Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí (có lời giải)

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí (có lời giải) – Tổng hợp và hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng địa lí như vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đọc Atlat giúp bạn đạt điểm cao bài thi môn Địa Lí.-Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí (có lời giải)

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí (có lời giải)

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí (có lời giải)

Tải xuống

A. LÝ THUYẾT

1. Cách vẽ biểu đồ miền

Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

– Phân tích và xử lí số liệu.

– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.

– Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

Bước 2: Vẽ biểu đồ

– Xây dựng hình chữ nhật hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).

– Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau.

– Năm đầu tiên và năm cuối cùng chính là trục tung 2 bên.

– Khoảng cách năm thật chính xác.

– Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên.

– Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).

– Trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… cần phải xử lý % trước khi vẽ.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

– Ghi số liệu ở giữa của miền.

– Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

2. Cách nhận xét biểu đồ miền

– Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.

– Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu tố c.

– Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?

– Kết luận và giải thích.

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 (Đơn vị: %)

Năm

1995

2000

2005

2010

2015

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

25,3

37,2

36,1

45,1

48,1

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

28,4

33,9

41,0

34,1

32,7

Hàng nông – lâm – thủy -sản

46,3

28,9

22,9

20,8

19,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2015?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí có giải chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2015

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta có sự chuyển dịch.

+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (22,8%) nhưng không ổn định (1995 – 2000 và 2005 – 2015 tăng; 2000 – 2005 giảm).

+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (4,3%) nhưng không ổn định (1995 – 2005 tăng, 2005 – 2015 giảm).

+ Hàng nông – lâm – thủy sản có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 27,1%.

* Giải thích

– Các mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên là do nước ta áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác, chế biến khoáng sản nhưng chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô nên giá trị vẫn còn thấp.

– Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong nước, các lợi thế về nguồn lao động,… nhưng do chịu ảnh hưởng của thị trường nên không ổn định.

– Hàng nông – lâm – thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có nhiều khắt khe từ các thị trường nhập khẩu (Nhật Bản, Hoa Kì, Anh,…) nên không ổn và tăng chậm dẫn đến tỉ trọng giảm nhanh trong những năm gần đây.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016

(Đơn vị: %)

Năm

Đông xuân

Hè thu

Mùa

2000

39,9

29,9

30,2

2005

40,1

32,1

27,8

2010

41,2

32,5

26,3

2016

40,4

37,2

22,4

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí có giải chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 – 2016

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự thay đổi qua các năm.

Xem thêm  Lời bài hát Đoàn ca mới nhất

– Lúa đông xuân chiếm tỉ trọng lớn nhất (40,4%), tiếp đến là lúa hè thu (37,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là lúa mùa (22,4%).

– Tỉ trọng diện tích lúa phân theo mùa vụ có sự chuyển dịch:

+ Lúa đông xuân tăng lên liên tục và tăng thêm 0,5%.

+ Lúa hè thu tăng lên liên tục và tăng thêm 7,3%.

+ Lúa mùa giảm liên tục và giảm 7,8%.

* Giải thích

– Diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự chuyển dịch là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, nhiều giống mới chịu hạn và lạnh tốt được sử dụng rộng,… đặc biệt là việc mở rộng diện tích lúa vào mùa hè thu và đông xuân.

– Lúa mùa có tỉ trọng giảm chủ yếu do diện tích tăng chậm hơn so với lúa đông xuân và lúa hè thu.

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: Nghìn tấn)

Loại hàng Năm

2010

2013

2015

2017

Hàng xuất khẩu

5461

7118

9916

11661

Hàng nhập khẩu

9293

13575

14859

17856

Hàng nội địa

7149

13326

13553

16730

Tổng

21903

34019

38328

46247

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?

b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x 100%.

– Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: %)

Loại hàng Năm

2010

2013

2015

2017

Hàng xuất khẩu

24,9

20,9

25,9

25,2

Hàng nhập khẩu

42,4

39,9

38,8

38,6

Hàng nội địa

32,7

39,2

35,3

36,2

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

* Vẽ biểu đồ

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí có giải chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi nhưng không lớn.

– Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu.

+ Tỉ trọng hàng xuất khẩu tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 giảm; 2013 – 2015 tăng).

+ Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và giảm 3,8%.

+ Tỉ trọng hàng nội địa tăng nhẹ (3,5%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 tăng; 2013 – 2015 giảm).

– Khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa đều tăng lên liên tục: hàng xuất khẩu tăng thêm 6200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng thêm 8563 nghìn tấn và hàng nội địa tăng 9581 nghìn tấn.

– Hàng nội địa tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).

* Giải thích

– Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng nhanh.

– Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên nền tỉ trọng giảm => Xu hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hạn chế hàng nhập khẩu, chủ động sản xuất các mặt hàng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập nền kinh tê khu vực và trên thế giới.

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2006 – 2014 (Đơn vị: %)

Năm

2006

2008

2009

2010

2012

2014

Khu vực Nhà nước

36,7

35,1

34,7

33,6

32,6

31,9

Khu vực ngoài Nhà nước

47,2

47,5

48,0

49,1

49,6

48,2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

16,1

17,4

17,3

17,3

17,8

19,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 – 2014?

b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 – 2014?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí có giải chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2006 – 2014

b) Nhận xét

– Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch.

+ Khu vực Nhà nước có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 4,8%.

+ Khu vực ngoài Nhà nước có tỉ trọng tăng (1,0%) nhưng không ổn định (2006 – 2012 tăng; 2012 – 2014 giảm).

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng (3,8%) nhưng không ổn định (2006 – 2008 và 2010 – 2014 tăng; 2008 – 2010 giảm).

– Tỉ trọng cơ cấu của các thành phần kinh tế có sự khác nhau. Khu vực ngoài Nhà nước có tỉ trọng cao nhất (48,2%), tiếp đến là khu vực Nhà nước (31,9%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (19,9%).

Xem thêm  CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 | CuSO4 ra Cu(OH)2 | NaOH ra Na2SO4 | NaOH ra Cu(OH)2 | CuSO4 ra Na2SO4

Sự chuyển dịch các thành phần kinh tế ở nước ta phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế của đất nước.

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN,

GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2010

2012

2014

2016

2018

Thành thị

26.460,50

28.274,90

30.272,70

31.397,00

32.636,90

Nông thôn

60.606,80

60.928,00

60.931,10

61.853,70

62.748,30

Tổng

87.067,30

89.202,90

91.203,80

93.250,70

95.385,20

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

b) Nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

– Công thức: Tỉ trọng từng dân số = Dân số từng loại / Tổng dân số x 100%.

– Áp dụng công thức, ta tính được bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN,

GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2012

2014

2016

2018

Thành thị

30,5

31,8

33,1

34,4

35,7

Nông thôn

69,5

68,2

66,9

65,6

64,3

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

* Vẽ biểu đồ

Bài tập vẽ biểu đồ miền Địa Lí có giải chi tiết

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

– Dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo các năm. Tỉ trọng dân nông thôn luôn lớn hơn dân thành thị (2018: 64,3% so với 35,7%).

– Dân số thành thị tăng thêm 6176,4 nghìn người; dân số nông thôn tăng thêm 2141,5 nghìn người. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn (123,3% so với 103,5%).

– Tỉ trọng dân thành thị và nông thôn có sự chuyển dịch:

+ Dân thành thị tăng liên tục và tăng thêm 5,2%.

+ Dân nông thôn giảm liên tục và giảm đi 5,2%.

* Giải thích

– Dân cư nước ta tăng là do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ còn nhiều.

– Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhiều lao động từ nông thôn di cư vào các khu vực thành thị tìm việc làm, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,…

– Dân số nông thôn luôn nhiều hơn dân thành thị nhưng tỉ trọng dân nông thôn giảm là do dân nông thôn tăng chậm hơn dân thành thị và một phần lớn dân nông thôn di chuyển vào thành thị.

C. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1970 – 2025

Nhóm tuổi Năm

1970

1990

2005

2015

2015 (dự báo)

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

11,7

Từ 15 – 64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

60,1

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

28,2

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

127,7

117,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản, giai đoạn 1970 – 2025?

b) Nhận xét về xu hướng biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản và phân tích tác động của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội?

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 (Đơn vị: Triệu USD)

Năm

2010

2015

2016

2018

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

22402,9

73519,7

81538,2

122383,9

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

33336,9

64816,4

70523,7

90750,0

Hàng nông – lâm – thủy sản

16460,3

23676,3

24513,9

30557,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

b) Nhận xét và giải thích về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2018?

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH,

GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 (Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2016

Tổng số

129087,9

183213,6

540162,8

623220,0

Trồng trọt

101043,7

134754,5

396733,6

456775,7

Chăn nuôi

24907,6

45096,8

135137,2

156796,1

Dịch vụ nông nghiệp

3136,6

3362,3

8292,0

9648,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta phân theo ngành, giai đoạn 2000 – 2016?

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÂN THEO NGUỒN CỦA NƯỚC TA,

Xem thêm  Na + Cl2 → NaCl | Na ra NaCl | Cl2 ra NaCl

GIAI ĐOẠN 1990 – 2016 (Đơn vị: %)

Nguồn

1990

1995

2005

2010

2016

Thủy điện

72,3

53,8

38,3

30,1

32,4

Nhiệt điện từ than

20,0

22,0

29,4

24,2

19,1

Nhiệt điện từ điêzen, khí

7,7

24,2

32,3

45,6

48,5

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta, giai đoạn 1990 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 (Đơn vị: %)

Khu vực kinh tế Năm

2000

2005

2010

2016

Nông – lâm – ngư nghiệp

65,1

57,3

49,5

46,3

Công nghiệp – xây dựng

13,1

18,2

20,9

21,3

Dịch vụ

21,8

24,5

19,6

32,4

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta, trong giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét biểu đồ đã vẽ. Giải thích tại sao lao động trong ngành dịch vụ ngày càng tăng lên?

Bài tập 6: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1990 – 2016 (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

Tổng diện tích

Lúa

Ngô

Cây lương thực khác

1990

6 476,9

6 042,8

431,8

2,3

2000

8 399,1

7 666,3

730,2

2,6

2010

8 615,9

7 489,4

1 125,7

0,8

2016

8 947,9

7 790,4

1 152,4

5,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực phân theo các loại cây trồng nước ta, giai đoạn 1990 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.

Bài tập 7: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1990 – 2013 (Đơn vị: %)

Năm

1990

1995

1998

2005

2013

Nông – lâm -ngư nghiệp

38,7

27,2

25,8

21

18,4

Công nghiệp – xây dựng

22,7

28,8

32,5

41

38,3

Dịch vụ

38,6

44

41,7

38

43,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2013?

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2013?

Bài tập 8: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 – 2016 (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

Tổng số

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Tổng

Trong đó: Lúa

Tổng

Trong đó: Cây công nghiệp

2000

12 644

10 540

7 666

2 104

1 451

2005

13 287

10 819

7 329

2 468

1 634

2010

14 061

11 214

7 489

2 847

2 011

2016

14 809

11 665

7 816

3 144

2 134

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2016?

b) Nhận xét và giải thích diện tích cây trồng phân theo nhóm cây ở nước ta giai đoạn 2000 – 2016?

Bài tập 9: Cho bảng số liệu sau:

VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN PHÂN THEO

THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

2005

2008

2010

2014

2018

Tổng

343 135

616 735

830 278

1 220 704

1 856 606

Kinh tế Nhà nước

161 635

209 031

316 285

486 804

619 106

Kinh tế ngoài Nhà nước

130 398

217 034

299 487

468 500

803 300

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

51 102

190 670

214 506

265 400

434 200

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 – 2018?

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế của nước ta?

Bài tập 10: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Chia ra

Khai thác

Nuôi trồng

2005

3.466,8

1.987,9

1.478,9

2010

5.142,7

2.414,4

2.718,3

2013

6.019,7

2.803,8

3.215,9

2015

6.549,7

3.036,4

3.513,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2005 – 2015?

b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta. Giải thích tại sao sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?

Tải xuống

Xem thêm các bài viết giúp rèn luyện kỹ năng địa lí cực hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *