CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Phản ứng CaCO3 + HCl tạo ra khí CO2 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CaCO3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
1. Phương trình phản ứng CaCO3 tác dụng với HCl
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
2. Hiện tượng của phản ứng CaCO3 tác dụng với HCl
– Chất rắn CaCO3 tan dần và có sủi bọt khí thoát ra; khí là CO2.
3. Cách tiến hành phản ứng CaCO3 tác dụng với HCl
– Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa chất rắn CaCO3.
4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng CaCO3 tác dụng với HCl
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
CaCO3+2H++2Cl−→Ca2++2Cl−+H2O+CO2↑
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
CaCO3+2H+→Ca2++H2O+CO2↑
5. Mở rộng về muối carbonate
Là muối của carbonic acid (gồm muối CO32− và HCO3−).
5.1. Tính tan
– Muối carbonate của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hydrocarbon?t dễ tan trong nước.
– Muối carbonate của kim loại khác thì không tan.
5.2. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với axit
Thí dụ:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
HCO3− + H+ → CO2↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
CO32− + 2H+ → CO2↑ + H2O
b) Tác dụng với dung dịch kiềm
– Các muối hydrocarbon?t tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm.
Thí dụ:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3−+OH−→CO32−+H2O
c) Phản ứng nhiệt phân
– Muối carbonate tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối carbonate không tan bị nhiệt phân:
MgCO3 →to MgO + CO2↑
– Tất cả các muối hydrocarbon?t đều bị nhiệt phân:
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑ + H2O
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2↑
5.3. Ứng dụng
– Canxi carbonate (CaCO3) tinh khiết là chất bột nhẹ, màu trắng, dùng làm chất độn trong cao su và 1 số ngành công nghiệp.
– Natri carbonate (Na2CO3) khan (sođa khan) là chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước. Dùng trong công ngiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, …
– Natri hydrocarbon?t (NaHCO3) là chất tinh thể màu trắng, hơi ít tan trong nước; dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.
6. Mở rộng về tính chất hoá học của hydrochloric acid (HCl)
Hydrochloric acid là một axit mạnh, mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit như:
– Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
– Tác dụng với kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với dung dịch HCl thu được muối trong đó kim loại ở mức hóa trị thấp. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
– Tác dụng với basic oxide và bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CuO + 2HCl →to CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl →to 2FeCl3 + 3H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
– Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới. Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Ngoài tính chất đặc trưng là tính axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện tính khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3…
4HCl−1+MnO2→toMnCl2+Cl02+2H2O
K2Cr2O7+14HCl−1→3Cl02+2KCl+2CrCl3+7H2O
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r) → CaO (r) + CO2 (k); ∆H > 0 .
Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là
A.giảm nhiệt độ.
B.tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
C.tăng áp suất.
D.giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Để làm câu hỏi này chú ý đến nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê (Một phản ứng đang ở trạng thái cân bằng khi thay đổi các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động của các yếu tố đó)
Chiều thuận (∆H > 0): phản ứng thu nhiệt → tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ tức theo chiều thuận.
Câu 2: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là :
A. 75,76% B. 24,24% C. 66,67% D. 33,33%
Hướng dẫn giải
Đáp án A
CaCO3 → CaO + CO2↑
Giả sử số mol CaCO3 trong hỗn hợp đầu là 1 mol
→ nCO2=nCaCO3= 1 mol
→ mtrước – msau = mCO2 = mtrước – 2/3mtrước
→ mtrước = 3.mCO2 = 3.1.44 = 132g
→ %mCaCO3 = 1.100132.100 = 75,76%
Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaSO3 B. CaCl2
C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 có tên gọi là canxi carbonate. CaCO3 là chất rắn ở điều kiện thường, không tan trong nước, có màu trắng
Câu 4: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn B. Nước vôi
C. Muối ăn D. Cồn 70˚
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Lớp cặn trong cặn ấm đun nước thường là CaCO3, MgCO3 (có thể do nước sử dụng là nước cứng tạm thời, toàn phần,…). Dùng giấm ăn (có chứa axit yếu là acetic acid CH3COOH) để hòa tan cặn
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ + H2O
2CH3COOH + MgCO3 → (CH3COO)2Mg + CO2↑ + H2O
Câu 5: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là:
A. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3) → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. CaO + CO2 → CaCO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phản ứng Ca(HCO3)2→CaCO3+ CO2+ H2O giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi, cặn trong ấm đun nước,..
Phản ứng CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2 giải thích sự xâm thực đá vôi của nước mưa.
Câu 6: Cho 7,2 gam magie tác dụng vừa đủ với dung dịch hydrochloric acid loãng, thu được V (lít) khí hidro ở đktc. Giá trị của V là
A. 3,36 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 5,60 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Số mol Mg là: nMg = 7,224 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng:
Mg+2HCl→MgCl2+H20,3 0,3 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có nH2= 0,3 mol
Vậy thể tích khí H2 thu được là: V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.
Câu 7: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al
B. Fe, Mg, Cu
C. Fe, Al, Mg
D. Fe, Zn, Ag
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Các kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe, Al, Mg
Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Chú ý: Cu, Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với HCl.
Câu 8: Cho 8,1 gam zinc oxide tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là
A. 13,6 gam
B. 12,6 gam
C. 14,5 gam
D. 11,6 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Số mol HCl là: nHCl = 0,2.2 = 0,4 mol
Số mol của ZnO là: nZnO = 8,181 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng:
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Xét 0,11=0,1<0,42=0,2 suy ra HCl dư, ZnO phản ứng hết
ZnO+2HCl→ZnCl2+H2O0,1 0,1 (mol)
Theo phương trình phản ứng, ta có nZnCl2= 0,1 mol
Vậy khối lượng ZnCl2 thu được là: 0,1.136 = 13,6 gam.
Câu 9: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là
A. Zn
B. K2SO3
C. MgCO3
D. CaCO3
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
H2 là khí nhẹ hơn không khí.
Câu 10: Cho 13,2 gam CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng muối CaCO3 tạo thành là
A. 25 gam
B. 30 gam
C. 35 gam
D. 40 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Số mol của CO2 là: nCO2=13,244 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng:
CO2+Ca→CaCO3↓+H2O0,3 0,3 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có: nCaCO3 = 0,3 mol
Khối lượng muối CaCO3 tạo thành là: mCaCO3 = 0,3.100 = 30 gam.
Câu 11: Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc?
A. 7,84 lít
B. 6,72 lít
C. 5,56 lít
D. 4,90 lít
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Số mol của CaCO3 là: nCaCO3=35100 = 0,35 mol
Phương trình phản ứng:
CaCO3+2HCl→CaCl2+CO2↑+H2O0,35 0,35 (mol)
Theo phương trình phản ứng ta có: nCO2= 0,35 mol
Thể tích khí CO2 ở đktc là: VCO2= 0,35.22,4 = 7,84 lít.
Câu 12: Muối nào sau đây bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
A. KClO3
B. KMnO4
C. CaCO3
D. A, B, C đều đúng
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Phương trình phản ứng:
2KClO3 →to2KCl +3O2
2KMnO4 →toMnO2 + O2 + K2MnO4
CaCO3 →toCaO + CO2
Câu 13: Cho phương trình phản ứng:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + Y + H2O
Vậy Y là
A. CO
B. H2
C. Cl2
D. CO2
Hướng dấn giải:
Đáp án D
Phương trình phản ứng:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O
Câu 14: Hợp chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo ra hợp chất oxit và một chất khí làm đục nước vôi trong?
A. Muối nitrate
B. Muối sunfat
C. Muối clorua
D. Muối carbonate không tan
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Muối carbonate không tan bị nhiệt phân hủy tạo ra hợp chất oxit và một chất khí làm đục nước vôi trong.
Ví dụ:
CaCO3 →toCaO + CO2
Khí CO2 sinh ra làm đục nước vôi trong:
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 ↓ + H2O
Câu 15: Nhóm muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là
A. BaCl2, CaCO3
B. NaCl, Cu(NO3)2
C. Cu(NO3)2, Na2CO3
D. NaCl, BaCl2
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phản ứng:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn