FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4+ H2O – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4+ H2O
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4+ H2O
Phản ứng hóa học FeSO4 + KMnO4 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe có lời giải, mời các bạn đón xem:
FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4+ 8H2O
1. Phương trình hóa học của phản ứng FeSO4 tác dụng với KMnO4
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4+ 8H2O
2. Điều kiện để FeSO4 tác dụng với KMnO4
– Phản ứng diễn ra ở ngay điều kiện thường.
3. Cách tiến hành thí nghiệm
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4.
4. Hiện tượng phản ứng
Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng.
5. Cách lập phương trình hóa học
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa – khử:
Fe+2SO4+KMn+7O4+H2SO4→Fe+32SO43+K2SO4+Mn+2SO4+H2O
Chất khử: FeSO4; chất oxi hóa: KMnO4
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
– Quá trình oxi hóa: 2Fe+2→2Fe+3+2e
– Quá trình khử: Mn+7+5e→Mn+2
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa
5×2×2Fe+2→2Fe+3+2eMn+7+5e→Mn+2
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng trên lần lượt là:
A. 2 và 5.
B. 2 và 10.
C. 2 và 1.
D. 10 và 2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
2×5×Mn+7+5e→Mn+22Fe+2→2Fe+3+2e
→ Phương trình:
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Nhận thấy:
– Số oxi hóa của Mn giảm từ +7 xuống +2 → KMnO4 là chất oxi hóa.
– Số oxi hóa của Fe tăng từ +2 xuống +3 → FeSO4 là chất khử.
→ Hệ số của chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng trên lần lượt là 10 và 2.
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Chất khử là
A. KMnO4.B. FeSO4.
C. H2SO4.D. MnSO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Số oxi hoá của Fe tăng từ +2 lên +3. Do đó FeSO4 đóng vai trò là chất khử.
Câu 3: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Nhận thấy, bài cho các muối của sắt. Chất có cả tính oxi hóa và tính khử là chất mà sắt có mức oxi hóa +2 (mức oxi hóa trung gian giữa 0 và +3) hoặc hợp chất mà Fe có số oxi hóa +3 đóng vai trò là chất oxi hóa và 1 nguyên tố có tính khử.
→ Các chất thỏa mãn là: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2 và FeSO4.
Câu 4:Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chứa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có có tỉ lệ mol Al : M = 1: 2. Kim loại M là
A. Ca
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
16 HCl + 2 KMnO4 → 2 KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2
Theo PTHH: nKCl=nMnCl2=x mol
Khối lượng muối là 28,07 →mKCl+mMnCl2=28,07
→ x.74,5 + x.126 = 28,07
→ x = 0,14 mol
→nKCl=nMnCl2=0,14 mol
Theo PTHH nCl2=52nKCl=0,35 mol
Theo định luật bảo toàn e:
n M . x + n Al. 3 = nCl2 . 2 = 0,7 mol
Có tỉ lệ mol Al: M = 1: 2 → n Al = a thì n M = 2 a
→ 2a. x + a. 3 = 0,7 mol
→ Với x = 1 → a = 0,175 mol → m Al = 0,175. 27 = 4,725 g
→ m M = 7,5 – 4,725 = 2,775 g
→MM=2,7750,175.2=7,9(loại)
→ Với x = 2 → a = 0,1 mol → m Al = 27. 0,1 = 2,7 g → m M = 7,5 – 2,7 = 4,8 g
→MM=4,80,1.2=24(Mg , chọn)
Vậy kim loại cần tìm là Mg
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Vai trò của H2SO4 trong phản ứng là
A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. chất tạo môi trường.
D. chất bị khử.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Trong phản ứng này, H2SO4 đóng vai trò là chất tạo môi trường.
Câu 6: Cho chuỗi phản ứng:
KMnO4 + (A) → X2 ↑+ (B) + (C) + H2O
(C) + H2O X2 ↑ + (D) + (I)
X2 + (D) → (A)
X2 + (I) → (C) + (E) + H2O
Các chất A, X2, C, D, E lần lượt là:
A. HF, F2, KF, H2, KFO.
B. HCl, Cl2, MnCl2, H2, KCl
C. HCl, Cl2, KCl, H2, KClO
D. HBr, Br2, KBr, H2, KBrO
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
2KMnO4 + 16HClđặc (A) → 5Cl2(X2) + 2MnCl2 (B) +2KCl (C) + 8H2O
2KCl + 2H2O →dpnccmn Cl2 + 2KOH(I) + H2(D)
Cl2 + H2 →as 2HCl
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO (E) + H2O
Câu 7: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, KClO3, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4
B. KClO3
C. CaOCl2
D. MnO2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
MnO2+4HCl→t0MnCl2+2H2O+Cl2
1→1mol
2KMnO4+16HCl→2MnCl2+2KCl+5Cl2+8H2O
1→2,5mol
KClO3+6HCl→KCl+3H2O+3Cl2
1→3mol
CaOCl2+2HCl→CaCl2+Cl2+H2O
11mol
Do đó, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là KClO3
Câu 8:Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. NaCl
B. HCl
C. KClO3
D. KMnO4
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách oxi hóa HCl bằng các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3…
Câu 9: Thể tích khí Cl2 (đktc) thu được khi cho 3,95 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl (lấy dư) là
A. 1,4000 lít
B. 1,4560 lít
C. 1,3440 lít
D. 0,0625 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Bảo toàn electron: 2nCl2=5nKMnO4
→nCl2=0,0625 mol→VCl2=1,4lít
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn