Nội dung bài viết
5+ Phân tích Việt Bắc khổ 5 (điểm cao) – Tổng hợp các bài văn mẫu đạt điểm cao chọn lọc từ các bài văn hay nhất của học sinh trên cả nước.-5+ Phân tích Việt Bắc khổ 5 (điểm cao)
5+ Phân tích Việt Bắc khổ 5 (điểm cao)
Phân tích Việt Bắc khổ 5 hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Phân tích Việt Bắc khổ 5 (điểm cao)
Phân tích Việt Bắc khổ 5 – mẫu 1
Khi nhận xét về bài thơ Việt Bắc, Xuân Diệu đã từng nói: “Việt Bắc là đỉnh cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Quả thật đúng như vậy. Tác phẩm này tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu. Bài thơ là bản hùng ca chói ngời sắc đỏ, tổng kết một giai đoạn lịch sử gian khổ, hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở khổ thơ thứ năm, nhà thơ đã làm nổi bật nỗi nhớ về cảnh và người trong kháng chiến.
Bài thơ “Việt Bắc” ra đời khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Vào tháng 10 – 1954 cơ quan trung ương Đảng chính phủ chuyển từ Việt Bắc trở về thủ đô hoa vàng. Cuộc chia tay lịch sử giữa đồng bào Việt Bắc và người kháng chiến về xuôi có biết bao xúc động, bùi ngùi khiến tác giả Tố Hữu viết bài thơ. Bài thơ vừa là bản hùng ca ngợi ca một giai đoạn lịch sử hào hùng của cả dân tộc, vừa là bản tình ca tươi xanh ngợi ca nghĩa tình cách mạng.
Ở khổ thơ thứ năm, người đọc cảm nhận được nỗi nhớ về cảnh và người của tác giả như khỏa lấp cả không gian và thời gian:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Nhà thơ đã sử dụng lối so sánh ví von quen thuộc trong ca dao. “Nhớ gì như nhớ người yêu” nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết giữa người đi – kẻ ở. Tố Hữu nhớ về những không gian thơ mộng, trữ tình “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”. “Nhớ từng bản khói cùng sương” là nỗi nhớ về những bản làng đơn sơ chìm khuất trong khói chiều sương núi. Còn hình ảnh “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” là nỗi nhớ về ánh lửa nhà sàn, phản chiếu bóng dáng người thương vẫn đi về khuya sớm. Chính những khung cảnh ấm áp đó đã khiến cho người đi không khỏi lưu luyến, bịn rịn. Không chỉ vậy, bằng việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê “rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”, tác giả đã kể ra những không gian bình dị, địa danh quen thuộc. Mỗi nơi đều đã trở thành một phần máu thịt trong cuộc sống của người ra đi. Bởi lẽ, chỉ cần nghe tên những địa danh đó thì trong lòng người chiến sĩ sẽ thức dậy bao kỉ niệm và tình yêu thương. Cùng nói về nỗi nhớ đó, Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết “Tình yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng, yêu như muốn nêu mãi tên lên mà gọi chỉ một cái tên thôi cũng đủ chấn động cả tâm hồn”.
Ngoài nỗi nhớ về không gian Việt Bắc, nhà thơ còn nhắc lại những ngày tháng kháng chiến gian khổ mà nghĩa tình:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
Những cụm từ “đắng cay ngọt bùi”, củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa” đã gợi cho người đọc hình dung ra cuộc sống thiếu thốn, vất vả trăm bề của quân và dân ta trong những ngày đầu kháng chiến. Không chỉ vậy, những từ “sẻ”, “cùng”, “chia” đã nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ giữa người lính và người dân Việt Bắc. Rõ ràng quân và dân ta thiếu ăn nhưng không đói, thiếu mặc nhưng không rét bởi vì có tình người chia sẻ và sưởi ấm. Cụm từ “thương nhau” thật hay và ý nghĩa. Chính tình yêu thương đã làm nên sức mạnh chiến đấu, là cội nguồn sâu xa của nỗi nhớ thương và nghĩa tình thủy chung son sắc.
Những câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ về người mẹ Việt Bắc trong công việc lao động hàng ngày:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên mạng rẫy bẻ từng bắp ngô”
Cụm từ “Nắng cháy lưng” gợi nỗi vất vả gian lao và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ Việt Bắc. Người mẹ ấy ngày ngày “địu con lên rẫy”, vừa trông con, vừa lao động. Hành động đó thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh và bản lĩnh kiên cường của người mẹ, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để nuôi con, nuôi bộ đội. Người mẹ Việt Bắc chính là biểu tượng tuyệt đẹp của người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến.
Không chỉ vậy, nhà thơ còn nhớ về cuộc sống sinh hoạt vui tươi trong những ngày kháng chiến:
” Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vàng núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Nhà thơ nhớ không khí của lớp bình dân học vụ, nhớ những đêm liên hoan văn nghệ vui tươi, nhớ những ngày tháng đi công tác với các bạn. Tất cả những kỉ niệm tươi đẹp đó như thức dậy cả tâm hồn thi nhân. Những ngày đó đó tuy vất vả, gian lao nhưng tiếng hát yêu đời của vẫn cất cao vang vọng núi rừng. Âm thanh của “tiếng mõ rừng chiều”, “tiếng chày đêm nện cối” là tiếng của núi rừng Việt Bắc làm nên bản hòa âm độc đáo vang vọng mãi trong lòng người ra đi.
Bằng giọng điệu thơ tâm tình, nhẹ nhàng kết hợp với việc sử dụng điệp ngữ “nhớ” được lặp lại nhiều lần, Tố Hữu đã làm nổi bật nỗi nhớ về khung cảnh và con người Việt Bắc. Qua đây, tác giả muốn nhắc nhở người đọc về khoảng thời gian lịch sử đáng nhớ của cả dân tộc. Dù khó khăn vất vả nhưng tình người vẫn ấm áp. Chính điều đó đã làm nên chiến thắng cho cả dân tộc.
Dàn ý Phân tích Việt Bắc khổ 5
1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ 5 bài thơ “Việt Bắc”.
2. Thân bài:
a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Tố Hữu là nhà văn tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Thơ của ông luôn song hành mật thiết với từng chặng đường của cách mạng.
– Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 7 năm 1954 và được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Việt Bắc” là tâm tình của người về xuôi nhớ tới những ân tình cách mạng.
b. Phân tích khổ 5 bài thơ Việt Bắc:
– Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc của người về xuôi được thể hiện ở 6 câu thơ đầu khổ thơ:
+ Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng được so sánh như “nhớ người yêu”.
+ Nỗi nhớ bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, lên cả thời gian và không gian qua hình ảnh bếp lửa, sớm khuya đi về.
– Nỗi nhớ về những kỉ niệm ở Việt Bắc của người về xuôi:
+ Nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ, chia nhau củ sắn, bát cơm, chăn đắp.
+ Nỗi xót xa về nỗi khổ cơ cực của đồng bào miền núi qua hình ảnh người mẹ địu con bẻ ngô.
+ Nỗi nhớ về những năm tháng cơ quan, tiếng hát say sưa yêu đời hòa chung cùng tiết tấu tiếng nhạc “chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
c. Đánh giá:
– Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người và những kỉ niệm cùng với đồng đội khi còn ở Việt Bắc.
– Nhịp điệu hài hòa, uyển chuyển, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đi sâu vào tâm trí người đọc, thể hiện tài năng sáng tác của Tố Hữu.
3. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung khổ 5 bài thơ “Việt Bắc”.
Phân tích Việt Bắc khổ 5 – mẫu 2
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Phải chăng mỗi một vùng đất ta đặt chân đến đều là những kỉ niệm đáng nhớ bởi thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây. Với nhà thơ Tố Hữu khi đặt chân đến với núi rừng Việt Bắc cũng vậy, ông bị ấn tượng bởi thiên nhiên và con người nơi đây cho nên đã gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với Tây Bắc. Nỗi nhớ về thiên nhiên, về con người Việt Bắc Bắc của cán bộ về xuôi được nhà thơ Tố Hữu phác họa lại qua khổ thơ thứ 5 trong bài thơ “Việt Bắc” một cách đầy tinh tế:
Tố Hữu là nhà văn tiêu biểu của thơ ca cách mạng, ông có những đóng góp và cống hiến lớn cho văn học và cách mạng Việt Nam. Thơ của ông luôn song hành mật thiết với từng chặng đường của cách mạng. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 7 năm 1954 và được đánh giá là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Việt Bắc” là tâm tình của người về xuôi nhớ tới những ân tình cách mạng.
Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc của người về xuôi được thể hiện ở 6 câu thơ đầu khổ thơ:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bàn khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
Nhà thơ sử dụng cách nói quen thuộc trong ca dao để diễn tả về nỗi nhớ Việt Bắc. Cách diễn tả nỗi nhớ đặt trong sự so sánh với nỗi nhớ người yêu thật độc đáo xuất phát từ tình cảm cách mạng để nói tới những ân tình cách mạng. Nỗi nhớ ấy thật khó tả bởi vì “Nhớ ai bổi hồi bồi hồi/ Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”. Từ đó có thể thấy, nỗi nhớ của người về xuôi với Việt Bắc vô cùng da diết và cháy bỏng. Nhà thơ đã “phải lòng đất nước của mình” cho nên tình yêu đất nước được ông ví như tình yêu đôi lứa đầy cháy bỏng và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nỗi nhớ ấy còn bao trùm lên toàn bộ cảnh vật, lên cả thời gian và không gian qua hình ảnh trăng, qua từng bản khói, qua hình ảnh bếp lửa. Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cách mạng bởi trăng là người bạn tâm tình của người chiến sĩ cách mạng. Trong bài thơ “Đồng chí” ta cũng bắt gặp hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong đêm chờ giặc tới của nhà thơ Chính Hữu. Nhưng trong “Việt Bắc” trăng lại gợi ra sự thơ mộng của núi rừng bởi đây chính là thời điểm hẹn hò thích hợp của đôi lứa. Nỗi nhớ về Việt Bắc lan tỏa ra cả lưng nương bởi tình yêu đối với con người lao động miệt mài của người về xuôi. Tình cảm ấy được khẳng định bởi “sớm khuya bếp lửa” gắn liền với tình cảm yêu mến của “người thương đi về”. Không chỉ vậy, nỗi nhớ về Việt Bắc còn được mở rộng theo vùng không gian trong khu căn cứ Việt Bắc với “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.
Không chỉ nhớ về thiên nhiên, về con người Việt Bắc mà người về xuôi còn nhớ tới những kỉ niệm ở Việt Bắc cùng đồng đội:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
…
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Có lẽ những năm tháng kháng chiến đã để lại trong lòng người cán bộ về xuôi một kỉ niệm không bao giờ phai mờ. Hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến khiến họ phải chia nhau từng củ sắn, bát cơm, mảnh chăn nhỏ. Đó là những ngày tháng đồng cam cộng khổ vì một mục tiêu cao cả đó là giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Thời gian chung sống với đồng bào Việt Bắc đã khiến cho người về xuôi nhớ cả đến hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo sớm hôm “địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” mà không quản gian lao khó nhọc để nuôi sống gia đình và tiếp sức cho cán bộ kháng chiến. Những tình thương yêu cao cả và vô cùng đẹp đẽ đó đã khiến cho người về xuôi không khỏi xót thương và cảm phục trong lòng. Những tiếng đánh vẫn ngọng nghịu của lớp học “i tờ” cũng khiến cho người về xuôi phải bồi hồi khi nhớ về Việt Bắc bởi đó là niềm vui, niềm tự hào của đồng bào miền núi khi được học chữ của cách mạng, của Bác Hồ. Nỗi nhớ của người về xuôi còn hướng về những năm tháng cơ quan với tiếng hát say sưa yêu đời hòa chung cùng tiết tấu tiếng nhạc “chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người và những kỉ niệm cùng với đồng đội khi còn ở Việt Bắc. Nhịp điệu hài hòa, uyển chuyển, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng đi sâu vào tâm trí người đọc, thể hiện tài năng sáng tác của Tố Hữu. Bởi vậy mà bài thơ “Việt Bắc” được đánh giá là một bản tình ca và một khúc hùng ca hoành tráng.
Qua khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Việt Bắc” ta thấy được nỗi nhớ da diết của người về xuôi với Việt Bắc. Đó là tình cảm da diết, chân tình với cách mạng của những tấm lòng yêu nước. Đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi những ngôn từ nhẹ nhàng, da diết có chút hóm hỉnh của nhà thơ Nguyễn Tuân.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn