20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất)

20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất) – Tổng hợp tóm tắt các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững nội dung tác phẩm.-20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất)

20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Nói với con hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất)

Tóm tắt Nói với con (mẫu 1)

Bài thơ là tấm lòng người cha nhắc cho con về tình cảm cội nguồn. Người cha nhắc con tự hào về truyền thống cao đẹp và sức sống của quê hương mình.

20+ Tóm tắt Nói với con (ngắn nhất)

Tóm tắt Nói với con (mẫu 2)

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 3)

Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động, khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 4)

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng và ca ngợi truyền thống cùng niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp chúng ta có thể hiểu thêm về sức sống cùng vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi và gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương cùng ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Xem thêm  Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ văn lớp 9

Tóm tắt Nói với con (mẫu 5)

Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 6)

Nhà thơ Y Phương đã đem đến trong những sáng tác của mình niềm tự hào và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cùng sự đề cao những giá trị văn hóa dân tộc. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt sáng tác của ông, tiêu biểu là bài thơ “Nói với con”. Qua bài thơ này, tác giả đã gửi gắm lời tâm sự thiết tha, tâm tình đầy ý nghĩa về cội nguồn sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng con người. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của quê hương và để lại những lời khuyên mộc mạc, chân thành nhưng ẩn chứa những bài học triết lý sâu sắc. Bài thơ “Nói với con” chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu thương của gia đình và quê hương.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 7)

Bài thơ ra đời cuối những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi cả đất nước đứng trước hiện thực khó khăn sau chiến tranh. Với hai mươi tám câu thơ tự do, bài thơ có thể chia làm hai phần. Mười một câu thơ đầu là tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, tươi vui. Mười bảy câu còn lại là truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người đồng mình và mong muốn của người cha. Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua.

Xem thêm  Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tóm tắt Nói với con (mẫu 8)

Bài thơ Nói với con thể hiện sự ấm áp của gia đình, tình cảm đậm đà với quê hương và dân tộc, gợi lên trong lòng người đọc niềm tự hào và lòng yêu nước sâu sắc.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 9)

Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm ấm áp trong gia đình và ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương và dân tộc. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc miền núi, cũng như nhấn mạnh vào tình cảm sâu sắc với quê hương và ý chí kiên cường trong cuộc sống.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 10)

Bài thơ Nói với con nhắc nhở con về tình cảm gia đình và tình yêu thương quê hương, đồng thời khuyến khích con tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 11)

Y Phương đã áp dụng cách diễn đạt của người dân tộc, tập trung vào cách diễn đạt cụ thể, sống động, tổng quát nhưng vẫn đầy sức hút về cuộc sống lao động của dân tộc miền núi. Bài thơ sử dụng thể thơ tự do linh hoạt, tạo ra cảm xúc cụ thể, rõ ràng, với giọng điệu thơ trìu mến, chân thành. Ngôn từ thơ mô tả cụ thể, sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa, với hình ảnh thơ phong phú, sống động, thể hiện rõ nét bản sắc thơ ca miền núi, đồng thời là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm.

Xem thêm  Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí (ngắn nhất - sách mới)

Tóm tắt Nói với con (mẫu 12)

Bài thơ là lời người cha trò chuyện với con của mình. Người cha kể về những tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình đáng quý. Kể về những truyền thống cao đẹp, quý báu của đồng bào, của quê hương, dân tộc mình. Từ đó, người cha gửi gắm đến con – thế hệ tương lai ước mong con sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống đó.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 13)

Bài thơ là niềm tự hào của người cha khi kể cho con nghe về những tình cảm đồng bào, những truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc mình. Từ đó, người cha thể hiện niềm mong mỏi rằng con của mình sẽ tiếp bước cha ông, kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó và phát huy mạnh mẽ hơn.

Tóm tắt Nói với con (mẫu 14)

Bài thơ là lời tâm sự, chia sẻ của người cha với đứa con bé nhỏ của mình. Người cha đã kể cho con nghe về cội nguồn dân tộc, về tình cảm gia đình, về những truyền thống quý báu mà cha ông để lại. Từ đó, thể hiện niềm ước mong, kỳ vọng sau này, khi lớn lên, con sẽ kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Để học tốt bài học Nói với con lớp 9 hay khác:

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


phong-cach-ho-chi-minh.jsp


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *