Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp

Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp – Tổng hợp các dạng bài tập Hóa 12 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Hóa học 12.-Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp

Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp

Bài viết về gọi tên các polymer với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
về gọi tên các polymer.

Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp

Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

*Tóm tắt lý thuyết

Danh pháp:

– Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polymer thì tên của monome phải để ở trong ngoặc đơn)

– Một số polymer có tên riêng (tên thông thường).

Tên gọi Công thức
Poli vinyl chloride (PVC) (-CH2–CHCl-)n
polyethylene (PE) (-CH2–CH2-)n
Cao su thiên nhiên [-CH2–C(CH3)=CH-CH2-]n
Cao su clopren (-CH2-CCl=CH-CH2-)n
Cao su buna (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Poli propilen (PP) [-CH2-CH(CH3)-]n
Teflon (-CF2-CF2-)n
Tơ nylon -6 (poli caproamit) [–NH(CH2)5–CO–]n
Tơ nylon -7 (tơ enang) hay poly (7-amino heptanoic) [–NH(CH2)6–CO–]n
Tơ nylon -6,6 (poli hexa metylen- ađipamit) [–NH(CH2)6–NH–CO(CH2)4CO–]n
Tơ lapsan (poli etylen terephtalat) [–COC6H4–CO–O–C2H4O–]n

Câu 1: Polivinyl chloride có công thức là

Xem thêm  Cách giải Bài tập Đồng (Cu) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) đặc nóng, nitric acid (HNO3) (hay, chi tiết)

A. (-CH2-CHCl-)n.
   B. (-CH2-CH2-)n.
   C. (-CH2-CHBr-)n.
   D. (-CH2-CHF-)n.

Đáp án: A

Polivinyl chloride: (-CH2-CHCl-)n

Câu 2: Tên gọi của polymer có công thức (-CH2-CH2-)n

A. polivinyl chloride.
   B. polyethylene.
   C. polymerthyl metacrylat.
   D. polistiren.

Đáp án: B

polyethylene: (-CH2-CH2-)n

Câu 3: Công thức cấu tạo của polibutadiene là

A. (-CF2-CF2-)n.
   B. (-CH2-CHCl-)n.
   C. (-CH2-CH2-)n.
   D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

Đáp án: D

Polibutadiene: (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Câu 4: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poly (vinyl ancol)?

A. CH2=CH-COOCH3.
   B. CH2=CH-OCOCH3.

C. CH2=CH-COOC2H5.
   D. CH2=CH-CH2OH.

Đáp án: A

Để thu được poly (vinyl ancol): [-CH2-CH(OH)-]n người ta tiến hành thủy phân poly (vinyl acetate) trong môi trường kiềm.

Bài 1: Monome được dùng để điều chế polipropilen là

A. CH2=CH-CH3.
   B. CH2=CH2.
   C. CH≡CH.
   D. CH2=CH-CH=CH2.

Lời giải:

Đáp án: A

nCH2=CH-CH3
-(-CH2-CH-CH3)n

Bài 2: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của Buta -1,3- diene với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là

A. cao su Buna.
   B. cao su Buna-S.
   C. cao su Buna- N.
    D. cao su cloropren.

Lời giải:

Đáp án: C

Đồng trùng hợp giữa Buta -1,3- diene (CH2=CH−CH−CH2) với vinyl xianua(CH2=CH−CN) được cao su Buna- N

Bài 3:Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây ?

A. CH≡CH
   B. CH2=CH-CH3
   C. C6H5-CH=CH2
   D. CH2=CH-CH=CH2

Lời giải:

Đáp án: C

C6H5CH=CH2

[-CH2-CH(C6H5)-]n.

Xem thêm  Tổng hợp Lý thuyết Hóa học 12 (sách mới)

Bài 4: Tơ nylon 6 – 6 là:

A. Hexancloxiclohexan

B. Poliamit của axit ε – aminocaproic

C. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin

D. Polieste của axit adipic và etylen glycol

Lời giải:

Đáp án: C

nylon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH

[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.

Bài 5: Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây ?

A. H2N-(CH2)3-COOH
   B. H2N-(CH2)4-COOH

C. H2N-(CH2)5-COOH
   D. H2N-(CH2)6-COOH

Lời giải:

Đáp án: D

nylon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH
[-HN-(CH2)6-CO-]n + nH2O.

Bài 6: Hợp chất có CTCT : H2N-(CH2)5-COOH có tên là:

A. tơ enang
   B. tơ capron
   C. tơ nylon
   D. tơ lapsan

Lời giải:

Đáp án: B

Tơ nylon -6 (poli caproamit): H2N-(CH2)5-COOH

Bài 7: Hợp chất có công thức cấu tạo là:[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n có tên là:

A. tơ enang
   B. tơ nylon 6-6
   C. tơ capron
   D. tơ lapsan

Lời giải:

Đáp án: B

Tơ nylon-6,6 (poli hexa metylen-ađipamit): [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n

Bài 8: Hợp chất có CTCT là: (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n có tên là:

A. tơ enang
   B. tơ nylon
   C. tơ capron
   D. tơ lapsan

Lời giải:

Đáp án: D

Tơ lapsan hay poly (etylen – terephtalat): (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

polymer-va-vat-lieu-polime.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *