Công thức tính động năng hay, chi tiết hay nhất | Vật lí lớp 10 – Tóm tắt công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng đầy đủ, chi tiết giúp học sinh dễ dàng nhớ được công thức Vật Lí 10.-Công thức tính động năng hay, chi tiết hay nhất – Vật lí lớp 10
Công thức tính động năng hay, chi tiết hay nhất – Vật lí lớp 10
Công thức tính động năng hay, chi tiết hay nhất
Bài viết Công thức tính động năng hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa
áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính động năng hay, chi tiết.
1. Khái niệm
– Mọi vật xung quanh ta đều có mang năng lượng. Khi mọi vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng. Quá trình trao đổi năng lượng này diễn ra dưới những dạng khác nhau: thực hiện công, truyền nhiệt… .
– Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động.
Cô gái đang chạy bộ, cô gái có động năng
2. Công thức
Động năng (Wđ) của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:
Wđ =½ mv2 (J)
Trong đó:
Wđ: Động năng của vật (J)
m: Khối lượng của vật (kg)
v: Vận tốc của vật (m/s)
3. Kiến thức mở rộng
– Từ công thức động năng, ta có thể tính:
+ Vận tốc của vật:
+ Khối lượng của vật:
– Các đơn vị của động năng:
– Động năng là đại lượng vô hướng và luôn có giá trị dương.
– Vận tốc có tính tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, cho nên động năng cũng có tính tương đối. Thông thường khi không nói đến hệ quy chiếu, ta hiểu động năng được xác định trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.
– Công thức tính động năng xác định động năng của chất điểm chuyển động và cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến vì khi đó mọi điểm của vật có cùng một vận tốc.
– Định lý động năng: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Trong đó:
là động năng ban đầu của vật (J)
là động năng lúc sau của vật (J)
A là công của các ngoại lực tác dụng vào vật (J)
+ Khi lực tác dụng sinh công dương thì động năng của vật tăng (vật sinh công âm).
+ Khi lực tác dụng sinh công âm thì động năng của vậtgiảm (vật sinh công dương).
– Bảng một số ví dụ về động năng:
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với mặt đất là bao nhiêu?
Lời giải
Ta có, vận tốc của người so với mặt đất là: v = 72km/h = 20m/s
=> Động năng của người so với mặt đất là:
Bài 2:Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h. Tác dụng vào vật một lực F không đổi thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tính công của lực tác dụng. Lấy g = 10m/s2.
Lời giải
Ta có: m = 0,5kg
v1 = 18km/h = 5m/s
v2 = 36km/h = 10m/s
Áp dụng định lí động năng:
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn