Cách giải Bài tập về phosphoric acid (H3PO4) (hay, chi tiết) – Tổng hợp các dạng bài tập Hóa 11 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Hóa học 11.-Cách giải Bài tập về phosphoric acid (H3PO4) (hay, chi tiết)
Cách giải Bài tập về phosphoric acid (H3PO4) (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải Bài tập về phosphoric acid (H3PO4) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
về phosphoric acid (H3PO4).
Cách giải Bài tập về phosphoric acid (H3PO4) (hay, chi tiết)
Khi dung dịch kiềm tác dụng với axit H3PO4 các phản ứng có thể xảy ra
OH– + H3PO4 → H2PO4– + H2O
2OH– + H3PO4 → HPO42- + 2H2O
3OH + H3PO4 → PO43- + 3H2O
nOH–/nH3PO4 = T
T ≤ 1 ⇒ H2PO4–
T = 2 ⇒ HPO42-
1 < T < 2 ⇒ 2 muối: H2PO4– và HPO42-
2 < T < 3 ⇒ 2 muối: HPO42- và PO43-
T ≥ 3 ⇒ PO43-
Bài 1: Cho 44 gam NaOH 10% tác dụng với 10 gam axit H3PO4 39,2%.
a. Muối thu được là muối gì?
b. Tính nồng độ phần trăm muối trong dung dịch sau phản ứng.
Lời giải:
Số mol NaOH là nNaOH = 44.10/100.40 = 0,11 mol
Số mol H3PO4 là nH3PO4 = 10.39,2/100.98 = 0,04 mol
T = 0,11/0,04 = 2,75 mol ⇒ tạo ra 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4
Phương trình phản ứng:
2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
Ta có : x + y = 0,04 (1) và 2x + 3y = 0,11 (2) ⇒ x = 0,01 và y = 0,03 mol
⇒nNa2HPO4 = 0,01 mol và nNa3PO4 = 0,03 mol
mNa2HPO4 = 0,01.142 = 1,42 gam; mNa3PO4 = 0,03.164 = 4,92 gam
mdd = 44 + 10 = 54 gam
Nồng độ phần trăm của các muối trong dung dịch sau phản ứng là:
C%( Na2HPO4) = 1,42/54.100% = 2,63%; C%( Na3PO4) =4,92/54.100% = 9,11%
Bài 2: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 0,2 M vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0,012 M. Tính khối lượng muối tạo thành sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Lời giải:
nH3PO4 = 0,02 mol; nOH– = 0,024 mol
T = 0,024/0,02 = 1,2 ⇒ tạo ra 2 muối H2PO4– và HPO42-
Phương trình phản ứng:
Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H3PO4 → CaHPO4 + 2H2O
Gọi số mol của Ca(H2PO4)2 và CaHPO4 lần lượt là x, y mol
Ta có : 2x + y = 0,02 (1) và x + y = 0,012 (2)
⇒x = 0,008 mol và y = 0,004 mol
Khối lượng các muối sau phản ứng là:
mCa(H2PO4)2 = 0,008. 234 = 1,872 gam
mCaHPO4 = 0,004. 136 = 0,544 gam
Bài 3: Cho 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dd thu được đến cạn khô. Muối được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là:
Lời giải:
T = 2,75 tạo 2 muối: Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol); 2x + 3y = 1,1 (1) và x + y = 0,4 (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,3.
Bài 4: Số mol P2O5 cần thêm vào dd chứa 0,03 mol KOH để thu được dd chứa 2 muối K2HPO4 và KH2PO4 với số mol bằng nhau:
Lời giải:
nK2HPO4 = nKH2PO4 = x mol; 2x + x = 0,03 ⇒ x= 0,01 mol; nH3PO4 = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol ⇒ nP2O5 = 0,02/2 = 0,01 mol.
Bài 5: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH a M thu được 1,2 gam muối NaH2PO4 và 1,42 mol Na2HPO4. Giá trị của a là:
Lời giải:
nNa2HPO4 = 0,01 mol; nNaH2PO4 = 0,01 mol; nNaOH = 0,01 + 0,01.2 = 0,03 mol ⇒ a = 0,03/0,2 = 0,15 M
Câu 1: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4.
B. (NH4)2HPO4.
C. (NH4)3PO4.
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Câu 2: Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1,2 M với 80 ml dung dịch H3PO4 1,5 M được dung dịch X. Nồng độ mol của muối tan trong dung dịch X là
A. 0,66 (M).
B. 0,33 (M).
C. 0,67 (M).
D. 0,55 (M).
Câu 3: Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng của từng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô?
A. 12,72 gam K3PO4 và 10,44 gam K2HPO4.
B. 12,87 gam K3PO4 và 1,44 gam K2HPO4.
C. 12,78 gam K3PO4 và 14,04 gam K2HPO4.
D. 21,78 gam K3PO4 và 40,44 gam K2HPO4.
Câu 4: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 3 M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,5 M. Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol của dung dịch tạo thành là
A. 12 gam; 28,4 gam; 0,33 M; 0,67 M.
B. 12 gam; 28,4 gam; 0,36 M; 0,76 M.
C. 21 gam; 24,8 gam; 0,33 M; 0,67 M.
D. 18 gam; 38,4 gam; 0,43 M; 0,7 M.
Câu 5: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1,5 M tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2,5 M. Khối lượng muối tạo thành và nồng độ mol của dung dịch tạo thành là
A. 6 gam; 14,2 gam; 0,25 M; 0,5 M.
B. 6 gam; 12,4 gam; 0,52 M; 0,5 M.
C. 7 gam; 14,2 gam; 0,55 M; 0,05 M.
D. 9 gam; 12,4 gam; 0,25 M; 0,05 M.
Câu 6: Cho dung dịch chứa 19,6 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 22 gam NaOH. Muối được tạo thành và khối lượng là
A. Na2HPO4 và Na3PO4; 7,1 gam và 24,6 gam.
B. NaH2PO4 và Na3PO4; 7,5 gam và 16,4 gam.
C. Na2HPO4 và Na3PO4; 1,7 gam và 14,6 gam.
D. NaH2PO4 và Na3PO4; 5,7 gam và 15,8 gam.
Câu 7: Số ml dung dịch NaOH 1 M trộn lẫn với 50ml dung dịch H3PO4 1M để thu được muối trung hoà là bao nhiêu?
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 112.
Câu 8: Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1 M với 50 ml dung dịch H3PO4 1 M được dung dịch X. Nồng độ mol của muối tan trong dung dịch X là
A. 0,66 M.
B. 0,33 M.
C. 0,44 M.
D. 0,55 M.
Câu 9: Trộn lẫn 150 ml dung dịch KOH 1 M với 50 ml dung dịch H3PO4 1 M được dung dịch X. Nồng độ mol của muối tan trong dung dịch X là
A. 0,33 M.
B. 0,25 M.
C. 0,44 M.
D. 1,1 M.
Câu 10: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch có các muối nào?
A. KH2PO4 và K2HPO4.
B. KH2PO4 và K3PO4 .
C. K2HPO4 và K3PO4.
D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn