Soạn bài Ca dao hài hước

Soạn bài Ca dao hài hước | Soạn văn 10 hay nhất – Hệ thống toàn bộ các bài soạn văn lớp 10 đầy đủ, ngắn gọn, súc tích, hay nhất và bám sát theo nội dung sách giáo khoa.-Soạn bài Ca dao hài hước

Soạn bài Ca dao hài hước



Soạn bài Ca dao hài hước

Câu 1 (Trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới

– Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.

– Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

   + Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

   + Chàng trai muốn đám cưới linh đình

– Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”

→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

   + Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang

   + Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

Xem thêm  Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

   + Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

– Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

   + Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng

   + Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

– Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

   + Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài

   + Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

– Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

   + Lỗ mùi mười tám gánh lông

   + Đêm nằm ngáy o o

   + Đi chợ hay ăn quà

   + Trên đầu những rác cùng rơm

– Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

Xem thêm  Soạn bài Dục Thúy Sơn (trang 24, 25) - Kết nối tri thức

Câu 3 (trang 91 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

   + Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập

   + Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao

   + Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm

   + Tạo nhiều liên tưởng độc đáo

Bài 1 (Trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.

– Cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cái nghèo, tỏ ra vui, thích thú trong lời thách cưới

– Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan, yêu đời.

Bài 2 (trang 92 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Một số bài ca dao hài hước:

– Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

– Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.

– Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

– Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

Bài giảng: Ca dao hài hước – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Xem thêm  Top 30 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (siêu hay)


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *