Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4) – Trọn bộ Lý thuyết và Bài tập Toán lớp 4 sách mới hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Toán lớp 4.-Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Lý thuyết & 15 bài tập Biểu thức có chứa chữ lớp 4 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng
giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Biểu thức có chứa chữ lớp 4.

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

I. Lý thuyết

20 + a là biểu thức chứa một chữ

2 + a – b là biểu thức chứa hai chữ

a × 2 + b – c là biểu thức chứa ba chữ

Với mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị tương ứng của biểu thức.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức:

a) 10 + a × 3 với a = 5

Nếu a = 5 thì 10 + a × 3 = 10 + 5 × 3

          = 10 + 15

          = 25

b) a + b – 10 với a = 145, b = 23

Nếu a = 145, b = 23 thì a + b – 10 = 145 + 23 – 10

               = 168 – 10

               = 158

c) a + b – c × 2 với a = 57, b = 23, c = 9

Nếu a = 57, b = 23, c = 9 thì a + b – c × 2 = 57 + 23 – 9 × 2

            = 57 + 23 – 18

            = 80 – 18

            = 62

II. Bài tập minh họa

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

Xem thêm  Phân tích Vợ chồng A phủ (điểm cao)

a) 20 × a + 24 với a = 6

b) (a + b) × 5 với a = 10, b = 26

c) (a + 5) × b + c với a = 14, b = 9, c = 19

d) a – b + c với a = 145, b = 56, c = 29

Hướng dẫn giải:

a) Nếu a = 6 thì 20 × a + 24 = 20 × 6 + 24

            = 120 + 24

            = 144

b) Nếu a = 10, b = 26 thì (a + b) × 5 = (10 + 26) × 5

                = 36 × 5

                = 180

c) Nếu a = 14, b = 9, c = 19 thì (a + 5) × b + c = (14 + 5) × 9 + 19

                    = 19 × 9 + 19

                    = 171 + 19

                    = 190

d) Nếu a = 145, b = 56, c = 29 thì a – b + c = 145 – 56 + 29

                    = 89 + 29

                    = 118

Bài 2. Hoàn thành bảng sau:

   Biểu thức   

   a   

   Giá trị của biểu thức   

   24 × a – 58   

   5   

   100 – a + 23   

   64   

   450 : a – a × 3   

   9   

   a : 8 × 2   

   48   

Hướng dẫn giải:

   Biểu thức   

   a   

   Giá trị của biểu thức   

 24 × a – 58   

 5   

 62   

 100 – a + 23   

 64   

 59   

 450 : a – a × 3   

 9   

 23   

 a : 8 × 2   

 48   

   12   

Bài 3. Tính giá trị biểu thức a + b × c với:

a) a = 13, b = 20, c = 5

b) a = 9, b = 12, c = 7

c) a = 8, b = 10, c = 9

Hướng dẫn giải:

a) Nếu a = 13, b = 20, c = 5 thì a + b × c = 13 + 20 × 5

               = 13 + 100

               = 113

b) Nếu a = 9, b = 12, c = 7 thì a + b × c = 9 + 12 × 7

               = 9 + 84

               = 93

c) Nếu a = 8, b = 10, c = 9 thì a + b × c = 8 + 10 × 9

               = 8 + 90

               = 98

Bài 4. Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b. Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, diện tích của hình chữ nhật là S. Hãy tình chu vi, diện tích của hình chữ nhật đó với:

Xem thêm  Số chính phương là số bằng bình phương của một số tự nhiên (ví dụ 0, 1, 4, 9, 16, ...)

a) a = 10, b = 9

b) a = 21, b = 5

Hướng dẫn giải:

Chu vi của hình chữ nhật đó là: P = (a + b) × 2

Diện tích của hình chữ nhật đó là: S = a × b

a)

Nếu a = 10, b = 9 thì:

P = (a + b) × 2 = (10 + 9) × 2 = 19 × 2 = 38

S = a × b = 10 × 9 = 90

b)

Nếu a = 21, b = 5 thì:

P = (a + b) × 2 = (21 + 5) × 2 = 26 × 2 = 52

S = a × b = 21 × 5 = 105

Bài 5. Tìm giá trị thích hợp của m

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Hướng dẫn giải:

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

III. Bài tập vận dụng

Bài 1. Chọn ý đúng. Biểu thức 27 : (12 + m) có giá trị nhỏ nhất khi m bằng bao nhiêu?

A. 0  B. 15  C. 9  D. 27

Bài 2. Chọn ý đúng. Với n = 5 thì biểu thức nào dưới đây có giá trị nhỏ nhất?

A. n × 5 – 12

B. 2 × (n + 1)

C. n + 12 – 4

D. 2 × n + 3

Bài 3. Tính giá trị của biểu thức:

a) (m – 2) × 4 với m = 56

b) m × 6 + 132 với m = 35

c) (m + 23) × 3 + m với m = 52

Bài 4. Tính giá trị của biểu thức:

a) m × p + 21 với m = 45, p = 6

b) (p + m) × 5 với m = 12, p = 34

c) 120 : m – p với m = 3, p = 12

Bài 5. Tính giá trị của biểu thức:

a) a – b + c × 4 với a = 432, b = 127, c = 34

b) (a + b) × c với a = 12, b = 23, c = 9

c) a × b – c với a = 62, b = 5, c = 98

Bài 6. Tính giá trị của biểu thức a + b × c – 43 với:

a) a = 64, b = 40, c = 5

b) a = 23, b = 56, c = 9

c) a = 13, b = 60, c = 7

Bài 7. Một hình vuông có cạnh là m. Gọi chu vi của hình vuông là P. Hãy tính chu vi của hình vuông đó với:

Xem thêm  Cách tính tích vô hướng của hai vectơ (hay, chi tiết)

a) m = 46

b) m = 98

c) m = 231

Bài 8. Một hình chữ nhật có chiều dài là n, chiều rộng là p. Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, diện tích của hình chữ nhật là S. Hãy tình chu vi, diện tích của hình chữ nhật đó với:

a) n = 20, p = 5

b) n = 36, p = 9

c) n = 45, p = 8

Bài 9. Với a = 12, b = 30, c = 25, nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau.

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Bài 10. Tìm giá trị thích hợp của m

Biểu thức có chứa chữ (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 4)

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:


if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Tài liệu giáo viên

if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *