Top 50 Mở bài Bếp lửa (hay, ngắn gọn)

Top 50 Mở bài Bếp lửa (hay, ngắn gọn) – Tổng hợp các cách mở bài Văn lớp 9 cực hay, ngắn gọn của các bài phân tích, cảm nhận tác phẩm Ngữ văn 9 giúp bạn viết văn hay hơn.-Top 50 Mở bài Bếp lửa (hay, ngắn gọn)

Top 50 Mở bài Bếp lửa (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp trên 50 cách Mở bài Bếp lửa hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Mở bài Bếp lửa (hay, ngắn gọn)

Mở bài Bếp lửa – mẫu 1

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình… Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 2

Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niểm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoèn mắt, cùng người bà tảo tần sớm hôm nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 3

Có những kỉ niệm hóa thành động lực, sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, giông bão trong cuộc đời. Bằng Việt cũng mang trong mình những kỉ niệm tuổi thơ mà mãi mãi ông không bao giờ quên, ấy là kỉ niệm về bếp lửa và người bà mà ông yêu quý nhất. Tất cả những tình cảm đẹp đẽ, chân thành ấy đã được ông tái hiện đầy đủ nhất trong bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 4

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết bài thơ “Bếp lửa” vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học ở nước ngoài. Cảm xúc dào dạt, lời thơ đẹp, giọng thơ thiết tha bồi hồi, hình tượng thơ độc đáo. sáng tạo, đặc sắc, đó là ấn tượng của nhiều người khi đọc bài thơ “Bếp lửa” này.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 5

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ “Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh – một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 6

Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Còn đối với Bằng Việt, trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học… Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 7

Chiến tranh mang đến cho con người ta sự ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. Nó khiến cho bao nhiêu gia đình phải chịu sự chia cắt, bao nhiêu gian khổ gánh nặng lên vai người đi, người ở lại. Có ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh mới biết trân trọng sự bình yên.

Và Bằng Việt là một người đã có tuổi thơ như vậy, tuổi thơ sống trong chiến tranh phải sống xa bố mẹ, chiến tranh bắt người bà yêu dấu của ông phải một mình gánh vác trọng trách chăm lo cho người cháu. Cũng nhờ đó mà với ông bao nhiêu kỷ niệm gắn với tuổi thơ bên bà đã giúp ông sáng tác thành công bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà người ta dễ hoài niệm và nhớ về quá khứ.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 8

Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,… Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, che chở trong những ngày bố mẹ đi làm xa và niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 9

Thuở ấu thơ, lớn lên trong chốn làng quê nghèo khó, thường lưu lại trong lòng mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm khó quên. Đó có thể là gốc đa, giếng nước, hay những hôm đợi mẹ, đợi bà đi chợ về cho cái kẹo bột, cái bánh rán phủ đường. Đặc biệt đối với những con người phải xa quê hương, xa gia đình thì nỗi nhớ mong về quá khứ lại càng sâu sắc hơn cả. Trong trái tim người đi xa lúc nào cũng có một nỗi niềm mong nhớ về quê cũ, như trong Bếp lửa ấy là nỗi nhớ bà và bếp lửa hồng hồng ấm áp bà nhen mỗi sớm chiều.

Xem thêm  Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2 | Fe ra FeCl2 | Fe ra Cu | CuCl2 ra Cu | CuCl2 ra FeCl2

Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (Hà Nội ngày nay), ông là một trong những nhà thơ trẻ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ ông giàu tính suy tưởng, triết lý, trong sáng và gắn liền với tuổi trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên.

Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt còn là lưu học sinh đang du học tại Liên Xô cũ. Trong cái nỗi nhớ thương về người bà đã nuôi nấng mình từ thuở ấu thơ, Bằng Việt đã vết bài thơ để thể hiện những ân tình, ân nghĩa sâu nặng. Trước hết là đối với người bà tần tảo, lam lũ giàu đức hi sinh vô cùng thiêng liêng cao cả của mình, đồng thời thể hiện lòng yêu thiết tha đối với cội nguồn, đối với quá khứ, với quê hương đất nước, với gia đình và làng xóm của mình.

Bài thơ được in trong tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ in chung với Lưu Quang Vũ, xuất bản năm 1968. Toàn bộ tác phẩm là thế gới của kỷ niệm, là những dòng hồi tưởng thiết tha của Bằng Việt về tuổi ấu thơ của mình, về hình ảnh người bà thân yêu bên cạnh bếp lửa.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 10

Hẳn ai cũng có những quá khứ đẹp đẽ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước – điều đó đã đi sâu vào kí ức của những đứa trẻ thời chiến để hình thành nên mảng kí ức không thể nào quên. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà cha mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông dành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người

Mở bài Bếp lửa – mẫu 11

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, mượt mà khi viết về những kỉ niệm với gia đình, với lứa tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Bếp lửa, được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang học tập tại Liên Xô. Nhớ bà và nhớ những kỉ niệm về bà, Bằng Việt đã viết bài thơ này, nó được trích trong tập Hương cây – Bếp lửa cùng với Lưu Quang Vũ. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm thắm thiết của người cháu dành cho bà cũng như nỗi nhớ bà khôn nguôi của tác giả.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 12

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm”

Không biết vì lẽ gì hai câu thơ đó cứ theo tôi mãi trong suốt năm tháng xa nhà của mình. Mỗi lần nhớ về bà, nhớ về nhà tôi lại nhớ đến nó – nhớ đến “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 13

Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 14

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 15

Trong cuộc sống, có những kí ức và hoài niệm làm chúng ta luôn cố gắng để tìm về, trải qua những gian lao, khắc khổ, biến cố cuộc đời ta mới nhận ra những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình thật thiêng liêng và cao quý biết bao, nó là cả tuổi thơ, là bước đệm giúp ta vào đời. Với Bằng Việt “ Bếp lửa” chính là kí ức, là vật báu còn sót lại trong tâm trí mà ông muốn lưu giữ. Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả về những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, khiến cho biết bao thế hệ người đọc phải rung động cùng rung cảm với về tình bà cháu.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 16

Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 17

Bằng Việt sinh năm 1941, là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Năm 1963, Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp Lửa, một bài thơ có nhiều đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung. Đặc biệt có giá trị về mặt nội dung bài thơ, gợi lại những kỉ niệm về người bà, tình cảm bà cháu sâu sắc, thấm thía. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc đối với người đọc.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 18

Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ như thế, đọc lên không còn thấy câu thơ, chỉ thấy tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mỹ, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc ông viết nên những vần thơ xúc động, ám ảnh lòng người. Bài thơ là những dòng tâm sự xúc động về tình bà cháu, tình yêu quê hương được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa.

Xem thêm  Giới thiệu về tác giả Thanh Hải (hay, ngắn gọn)

Mở bài Bếp lửa – mẫu 19

Nhà thơ Bằng Việt sinh ngày 15/06/1941, quê ông thuộc xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho nền thi ca của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú và dồi dào với rất nhiều các tác phẩm có giá trị. Thơ Bằng Việt thiết tha, mượt mà và trong trẻo. Nhiều áng thơ đã khai thác tối đa những kỷ niệm cùng mơ ước của tuổi trẻ.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 20

Có những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu của câu chữ. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến với tình bà cháu gắn bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Bằng Việt đã thổi hồn vào “bếp lửa”, vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 21

Bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt không chỉ là một tác phẩm về tình cảm bà cháu mà còn là một bức tranh tương tác phong cách đẹp đẽ giữa tình yêu gia đình và tình yêu quê hương. Trong những dòng thơ tinh tế này thì chúng ta không thể không thấy rõ những dấu vết của tâm hồn tuổi thơ nơi mà tác giả đã dành cho người và kính yêu người bà đầy tần tảo và hy sinh cùng với bóng dáng của bếp lửa nồng đượm- biểu tượng của cuộc sống gia đình ấm áp. Tác phẩm này không chỉ là một bản diễn tả chân thực về tình cảm của tác giả đối với người bà yêu quý mà còn đưa chúng ta vào cuộc hành trình của tình bà cháu thiêng liêng. Bằng cách viết về người bà và những kỷ niệm ngọt ngào ẩn sau bức tranh bếp lửa ấm cúng thì Bằng Việt đã gợi mở về vài trò quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc sống của mỗi người. Tác phẩm thúc đẩy chúng ta suy tư về giá trị của sự kết nối với gia đình về những giá trị vĩnh cửu mà chúng ta mang theo trong hành trình cuộc sống.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 22

Trong cuộc hành trình đáng giá của cuộc đời thì tình cảm gia đình luôn đóng vai trò không thể thiếu và những gắn kết này có thể xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Tình bà cháu, tình cha con, tình anh em ruột thịt tất cả đều thể hiện sự thiêng liêng và quý báu của tình cảm gia đình. Khi ta trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hoặc phải rời xa quê hương thì ta mới càng thấy rõ được giá trị thiêng liêng của những mối quan hệ này. Bằng Việt trong bài thơ tuyệt vời mang tên ‘ Bếp lửa” đã chia sẻ những cảm xúc những hồi ức đầy xúc động và những suy tư sâu sắc về tình cảm giữa hai thế hệ bà cháu trong hoàn cảnh ở xa nhà xa quê hương. Khi chúng ta đọc được những dòng thơ của Bằng Việt thì chúng như đang sống lại những năm tháng tuổi thơ với biết bao ký ức đáng nhớ. Có bà và cháy cùng nhau tận hưởng những buổi sáng sớm và những bữa tối tại bếp lửa ấm cúng nơi mà tình cảm gia đình luôn rực cháy và ấm áp.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 23

Bằng Việt sinh vào năm 1941 tại quê hương thuộc tỉnh Hà Tây là một trong những tài năng thơ trẻ nổi lên trong thế hệ đầy biến động của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cuộc sống và sự nghiệp của ông thường được đắp đặt từ những kí ức ấm áp và những ước mơ tuổi thơ của mình. Thơ của Bằng Việt là một tác phẩm đặc biệt không chỉ là sự kể chuyện về quá khứ mà còn là sự sâu sắc, tinh tế và bình dị có sức mạnh làm rung động lòng người. Một trong những tác phẩm đặc biệt của ông là bài thơ ” Bếp lửa” được sáng tác vào năm 1963 khi ông đang xa cách quê hương để theo đuổi học vấn tại nước Nga. Từ phương xa thì nhà thơ không ngừng hồi tưởng về những kí ức của thời thơ ấu về quê hương đang bị cuốn vào cuộc chiến tranh đau thương và mất mát. Hình ảnh về bếp lửa nồng ấm và hình tượng của người bà hiền lành đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc tạo nên một bức tượng của người bà hiền lành đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc để tạo nên một bức tranh tinh tế về sự ấm áp và tình thân thuộc giữa những thăng trầm của thời kỳ khó khăn và biến động lịch sử.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 24

Trong cuộc hành trình của cuộc sống chúng ta không ngừng tìm kiếm những kí ức và hoài niệm quý báu những khoảnh khắc đáng nhớ để nắm vững và thắp sáng trong tâm hồn. Thông qua những gian lao, khắc khổ và biến cố cuộc đời ta mới nhận ra giá trị tinh túy của những điều tưởng chừng nhỏ bé xung quanh mình. Đó là những khoảnh khắc thiêng liêng và quý báu đó là tuổi thơ với những bước đệm đưa ta vào cuộc hành trình đầy ý nghĩa. Đối với Bằng Việt thì tác giả của Bếp lửa ký ức là một kho báu quý giá một món quà đáng trân trọng mà ông áo ước lưu giữ. Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho những hồi tưởng của ông về những năm tháng ấm áp bên bà, những thời kỳ khi cùng bà cháy lên ngọn lửa nồng nhiệt của tuổi thơ. Điều này đã gợi lên những tác giả một dây kết mạnh mẽ với quá khứ và tình cảm đặc biệt giữa ông và bà. Và thông qua câu chuyện của Bếp lửa ông đã khiến cho nhiều thế hệ người đọc đổ vào thế giới của tình thân và cảm nhận sâu sắc về tình yêu của bà cháu.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 25

Những ký ức của tuổi thơ đáng lẽ không ai có thể tránh khỏi chúng. Tế Hanh nhớ về con sông xanh biếc nơi mà cô và những người bạn thân của mình thường lặn mình trong nước nở những nụ cười và tận hưởng những khoảnh khắc vui đùa đáng nhớ ấy. Giang nam lại dìm nhớ những ngày ” còn thơ hai buổi đến trường” những bài học những lần gặp gỡ bạn bè và những giấc mơ trẻ thơ. Nguyễn Duy chia sẻ về những ký ức của mình, nơi có một sân ” chơi đáo, chơi vòng” với những người bạn đồng trang lứa nơi mà tuổi thơ của anh được tự do quây quần với đồng ruộng và thiên nhiên xanh biếc. Bằng Việt cũng bày tỏ về những kí ức đáng quý của tuổi thơ với hình ảnh người bà thân yêu luôn ấp ủ tình cảm bà cháu thân thường tạo nên một tình yêu ấm áp và mạnh mẽ. Chính tình cảm này đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ đầy xúc động và sâu lắng của Bằng Việt bài thơ ” Bếp lửa”

Mở bài Bếp lửa – mẫu 26

Tuổi thơ của mỗi con người đáng dấu bởi hành loạt những ký ức ngọt ngào được tạo nên bên những người thân yêu và những người bạn đồng hành. Đó là thời kỳ đầy cảm xúc nơi chúng ta xây dựng nên những mối tình đáng trân trọng những kỷ niệm đáng nhớ. Những ký ức ấy không chỉ tạo nên một phần quá khứ của chúng ta mà còn là nguồn cảm hứng để bước vào tương lai. Tình cảm trong tuổi thơ thường thiêng liêng và trường tồn. Nó xuất hiện trong những khoảnh khắc ấm áp của tình yêu gia đình, tình bạn tình anh em và tình yêu quê hương. Có rất nhiều tác phẩm văn học và thơ ca đã được sáng tác dựa trên những tình cảm này nhằm tạo nên những tác phẩm đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Bằng Việt một tác giả tài năng đã viết lên bài thơ ” Bếp lửa” dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của tình cảm và niềm nhung nhớ với người bà yêu quý của tác giả. Đây là một bài thơ đầy tình cảm với những khoảnh khắc ấm áp bên bếp lửa tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Xem thêm  30+ Phân tích truyện ngắn Làng (hay, ngắn gọn)

Mở bài Bếp lửa – mẫu 27

Có những bản hòa nhạc có những bài thơ những tác phẩm nghệ thuật chỉ vẻ đẹp trong lòng trái tim người nghe hoặc người đọc nhưng chúng đã điểm đánh dấu trong họ để mãi mãi vang vọng trong tâm hồn. Đương nhiên khi ta tìm hiểu về thơ của Bằng Việt thì ta sẽ cảm nhận được sự phép thuật độc đáo trong từ từ từng câu của tác gải. Bài thơ ” Bếp lửa” nằm trong những tác phẩm của nhà thơ Bằng Việt đã chảy mạch trong những năm tháng đầy những sóng gió của thời kỳ kháng chiến đầy đau thương những lại ở trong đó là không khí về tình yêu gia đình mà bà con cháu đã gắn bó  và những ký ức khắc sâu vào trái tim quan những tháng năm thăng trầm và khó khăn từ niềm vui nho nhỏ của tuổi thơ. Bằng Việt như một nhà thơ tài hoa đã thổi hồn vào bài thơ ” Bếp lửa” làm cho một khoảnh khắc quá khứ tốt đẹp nhất trở nên sống động và mãi mãi trong trí nhớ của chúng ta.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 28

Chỉ cần một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ cần một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm… Những điều nhỏ nhoi, giản dị như thế, nhưng lại chứa đựng biết bao nghĩa tình, đậm đà và tha thiết đến mức lắng sâu trong trái tim. Thật ra, có lẽ những thứ giản dị nhất thường là hiện thân của những tình cảm thiết tha và chân thành, những ký ức thiêng liêng mà ta không thể nào phai mờ. Tiếng gà trưa đó đã đánh thức trong tâm hồn của Xuân Quỳnh những kí ức đáng quý về thời thơ ấu, những khoảnh khắc ấm áp trong tình yêu thương của bà. Còn đối với Bằng Việt, bếp lửa lại trở thành một biểu tượng của tình thân thiết và ấm áp, một dấu ấn không thể nào quên trong cuộc sống của ông và bà cháu.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 29

Mỗi khi xa quê hương, mọi người đều nhớ về những góc ký ức gần gũi và thân thương nhất. Tế Hanh dành những suy tư ấm áp cho dòng sông quê hương, một phần ký ức trải dài qua thời gian. Giang Nam lại truyền tải những hồi ức về những buổi trốn học đuổi bướm, những ngày thơ ấu đầy trí thú với những chuyến phiêu lưu. Rồi còn “kẻ nhớ canh rau muống”, và “người nhớ cà đầm tương”, những hình ảnh nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày, những thứ mà chúng ta thường xuyên coi là bình thường đến lãng quên, nhưng khi xa quê họ, chúng lại trở nên quý giá, khắc sâu trong tâm trí. Bằng Việt, trong những năm tháng du học ở Liên Xô, mang trên vai ta cái nặng của những kỷ niệm về quê hương và gia đình. Hình ảnh bếp lửa và người bà thân thương luôn hiện hữu trong tâm trí ông, như một biểu tượng của tình thân mạnh mẽ và tình ân nghĩa giàu đáng kính.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 30

Trong cuộc sống của chúng ta, tình cảm gia đình luôn đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Đó có thể là tình yêu thương giữa bà cháu, sự gắn kết giữa cha con, tình thân ái trong anh em ruột thịt. Những tình cảm này trở nên đặc biệt thiêng liêng và trân quý hơn khi ta trưởng thành hơn, bước chân ra khỏi cuộc sống quen thuộc hoặc phải rời xa quê hương. Bằng Việt đã viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương, và qua những dòng thơ ấy, ông đã truyền đạt đến người đọc những cảm xúc chân thành và sâu lắng. Những hồi tưởng xúc động, những suy tư triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu đã được thể hiện một cách tinh tế và chân thành qua từng câu thơ. Khi đọc những bài thơ của Bằng Việt, ta cảm nhận như mình đang sống lại những năm tháng tuổi thơ đáng nhớ, với biết bao kỷ niệm và hình ảnh đẹp, có người bà luôn ở bên sáng sớm và tối muộn, có bếp lửa ấm áp bật lên trong mỗi bữa ăn gia đình.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 31

Bằng Việt, một trong những nhà thơ nổi tiếng của thế kỷ XX, bắt đầu sáng tác thơ vào những năm 60, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông được ví như những bức tranh lụa, toát lên vẻ đẹp trong sáng, mượt mà, và đặc biệt là sâu sắc khi ông viết về những ký ức của tuổi thơ, tuổi học trò, và tình cảm gia đình. Bài thơ “Bếp lửa” có thể xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Bằng Việt, thể hiện rõ đặc điểm thơ của ông cũng như phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Được sáng tác vào năm 1963, khi ông đang là sinh viên ngành luật tại Liên Xô, bài thơ này là tập thơ đầu tay của ông, sau này được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang Vũ. Qua bài thơ “Bếp lửa,” người đọc được đắm chìm trong tình cảm bà cháu bình dị, nhưng vô cùng sâu sắc và đáng trân trọng. Bằng Việt đã khắc họa một bức tranh tình thân thương với sự tinh tế và biểu đạt cảm xúc một cách rất riêng của mình, để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 32

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình, một tuổi thơ trong sáng, hạnh phúc, hoặc một tuổi thơ dữ dội, đau thương,… nhưng sâu trong trái tim mỗi người, những kỉ niệm, những hồi ức về tuổi thơ luôn là thứ có sức ám ảnh sâu sắc và lớn lao nhất cuộc đời mà ta mãi không thể quên. Nó sẽ đi theo ta suốt những chặng đường đầy thăng trầm của đời ta, ăn sâu vào tâm khảm và ngự trị vĩnh hằng trong tim ta… Dù tuổi thơ ta có ngọt ngào hay cay đắng, thì vẫn còn có một hoặc nhiều con người đã nâng đỡ ta, chăm sóc ta,… và để lại dấu ấn làm kỉ niệm sống mãi theo thời gian, năm tháng…. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ như thế… Một tuổi thơ đói khổ, cô đơn nhưng lại đầy đủ, ấm áp và hạnh phúc vô cùng!

Mở bài Bếp lửa – mẫu 33

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 34

Tình yêu thương, lòng biết ơn và ký ức tuổi thơ luôn là hành trang quý giá nâng bước chân ta vào đời. Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong vòng tay che chở của mẹ, sự ấm áp của tình cha. Nhưng, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn và giàu ý nghĩa hơn nếu tuổi thơ chúng ta có một người bà để yêu quý bà và được bà yêu quý.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 35

Quê hương là nơi yên bình và đẹp đẽ, nơi lưu giữ những kỷ niệm thuở ấu thơ, nơi có gia đình, có căn bếp thân thương nồng khói. Để mỗi khi ta đi xa, lại man mác nhớ về và viết lên những vần thơ thật đẹp. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ như vậy.

Mở bài Bếp lửa – mẫu 36

Bằng Việt là một nhà thơ hiện đại nổi bật của thơ ca Việt Nam với những sáng tác mới mẻ, giàu cảm xúc. Cùng với Lưu Quang Vũ, nhà thơ đã chắp bút viết nên tập thơ đầu tay “Hương cây – Bếp lửa” đã gieo vào lòng người đọc biết bao xúc cảm, bồi hồi. “Bếp lửa” là một bài thơ nổi bật trong tập thơ ấy, là dấu ấn đặc sắc trong sự nghiệp văn chương, góp phần khẳng định tài năng, cảm quan nghệ thuật của nhà thơ Bằng Việt.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *