Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng (hay, chi tiết) – Tổng hợp các dạng bài tập Toán 10 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Toán 10.-Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng (hay, chi tiết)
Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng (hay, chi tiết)
Bài viết Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng.
Cách tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng hay, chi tiết
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó, một vecto pháp tuyến của đường thẳng d là
n→( a;b).
Một điểm M(x0; y0) thuộc đường thẳng d nếu: ax0 + by0 + c = 0.
Ví dụ 1: Vectơ pháp tuyến của đường thẳng 2x- 3y+ 7= 0 là :
A. n4→ = (2; -3)
B. n2→ = (2; 3)
C. n3→ = (3; 2)
D. n1→ = (-3; 2)
Lời giải
Cho đường thẳng d: ax + by + c= 0. Khi đó; đường thẳng d nhận vecto ( a; b) làm VTPT.
⇒ đường thẳng d nhận vecto n→( 2;-3) là VTPT.
Chọn A.
Ví dụ 2. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Ox?
A. n→( 1; 1)
B. n→( 0; -1)
C. n→(1; 0)
D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Ox có phương trình là : y + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→( 0; 1) làm VTPT.
Suy ra vecto n’→( 0; -1 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n’→ là cùng phương) .
Chọn B.
Ví dụ 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng song song với trục Oy?
A. n→( 1; 1)
B. n→( 0; -1)
C. n→(2; 0)
D. n→( -1; 1)
Lời giải
Đường thẳng song song với Oy có phương trình là : x + m= 0 ( với m ≠ 0) .
Đường thẳng này nhận vecto n→(1;0) làm VTPT.
Suy ra vecto n’→( 2; 0 ) cũng là VTPT của đường thẳng( hai vecto n→ và n’→ là cùng phương) .
Chọn D.
Ví dụ 4. Cho đường thẳng ∆: x- 3y- 2= 0. Vectơ nào sau đây không phải là vectơ pháp tuyến của ∆?
A. n1→ = (1; -3) .
B. n2→ = (-2; 6) .
C. n3→ = (
; -1).
D. n4→ = (3; 1).
Lời giải
Một đường thẳng có vô số VTPT và các vecto đó cùng phương với nhau.
Nếu vecto n→ ≠ 0→ là một VTPT của đường thẳng ∆ thì k.n→ cũng là VTPT của đường thẳng ∆.
∆ : x – 3y – 2 = 0 → nd→ = (1; -3) →
=> Vecto ( 3; 1) không là VTPT của đường thẳng ∆.
Chọn D
Ví dụ 5. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường phân giác góc phần tư thứ hai?
A. n→( 1; 1)
B. n→(0; 1)
C. n→(1;0)
D. n→( 1; -1)
Lời giải
Đường phân giác của góc phần tư (II) có phương trình là x + y= 0. Đường thẳng này có VTPT là n→( 1; 1)
Chọn A.
Ví dụ 6. Một đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. Vô số.
Lời giải
Một đường thẳng có vô số vecto pháp tuyến. Các vecto đó cùng phương với nhau.
Chọn D.
Ví dụ 7. Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của d: 2x- 19y+ 2098= 0?
A. n1→ = (2;0).
B. n1→ = (2;2098)
C. n1→ = (2; -19)
D. n1→ = (-19;2098)
Lời giải
Đường thẳng ax+ by+ c= 0 có VTPT là n→( a; b) .
Do đó; đường thẳng d có VTPT n→( 2; -19).
Chọn C.
Ví dụ 8: Cho đường thẳng d: x- 2y + 3 = 0. Hỏi đường thẳng d đi qua điểm nào trong các điểm sau?
A. A(3; 0)
B. B(1;2)
C. C(1;2)
D. D(2;-1)
Lời giải
Ta xét các phương án :
+ Thay tọa độ điểm A ta có: 3 – 2.0 + 3 = 0 vô lí
⇒ Điểm A không thuộc đường thẳng d.
+ thay tọa độ điểm B ta có: 1 – 2.2 + 3 = 0
⇒ Điểm B thuộc đường thẳng d.
+ Tương tự ta có điểm C và D không thuộc đường thẳng d.
Chọn B.
Ví dụ 9: Cho đường thẳng d: 2x – 3y + 6 = 0. Điểm nào không thuộc đường thẳng d?
A. A(- 3;0)
B. B(0;2)
C. (3;4)
D. D(1;2)
Lời giải
+ Thay tọa độ điểm A ta được: 2.(-3) – 3.0 + 6 = 0
⇒ Điểm A thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm B ta được: 2.0 – 3.2 + 6 = 0
⇒ Điểm B thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm C ta có: 2.3 – 3.4 + 6 = 0
⇒ Điểm C thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm D ta được : 2.1 – 3.2 + 6 = 2 ≠ 0
⇒ Điểm D không thuộc đường thẳng d.
Chọn D
Câu 1: Cho đường thẳng d: 2x + 3y – 8 = 0. Trong các vecto sau; vecto nào không là VTPT của đường thẳng d?
A. n1→( 4; 6)
B. n2→(-2;-3)
C. n3→( 4; -6)
D. n4→(-6;-9)
Lời giải:
Đáp án: C
+ Đường thẳng d nhận vecto n→( 2; 3) làm VTPT.
+ Lại có; vecto n1→ = 2n→; n2→ = – n→ và n4→ = – 3n→
=> Các vecto n1→; n2→; n4→ cùng phương với vecto n ⃗ nên ba vecto này cũng là VTPT của đường thẳng d.
Câu 2: Cho đường thẳng d:
= 1. Tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng d?
A. n→( 2;3)
B. n→( 3;2)
C. n→( 2; -3)
D. n→( -2;3)
Lời giải:
Đáp án: B
Đường thẳng d:
= 1 ⇔ (d): 3x + 2y – 6 = 0
⇒ Đường thẳng d nhận vecto n→( 3;2) làm VTPT.
Câu 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của d: x – 4y + 2018 = 0
A. n1→ = (1; 4).
B. n1→ = (4;1)
C. n1→ = (2;8)
D. n1→ = (-2;8)
Lời giải:
Đáp án: D
Đường thẳng ax + by + c= 0 có VTPT là n→( a; b) .
Do đó; đường thẳng d có VTPT n→(1; – 4).
Lại có; n→(1; -4) và n’→(-2;8) cùng phương nên đường thẳng d nhận vecto n’→(-2;8) làm VTPT.
Câu 4: Cho đường thẳng d: 3x + 5y + 2018 = 0. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. d có vectơ pháp tuyến n→ = (3; 5)
B. d có vectơ chỉ phương u→ = (5; -3)
C. d có hệ số góc k =
D. d song song với đường thẳng ∆ : 3x + 5y + 9080 = 0.
Lời giải:
Đáp án: C
Đường thẳng d: 3x+ 5y + 2018= 0 có:
Vecto pháp tuyến n→(3;5)
Vecto chỉ phương: u→( 5; 3)
Từ 3x + 5y + 2018 = 0 suy ra: y =
x +
Do đó đường thẳng d có hệ số góc k =
Hai đường thẳng d và ∆ có;
=
≠
nên hai đường thẳng này song song với nhau.
Câu 5: Đường thẳng d: 12x – 7y + 5 = 0 không đi qua điểm nào sau đây?
A. M(1; 1)
B. N( -1; -1)
C. P(-
; 0)
D. Q(1;
) .
Lời giải:
Đáp án: B
Đặt f( x; y) = 12x – 7y + 5. Ta thay tọa độ các điểm vào biểu thức f(x;y) ta được:
+ Thay tọa độ điểm M: f(1; 1) = 12.1 – 7.1 + 5 = 10 ≠ 0
⇒ điểm M không thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm N(-1;-1): f(-1; -1) = 12.(-1) – 7.(-1) + 5 = 0
⇒ điểm N thuộc đường thẳng d
+ Tương tự thay tọa độ điểm P và Q vào ta thấy P và Q không thuộc đường thẳng d.
Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A có A( 1; 2) ; B( 2;4). Tìm một VTPT của đường thẳng AC?
A. n→( 1; -2)
B. n→( 2; 4)
C. n→(-2; 1)
D. n→(2; 1)
Lời giải:
Đáp án: B
Do tam giác ABC vuông tại A nên AB vuông góc AC.
⇒ Vecto AB→( 1;2) là một VTPT của đường thẳng AC.
Mà AB→( 1;2) cùng phương với vecto n→( 2;4) nên đường thẳng AC nhận vecto
n→( 2; 4)làm VTPT.
Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Biết A( 1; -4) và M( -2; 3) là trung điểm của BC. Tìm một VTPT của đường thẳng BC?
A. n→( 1; -4)
B. n→( 3;5)
C. n→(3;-7)
D. n→(5;-3)
Lời giải:
Đáp án: C
Do tam giác ABC cân tại A lại có AM là đường trung tuyến nên đồng thời là đường cao
⇒ AM vuông góc BC.
⇒ Đường thẳng BC nhận vecto MA→( 3;-7) làm VTPT.
Câu 8: Cho đường thẳng d: 2x – 5y – 10 = 0. Trong các điểm sau; điểm nào không thuộc đường thẳng d?
A. A(5; 0)
B. B(0; -2)
C. C(-5; -4)
D. D(-2; 3)
Lời giải:
Đáp án:
+ Thay tọa độ điểm A ta được :2.5 – 5.0 – 10 = 0
⇒ Điểm A thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm B ta được: 2.0 – 5.(-2) – 10 = 0
⇒ Điểm B thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm C ta được : 2.(-5) – 5.(-4) – 10 = 0
⇒ Điểm C thuộc đường thẳng d.
+ Thay tọa độ điểm D vào ta được: 2.(-2) – 5.3 – 10 = – 29 ≠ 0
⇒ Điểm D không thuộc đường thẳng d.
Bài 1. Tìm vectơ pháp tuyến của đường thẳng 3x – 5y+ 2= 0.
Bài 2. Tìm vectơ pháp tuyến của đường phân giác góc phần tư thứ hai.
Bài 3. Cho đường thẳng d: x5+y7= 1. Tìm vecto pháp tuyến của đường thẳng d.
Bài 4. Cho đường thẳng d: 2x + 7y + 3046 = 0. Tìm vectơ pháp tuyến của đường thẳng.
Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A có A(–1; 3) ; B(2; 7). Tìm một VTPT của đường thẳng AC.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn