Quy tắc dấu ngoặc (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Quy tắc dấu ngoặc (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức – Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Kết nối tri thức chi tiết đầy đủ Tập 1, Tập 2 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 6.-Quy tắc dấu ngoặc (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Quy tắc dấu ngoặc (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

Quy tắc dấu ngoặc (Lý thuyết Toán lớp 6) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-2) – (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Lời giải

a) (-2) – (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;

Xem thêm  Soạn bài Thần Trụ trời (trang 13) - Chân trời sáng tạo

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = – 6 – 4 + 11 = – 10 + 11 = 1.

Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.

Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a) 232 – (581 + 132 – 331);

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];

d) -321 + (-29) – 142 – (-72).

Lời giải

a) 232 – (581 + 132 – 331)

= 232 – 581 – 132 + 331

= (232 – 132) + (-581 + 331)

= 100 + (-250)

= – (250 – 100)

= – 150.

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16 

= 29 – 11 – 28 + 16

= 18 – 28 + 16

= -10 + 16

= 6

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]

= 24 + (-37) + 37 – 24 

= (24 – 24) + [(-37) + 37]

= 0 + 0 

= 0

d) -321 + (-29) – 142 – (-72)

= – 321 + (-29) -142 + 72 

= – 250 – 142 + 72 

= -392 + 72 

= -320

Bài tập Quy tắc dấu ngoặc

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);

b) 39 – (298 – 89) + 299.

Lời giải

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)

= 27 + 86 – 29 + 5 – 84 

Xem thêm  Toán lớp 6 Tập 2 sách mới | Giải Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán 6 Tập 2 hay nhất

= 113 – 29 + 5 – 84

= 84 + 5 – 84

= 89 – 84 

= 5

b) 39 – (298 – 89) + 299

= 39 – 298 + 89 + 299

= – 259 + 89 + 299

= -170 + 299

= 129

Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;

b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.

Lời giải

a) (23 + x) – (56 – x) 

= 23 + x – 56 + x 

= (23 – 56) + (x + x) 

= (-33) + 2x 

Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được: 

(-33) + 2.7 = (-33) + 14  = – (33 – 14) = – 19.

b) 25 – x – (29 + y – 8) 

= 25 – x – 29 – y + 8

= (25 – 29 + 8) – x – y 

= 4 – x – y 

Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:

4 – 13 – 11 = – 9 – 11 = – (9 + 11) = -20.

Học tốt Quy tắc dấu ngoặc

Các bài học để học tốt Quy tắc dấu ngoặc Toán lớp 6 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *