Nhiệt phân Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2 | Cu(NO3)2 ra CuO | Cu(NO3)2 ra NO2

Nhiệt phân Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2 | Cu(NO3)2 ra CuO | Cu(NO3)2 ra NO2 – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-Nhiệt phân Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2 | Cu(NO3)2 ra CuO | Cu(NO3)2 ra NO2

Nhiệt phân Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2 | Cu(NO3)2 ra CuO | Cu(NO3)2 ra NO2

Phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 hay Cu(NO3)2 nhiệt độ tạo ra CuO và NO2 thuộc loại phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Cu(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

Nhiệt phân 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

1. Phương trình phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2

2Cu(NO3)2 →to 2CuO + 4NO2 + O2

2. Điều kiện xảy ra phản ứng

– Nhiệt độ cao.

3. Cân bằng phản ứng nhiệt phân Cu(NO3) theo phương pháp thăng bằng electron

CuN+5O−232→toCuO+N+4O2+O02

Ta có các quá trình:

4×1×N+5+1e→N+42O−2→O2+4e

Phương trình hoá học:

2Cu(NO3)2 →to 2CuO + 4NO2 + O2

4. Mở rộng về bài toán nhiệt phân muối nitrate

Các muối nitrate dễ bị phân hủy khi đun nóng:

+ Muối nitrate của các kim loại hoạt động (trước Mg):

Muối nitrate →to muối nitrite + O2

Ví dụ: 2KNO3→t02KNO2+O2

+ Muối nitrate của các kim loại từ Mg đến Cu:

Muối nitrate →tooxit kim loại + NO2 + O2

Ví dụ: 2Cu(NO3)2→t02CuO+4NO2+O2

+ Muối của những kim loại kém hoạt động (sau Cu):

Muối nitrate →to kim loại + NO2 + O2

Ví dụ: 2AgNO3→t02Ag+2NO2+O2

– Để giải dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

5. Một số phản ứng đặc biệt

Xem thêm  FeCl3 + Cu → FeCl2 + CuCl2 | FeCl3 ra FeCl2 | Cu ra CuCl2

NH4NO3 →to N2O + 2H2O

4Fe(NO3)2 →to 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1:Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe, NO2, O2.

D. Fe2O3, NO2 , O2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

4Fe(NO3)3 →to 2Fe2O3 + 12NO2↑ + 3O2

Câu 2:Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3−có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

A. (1) và (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

(1), (2) đúng.

(3) sai vì các muối nitrate của kim loại mạnh (kali, natri,…) khi bị nhiệt phân sinh ra muối nitrite và O2.

(4) sai vì các muối nitrate dễ bị nhiệt phân hủy.

Câu 3: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrate nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2

B. Cu(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2

C. Hg(NO3)2, AgNO3

D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Nhiệt phân các muối của các kim loại từ Mg đến Cu trong dãy hoạt động hóa học thu được oxit kim loại, khí NO2 và O2

Phương trình hóa học phản ứng minh họa:

2Cu(NO3)2 →to2CuO + 4NO2 + O2

4Fe(NO3)2 →to 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.

2Mg(NO3)2 →to2MgO + 4NO2 + O2

Câu 4. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

Xem thêm  Công thức cấu tạo của C3H6 và gọi tên | Đồng phân của C3H6 và gọi tên

A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4

B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4

C. AgNO3, Na2CO3, KCl, BaSO4

D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCl

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Phương trình phản ứng minh họa

CaCO3 →to CaO + CO2

Zn(OH)2 →to ZnO + H2O

2KNO3 →to2KNO2 + O2

2KMnO4→to K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 5: Trong các nhận xét dưới đây về muối nitrate của kim loại, nhận xét nào không đúng?
A. Tất cả các muối nitrate đều dễ tan trong nước

B. Các muối nitrate đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt

C. Các muối nitrate chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp

D. Các muối nitrate đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrate

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Muối nitrate được dùng như một chất nguyên liệu; trong phân bón, nghề làm pháo hoa, nguyên liệu của bom khói, chất bảo quản, và như một tên lửa đẩy, cũng như thuỷ tinh và men gốm.

Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm

A. K, NO2, O2.

B. KNO2, O2, NO2.

C. KNO2, O2.

D. K2O, N2O.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

2KNO3 →to2KNO2 + O2

Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là

A. CuO, O2.

B. CuO, NO2, O2.

C. Cu, NO2, O2.

D. Cu2O, O2.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Phương trình nhiệt phân

2Cu(NO3)2 →to 2CuO+ 4NO2 + O2.

Câu 8: copper (II) oxide có thể điều chế bằng cách

A. nhiệt phân Cu(OH)2.

B. nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. nhiệt phân Cu(OH)2.CuCO3.

D. cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

A. Đúng. Cu(OH)2 →t° CuO+H2O

B. Đúng. 2Cu(NO3)2 →to 2CuO + 4NO2 + O2

Xem thêm  Kì diệu rừng xanh lớp 5 (trang 51, 52) - Kết nối tri thức

C. Đúng. Cu(OH)2.CuCO3 →to 2CuO + CO2 + H2O

→ Cả cách A, B, C đều đúng.

Câu 9: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

A. Fe + dung dịch AgNO3

B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2

C. FeO + dung dịch HNO3

D. FeS + dung dịch HNO3

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Câu 10: Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 42,12.

C. 32,4. D. 48,6.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

nFe = 0,15 mol; nAgNO3= 0,39 mol

Fe + 2Ag+→ Fe2+ +2Ag0,15→0,3→0,15→0,3 mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3++Ag0,09 ← (0,39−0,3) → 0,09 mol

→ m = mAg = 0,39.108 = 42,12 gam

Câu 11:Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm:

A. CuO, FeO, Ag

B. CuO, Fe2O3, Ag

C. CuO, Fe2O3, Ag2O

D. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

A sai vì có Fe2O3

C sai vì không thể tạo ra Ag2O

D sai vì không tạo ra NH4NO2

Câu 12: Nhiệt phân các muối: KClO3, KNO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, KMnO4, Fe(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 đến khi tạo thành chất rắn có khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu oxit kim loại?

A. 4 B. 6

C. 5 D. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

2KClO3 →to 2KCl + 3O2

2KNO3 →to 2KNO2 + O2

2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2

2AgNO3 →to 2Ag + 2NO2 + O2

2NaHCO3 →to Na2CO3 + CO2 + H2O

2Ca(HCO3)2 →to 2CaO + 4CO2 + 2H2O

4Fe(NO3)2 →to 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.

2Cu(NO3)2 →to 2CuO + 4NO2 + O2

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-dong-cu.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *