Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích củ mài và cây cơm nguội

Sự tích củ mài và cây cơm nguội là một câu chuyện thú vị trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện này không chỉ mang ý nghĩa giáo dục mà còn phản ánh văn hóa và phong tục tập quán của người Việt.

Ngày xưa, ở một bản nọ có đôi vợ chồng trẻ, chỉ mới lấy nhau mười năm mà đã đẻ mười hai đứa con. Con đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết tên từng đứa. Vợ chồng dẫu lam làm, chịu thương chịu khó làm nương rẫy, dẫu gặp mưa thuận gió hòa vẫn không nuôi nổi đàn con của mình. Khi gặp năm hạn hán, thiên tai, lại nạn thú rừng về phá hoại, họ sống rất chật vật khó khăn.

sự tích củ mài và cây cơm nguộisự tích củ mài và cây cơm nguộiSự tích củ mài và cây cơm nguội

Năm nọ mất mùa, cả bản đói to, mọi nhà đã vét hết cả mẻ lúa giống, ngô giống mùa sau ra ăn. Thương con, chị vợ bảo chồng:

– Ta bớt ít lúa giống, ngô giống cho con ăn thôi.

Người chồng dẫu thương con nhưng ôn tồn bảo vợ:

– Đói thì tìm củ rừng, tìm rau rừng mà ăn, không làm nương ruộng thì mùa trước đói, mùa sau đói, không sống nổi đâu.

Giấu con, vợ chồng trốn vào rừng phát nương, gieo lúa tra ngô. ở nhà đàn con đói quá kéo nhau vào rừng kiếm ăn, suốt ngày đêm khóc đói:

“Pung pung đói mỏi Đói lòng lắm bố ơi mẹ à!”

Xem thêm  Knock down là gì

Nghe tiếng khóc, thương con, lòng xót như xát ớt vợ chồng thay nhau gọi lại an ủi:

“Chớ chớ vội các con ơi Để bố mẹ phát cỏ làm nương hẵng”

Và cứ theo thời gian, họ phát nương, nhặt cỏ, tra hạt, vun gốc… “Chớ chớ vội các con ơi Bố mẹ còn vun gốc nhặt cỏ…”

Đến lúc trổ, lúa chín, một nắng hai sương:

“Lúa đã trổ đã chín Bố mẹ suốt về thổi nấu cho các con ăn”

Khi mẻ gạo đầu tiên vừa giã xong, họ đồ ngay lên một chõ. Người chồng quạt cho bay hơi, chóng nguội, người vợ nắm từng nắm. Vợ chồng hối hả bê ra xới, chạy thẳng về nhà cho con ăn. Nhưng khi về tới nhà, họ không thấy đàn con đâu nữa mà từ rừng sâu vẫn vọng về tiếng khóc đói:

“Pung pung đói mỏi Đói lòng lắm bố ơi mẹ à!”

Hai vợ chồng vừa khóc vừa bê bung xôi lập cập theo tiếng gọi vọng của núi rừng mà chạy mãi đến kiệt sức vẫn không gặp con. Họ đành đặt bung xôi xuống, cố gọi :

“- Ôi các con thương con quý Cơm thơm trộn cá con trứng luộc Bố thương mẹ quý đưa đến đây Về nhà ăn với bố mẹ, các con ơi ?”

Tiếng gọi vừa dứt thì đàn chim Pung bay đến sà xuống đậu quanh cả khu rừng hót vang:

“Pung pung, pung pung Chúng con ăn quả và quả sấu đã quen Còn cơm xôi xin nhường bố mẹ Nằm cành sấu cành me đã ấm đã êm Chúng con không về nhà được nữa đâu bố ơi mẹ à!”

Xem thêm  Lý thuyết Tích vô hướng của hai vectơ lớp 10 (hay, chi tiết)

Đến lúc đó, hai vợ chồng mới biết vì đói quá mà đàn con của mình đã tìm vào rừng kiếm ăn và hóa ra chim cả rồi. Lòng đau xót nước mắt chứa chan, họ lấy xôi tung ra cho chim. Vì thương con, vì đói, mệt, kiệt sức, vợ chồng gục vào bung xôi mà chết.

Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn con kêu vang rừng “Pung pung!” rồi lấy những nắm xôi còn lại đắp mồ cho bố mẹ. Từ chỗ ấy về sau, mọc lên một cây lạ có củ, củ có bột trắng thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài. Còn những nắm xôi được tung ra xung quanh lại mọc lên cây cơm xôi, quả chín ăn bùi và dẻo. Người ta nói: ấy là loại quả cứu đói người nghèo.

Đàn con hóa ra chim kêu pung pung vang rừng vào mùa lúa chín để nhắc nhở lại cảnh khổ của bố mẹ ngày xưa phải một nắng hai sương mới có được hạt ngô hạt lúa nuôi con.

(Truyện cổ dân tộc Khơ Mú)

Sự tích củ mài và cây cơm nguội mang đến bài học quý giá về lòng biết ơn và sự sẻ chia. Câu chuyện khắc họa rõ nét giá trị văn hóa và truyền thống của người Việt. Đọc truyện giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.Từ khóa: truyện cổ tích Sự tích củ mài, cổ tích củ mài, truyện củ mài Việt Nam, sự tích cây cơm nguội, cổ tích cây cơm nguội, truyện cây cơm nguội, ý nghĩa củ mài và cây cơm nguội, truyền thuyết củ mài, truyền thuyết cây cơm nguội, văn hóa Việt Nam, truyện dân gian Việt Nam.

Xem thêm  Giảm cân thần tốc từ 10 loại trái cây quen thuộc

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *