Al + HCl → AlCl3 + H2

Al + HCl → AlCl3 + H2 – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-Al + HCl → AlCl3 + H2

Al + HCl → AlCl3 + H2

Phản ứng Al + HCl tạo ra AlCl3 và khí H2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Al có lời giải, mời các bạn đón xem:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Điều kiện phản ứng

   – Điều kiện bình thường.

   – Tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

   – Cho Al phản ứng với dung dịch axit HCl tạo muối nhôm clorua và có khí H2 bay ra.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

   – Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm Al và sủi bọt khí không màu.

Bạn có biết

   Tương tự Al, các kim loại khác đứng trước Hiđro trong dãy điện hoá có phản ứng với dung dịch axit HCl tạo muối clorua và có khí H2 bay ra.

Ví dụ 1:Phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

   B. Hỗn hợp gồm Ba(NO3)2 và NaHCO3 có thể tan hoàn toàn trong nước dư.

   C. Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được hỗn hợp gồm Mg, Al2O3 và MgO.

Xem thêm  Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

   D. Cr(III) oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường.

   Hướng dẫn giải

   Chọn B.

   A sai, 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2; 2Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.

   C sai, Al2O3 tan trong NaOH còn Mg, MgO thì không tan trong NaOH → Không phân biệt được.

   D sai, Cr(III) oxit tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng.

Ví dụ 2:Cho các phản ứng sau:

   (1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

   (2). HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O

   (3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O

   (4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

   (5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

   (6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

   (7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

   (8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

   (9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

   Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là bao nhiêu?

   Hướng dẫn giải

   5 phản ứng HCl thể hiện tính khử, 3 phản ứng HCl thể hiện tính oxi hóa.

   HCl thể hiện tính khử khi có khí Cl2 bay ra bao gồm các phản ứng:

   (3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O

   (9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

   (5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

   (7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

   (1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O

   HCl thể hiện tính oxi hóa khi có khí H2 bay ra bao gồm:

   (4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

   (8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

Xem thêm  FeS + HNO3 → H2O + H2SO4 + NO ↑ + Fe(NO3)3 | FeS ra Fe(NO3)3

   (6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

Ví dụ 3:Cho 5,4 gam Al hòa tan trong dung dịch axit HCl dư thu được V lít khí H2. Hỏi giá trị V bằng bao nhiêu?

   A. 1,12 lit.

   B. 2,24 lit.

   C. 3,36 lit.

   D. 6,72 lit.

   Hướng dẫn giải

   Chọn D.

   nAl =2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 | Cân bằng phương trình hóa học=0,2 mol

    6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

   0,2 —————→ 0,3

    ⇒ VH2=0,3.22,4=6,72 lit.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-nhom-al.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *