. Mô hình hợp tác xã được xây dựng trong những ngành kinh tế nào ở Miền Bắc nước ta ?
A. Nông nghiệp, giao thông vận tải.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
D. Thủ công, thương nghiệp, công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 161 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 14. Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?
A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.
B. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn.
C. Hoàn thành công cuộc khôi phục sản xuất, đấu tranh buộc Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.
Đáp án: D
Giải thích: Trong những năm 1954 – 1960, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 15. Nhiệm vụ của cách mạng miền bắc ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là
A. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.
Câu 16. Từ năm 1954, Trung ương Đảng đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam là
A. đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lục lượng cách mạng.
B. đấu tranh vũ trang chống Mĩ – Diệm, hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. đấu tranh hoà bình chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, tiến tới thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 162 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 17. Trong những năm 1954 – 1958, Đảng chủ trương để nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm vì
A. lực lượng cách mạng Miền Nam lúc đó còn non yếu, chưa thể tiến hành đấu tranh vũ trang.
B. lúc đó kẻ thù còn chưa dám tiến công lực lượng cách mạng bằng vũ lực.
C. ta tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ, dựa vào cơ sở pháp lí quốc tế để đấu tranh chính trị với địch là chủ yếu.
D. lúc này đấu tranh bằng quân sự sẽ không đưa lại thắng lợi như ta mong muốn.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 162 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 18. Phong trào Hoà bình được bắt đầu khi nào ? Ở đâu ?
A. Tháng 8/1954, Hóc Môn – Gia Định.
B. Tháng 8/1955, Sài Gòn – Chợ Lớn.
C. Tháng 8/1954, Sài Gòn – Chợ Lớn.
D. Tháng 8/1955, Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 162 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 19. Phong trào đấu tranh chính trị ở Miền Nam trong những năm 1954 – 1958 đã:
A. làm suy yếu hệ thống chính quyền địch ở các đô thị.
B. tập hợp nhân dân trong một mặt trận chống Mĩ – Diệm rộng lớn.
C. làm thất bại chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. bước đầu làm thất bại âm mưu biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 162 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 20. Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bao nhiêu đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm?
A. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959).
B. Hội nghị lần thứ 15 (1-1960).
C. Hội nghị lần thứ 14 (12-1959).
D. Hội nghị lần thứ 14 (1-1960)
Đáp án: A
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 21. Hình thức khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Mĩ – Diệm đã diễn ra đầu tiên ở đâu ?
A. Bến Tre. B. Bình Định.
C. Quảng Ngãi. D. Tây Ninh.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 22. Điền tiếp từ còn thiếu trong câu sau : “Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam chuyển từ thế … sang thế… “.
A. bị động … tiến công.
B. phòng ngự bị động … tiến công.
C. giữ gìn lực lượng … tiến công.
D. bị động … chủ động.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 23. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào khi nào? Ở đâu?
A. Ngày 20 /12 /1960, Tây Ninh.
B. Ngày 20/ 2/1960, Bình Định.
C. Ngày 20/12/1961, Bến Tre.
D. Ngày 20/2/1960, Sóc Trăng.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 24. Người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là
A. Nguyễn Thị Bình. B. Nguyễn Hữu Thọ.
C. Huỳnh Tấn Phát. D. Lẽ Đức Thọ.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 25. Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?
A. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.
B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 26. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tổ chức tại
A. Hương Cảng (Trung Quốc).
B. Sài Gòn.
C. Hà Nội.
D. Tân Trào
Đáp án: C
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 27. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định cách mạng miền Bắc
A. có vai trò quyết trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
B. có vai trò quyết định đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
D. vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 28. Sau năm 1954, mục tiêu chung của cách mạng hai miền Bắc – Nam Việt Nam là gì ?
A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam.
C. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vị cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 29. Đường lối tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc được xác định như thế nào trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ – lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
B. Ra sức phái triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ – lấy công nghiệp nhẹ là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
C. Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng của nền kinh tế – ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí.
D. Kết hợp phát triển công nghiệp với nông nghiệp – lấy nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 166 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 30. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã bầu ai làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng?
A. Hồ Chí Minh. B. Lê Duẩn.
C. Trường Chinh. D. Phạm Văn Đồng.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 166 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 31. Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)?
A. Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.
B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 166-167 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 32. Một trong những công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng trong thời kì miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là
A. công trình thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải.
B. công trình thuỷ lợi Bái Thượng.
C. công trình thuỷ lợi Đô Lương.
D. công trình thuỷ nông Thác Huống.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 167 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 33. Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là
A. “thi đua với Thành Công”.
B. “thi đua với Đại Phong”.
C. thi đua hai “tốt”.
D. thi đua ba “nhất”.
Đáp án: B
Giải thích: Một trong những phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp được phát động trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là “thi đua với Đại Phong”.
Câu 34.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?
A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mĩ – Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.
C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.
D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 35. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại “nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam – thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 36. Hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 vì
A. con đường này có tổng chiều dài là 559 km.
B. quyết định mở con đường này của Thủ tướng là quyết định mang số 559.
C. tên con đường được đặt vào thời gian mà Đảng quyết định mở đường (5 – 1959).
D. đơn vị đầu tiên tiến hành mở đường có 559 đội viên.
Đáp án: C
Giải thích: Hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559 vì tên con đường được đặt vào thời gian mà Đảng quyết định mở đường (5 – 1959).
Câu 37. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
A. một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân cũ, dựa trên nền tảng lực lượng quân ngụy, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.
B. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mĩ và quân chư hầu.
C. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân cũ, được tiến hành bằng Quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.
D. một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 168-169 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 38. “Ấp chiến lược” – xương sống của chiến tranh đặc biệt – là
A. nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.
B. một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
C. một mô hình xây dựng kinh tế – xã hội do Mĩ trực tiếp quản lí ở vùng đô thị miền Nam.
D. một chính sách nhằm cướp lại ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ – tư sản hoá ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa xã hội cho chính quyền Diệm.
Đáp án: B
Giải thích: “Ấp chiến lược” – xương sống của chiến tranh đặc biệt – là một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
Câu 39. Biện pháp nào không được Mĩ – Diệm áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ?
A. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng hải quân và không quân ra miền Bắc.
B. Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, phổ biến chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” cho quân nguỵ.
C. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào các căn cứ cách mạng.
D. Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, xây dựng và phát triển lực lượng ngụy quân.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 169 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 40. Tại sao Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong “ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là cuộc chiến đấu không cân sức giữa một đế quốc hùng mạnh và một nước nhược tiểu.
B. Vì cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới, phải tích cực binh vận để làm tan rã, sụp đổ ngụy quân, ngụy quyền – chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Vì lực lượng cách mạng miền Nam còn yếu, dùng binh vận là một mũi giáp công để thực hiện phương châm “lấy vũ khí địch để đánh địch”.
D. Vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.
Đáp án: D
Giải thích: Đảng ta đưa chủ trương binh vận là một trong “ba mũi giáp công” để chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ vì cách mạng miền Nam là đi từ phong trào đấu tranh chính trị tiến lên phát động nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, binh vận cũng là một hình thức đấu tranh chính trị có hiệu quả.
Câu 41. Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật của cuộc đấu tranh chống phá “ấp chiến lược” ở miền Nam?
A. Hoạt động của lực lượng quân giải phóng có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc đấu tranh.
B. Là cuộc đấu tranh “giành đất, giành dân” giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng tại các đô thị miền Nam.
C. Cuộc đấu tranh chống – phá ấp chiến lược được tiến hành song song với hoạt động rào làng kháng chiến ở nông thôn miền Nam.
D. Là cuộc đấu tranh liên tục, dai dẳng của nhân dân ta nhằm đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 42. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa lịch sử của chiến thắng Ấp Bắc (1/1963)?
A. Cuộc đọ sức đầu tiên, thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam với quân viễn chinh Mĩ.
B. Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Miền Nam, làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ.
C. Là chiến thắng quan trọng, khẳng định quân dân miền Nam có đủ khả năng đánh bại quân đội Sài Gòn.
D. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 169 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 43. Sự kiện đảo chính lật đổ chính quyền Diệm (1/ 11/1963) chứng tỏ điều gì?
A. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn, giữa Mĩ – Diệm ngày càng sâu sắc, không thể dung hoà được.
B. Đánh dấu một thất bại quan trọng của Mĩ trong việc thiết lập một chính quyền tay sai ở Miền Nam.
C. Chứng tỏ chính quyền Sài Gòn đã lung lay, khủng hoảng sâu sắc, không thể không lật đổ.
D. Chứng tỏ đế quốc Mĩ đã thất bại trong việc thiết lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 44. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Miền Nam ngay sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Diệm – Nhu ngày 1/11/1963?
A. Mĩ đã kịp thời đưa Dương Văn Minh lên thay và nhanh chóng ổn định tình hình.
B. Phong trào đấu tranh chống ngụy quyền ở Miền Nam tạm thời chấm dứt.
C. Chính quyền Sài Gòn lâm vào một cuộc khủng hoảng triền miên với hơn 10 cuộc đảo chính sau đó.
D. Mĩ huy động số lượng lớn quân viễn chinh vào Miền Nam giúp chính quyền Sài Gòn đứng vững.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 45. Đến cuối năm 1964, chính quyền Sài Gòn chỉ còn kiểm soát được bao nhiêu “ấp chiến lược” so với dự kiến?
A. Khoảng 1/2 số ấp dự kiến.
B. Khoảng 1/3 số ấp dự kiến.
C. Khoảng 1/4 số ấp dự kiến.
D. Khoảng 1/5 số ấp dự kiến.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 46. Mục tiêu của kế hoạch Giôn-xơn – Mác Na-ma-ra là gì?
A. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
B. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 16 tháng.
C. Hoàn thành bình định miền Nam trong vòng 24 tháng.
D. Hoàn thành bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 47. Nội dung nào phản ánh đúng nghĩa những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự trong đông – xuân 1964 – 1965?
A. Là thắng lợi quân sự lớn, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.
B. Là thắng lợi quân sự lớn, chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
C. Là thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.
D. Là thắng lợi đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 172 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 48. Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.
B. tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.
C. thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
D. vành đai diệt Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 171 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 49. Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam là
A. phong trào “Hai giỏi”.
B. phong trào “Ba sẵn sàng”.
C. phong trào “Năm xung phong”.
D. phong trào thi đua đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam là phong trào “Năm xung phong”.
Câu 50. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau 1954?
A. Viện trợ cho chiến trường miền Nam.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Trực tiếp chống chế độ Mĩ – Diệm.
D. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Sau năm 1954, miền Bắc không trực tiếp đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, đó là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam.
Câu 51. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?
A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ, Diệm.
B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng với miền Bắc.
C. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Đấu tranh chống sự chi viện của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 158 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 52. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất.
B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò quyết định nhất.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 53. Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào thời gian nào?
A. 10 -10- 1954. B. 25 – 10 -1955.
C. 12 – 12- 1954. D. 18 – 10 – 1954.
Đáp án: A
Giải thích: Trang 157 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 54. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau năm 1954 là gì?
A. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Chuyển sang tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 158 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 55. Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng trong thời chống Mĩ cứu nước là:
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
D. Tất cả các đường lối trên.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 56. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
A. 10 – 10 – 1954. B. 16 – 5 -1955.
C. 10 – 10 – 1955. D. 13 – 5 -1955.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 157 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 57. Nội dung nào phản ánh đầy đủ nhất nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau năm 1954?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
B. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, chống Mĩ – Diệm.
C. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.
D. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc thực hiện thống nhất nước nhà.
Đáp án: D
Giải thích: Trang 165 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 58. Thắng lợi quan trọng nhất trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 – 1956) là
A. đã đoàn kết nông dân vào cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù mới – đế quốc Mĩ.
B. giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.
C. đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn.
D. đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến.
Đáp án: B
Giải thích: Thắng lợi quan trọng nhất trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 – 1956) là giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến.
Câu 59. Đến năm 1960, ở miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của:
A. cải cách ruộng đất.
B. khôi phục kinh tế.
C. cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. xây dựng hợp tác xã.
Đáp án: C
Giải thích: Trang 159 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Câu 60. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là:
A. Mĩ – Diệm phá Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”.
B. sự soi đường của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
C. chính sách cai trị của Mĩ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
D. nhân dân miền Nam muốn đứng lên giành lấy quyền sống.
Đáp án: B
Giải thích: Trang 164 SGK Lịch sử 12 cơ bản
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn