Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 (hay, chi tiết) – Tổng hợp lý thuyết Toán 9 hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 9.-Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 (hay, chi tiết)
Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 (hay, chi tiết)
Bài viết Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Phương trình bậc nhất hai ẩn.
Lý thuyết Phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn – Cô Phạm Thị Huệ Chi (Giáo viên VietJack)
Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức có dạng: ax + by = c, trong đó a, b, c là các số đã biết (trong đó a ≠ 0 hoặc b ≠ 0 ).
* Trong phương trình ax + by = c, nếu giá trị của vế trái tại x = x0 và y =y0 bằng vế phải thì cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của phương trình.
Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy mỗi nghiệm của phương trình ax + by = c được biểu diễn bởi một điểm. Nghiệm (x0; y0) được biểu diễn bởi điểm có tọa độ (x0; y0).
Ví dụ: Các phương trình bậc nhất hai ẩn là 2x + y = 1; x – y = 2; ….
Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c kí hiệu là (d).
Nếu thì (d) là đồ thị của hàm số bậc nhất
Nếu thì công thức nghiệm là
Nếu thì công thức nghiệm là
Câu 1: Tìm hai nghiệm của phương trình x + y = 2 (1)
Lời giải:
+ Cho y = 0 ⇒ x = 2 → (2; 0) là một nghiệm của phương trình (1).
+ Cho y = 1 ⇒ x = 1 → (1; 1) là một nghiệm của phương trình (1).
⇒ (2; 0); (1; 1) là hai nghiệm cần tìm của phương trình x + y = 2.
Câu 2: Cho hai cặp số (1; 2) và (0; 1). Hỏi cặp nào là nghiệm của phương trình 2x + 3y = 8 ?
Lời giải:
+ Ta có 2.1 + 3.2 = 8 ⇒ (1; 2) là cặp nghiệm của phương trình 2x + 3y = 8.
+ Ta có 2.0 + 3.1 = 3 ≠ 8 ⇒ (0; 1) không phải là cặp nghiệm của phương trình 2x + 3y = 8
Câu 3: Cặp số (1:1) có phải là nghiệm của phương trình x + y = 1 không?
Hướng dẫn:
Ta có: 1 + 1 = 2 ≠ 1 nên (1;1) không là nghiệm của phương trình x + y = 1
Câu 1: Cho phương trình (m – 2)x + (m – 1)y = 1 (m là tham số). Chứng minh rằng đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình này luôn đi qua một điểm cố định với mọi giá trị của m
Lời giải:
Gọi (d) là đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình
Vậy (d) luôn đi qua một điểm cố định là M(-1; 1)
Câu 2: Tìm các điểm nằm trên đường thẳng 8x + 9y = -79 , có hoành độ và tung độ là các số nguyên và nằm trong góc vuông phần tư thứ III
Lời giải:
Ta cần tìm nghiệm nguyên của phương trình 8x + 9y = -79 , rút x từ phương trình ta được:
Vậy có 1 điểm duy nhất phải tìm là (-2; -7)
Xem thêm lý thuyết và các dạng bài tập Toán lớp 9 có lời giải hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn