Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (cực hay) – Tổng hợp các dạng bài tập Toán 12 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết các làm bài tập Toán 12.-Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (cực hay)
Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (cực hay)
Bài viết Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số.
Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (cực hay)
Bài giảng: Cách viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số – Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)
1. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị (C) và điểm. M0 (x0; y0) ∈ (C)
Tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm M0 có dạng y = f'(x0 )(x – x0 ) + y0
Trong đó:
Điểm M0 (x0; y0) ∈(C) được gọi là tiếp điểm ( với y0 = f(x0)).
k = f’x0) là hệ số góc của tiếp tuyến.
Chú ý:
Đường thẳng bất kỳ đi qua M0 (x0; y0) có hệ số góc k, có phương trình
y = k(x – x0 ) + y0
Cho hai đường thẳng Δ1:y = k1 x + m1 và Δ2:y = k2 x + m2
Lúc đó:
2. Điều kiện tiếp xúc của hai đồ thị
Cho hai hàm số y = f(x),(C) và y = g(x),(C’)
(C) và (C’ ) tiếp xúc nhau khi chỉ khi hệ phương trình
có nghiệm.
Nghiệm của hệ là hoành độ tiếp điểm của hai đồ thị đó.
Đặc biệt: Đường thẳng y = kx + m là tiếp tuyến với (C):y = f(x) khi chỉ khi hệ có nghiệm.
3. Các dạng phương trình tiếp tuyến thường gặp
Cho hàm số y = f(x) gọi đồ thị của hàm số là (C)
Dạng 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C):y = f(x) tại M0 (x0; y0)
Phương pháp
Bước 1. Tính y’ = f’ (x) suy ra hệ số góc của phương trình tiếp tuyến là k = y’ (x0).
Bước 2. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm M0 (x0; y0) có dạng
y – y0 = f'(x0)(x – x0)
Dạng 2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C):y = f(x) có hệ số góc k cho trước.
Phương pháp
Bước 1. Gọi M0 (x0; y0) là tiếp điểm và tính y’ = f’ (x).
Bước 2. Hệ số góc tiếp tuyến là k = f’ (x0). . Giải phương trình này tìm được x0 thay vào hàm số được y0.
Bước 3. Với mỗi tiếp điểm ta tìm được các tiếp tuyến tương ứng
d: y – y0 = f’ (x0)(x – x0)
Chú ý: Đề bài thường cho hệ số góc tiếp tuyến dưới các dạng sau:
Tiếp tuyến d Δ:y = ax + b ⇒ hệ số góc của tiếp tuyến là k = a
Tiếp tuyến d Δ:y = ax + b(a ≠ 0)⇒ hệ số góc của tiếp tuyến là k = -1/a
Tiếp tuyến tạo với trục hoành một góc α thì hệ số góc của tiếp tuyến d là k = ±tanα
Dạng 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C):y = f(x) biết tiếp tuyến đi qua điểm A(xA; yA)
Phương pháp
Cách 1.
Bước 1: Phương trình tiếp tuyến đi qua A(xA; yA) hệ số góc k có dạng
d:y = k(x – xA ) + yA (*)
Bước 2: là tiếp tuyến của khi và chỉ khi hệ sau có nghiệm:
Bước 3: Giải hệ này tìm được x suy ra k và thế vào phương trình (*), ta được tiếp tuyến cần tìm.
Cách 2.
Bước 1. Gọi M(x0; f(x0 )) là tiếp điểm và tính hệ số góc tiếp tuyến
k = y'(x0 ) = f’ (x0) theo x0
Bước 2. Phương trình tiếp tuyến có dạng d = y'(x0 )(x – x0 ) + y0 (**). Do điểm A(xA; yA) ∈ d nên yA = y'(x0 )(xA – x0 ) + y0 giải phương trình này ta tìm được x0 .
Bước 3. Thế x0 vào (**) ta được tiếp tuyến cần tìm.
Ví dụ 1: Cho hàm số (C):y = x3 + 3x2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M(1; 4).
Hướng dẫn
Ta có y’ = 3x2 + 6x; y'(1) = 9
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M(1; 4) là:
y = 9(x – 1) + 4 = 9x – 5
Ví dụ 2: Cho hàm số (C):y = 4x3 – 6x2 + 1. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến đi qua điểm A(-1; -9).
Hướng dẫn
Ta có y’ = 12x2 – 12x
Gọi M(x0, y0) là tọa độ tiếp điểm
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có dạng:
y = (12x02 – 12x0> )(x – x0 ) + 4x03 – 6x02 + 1
Vì tiếp tuyến đi qua điểm A(-1; -9) nên ta có:
-9 = (12x02 – 12x0 )( -1 – x0 ) + 4x03 – 6x03 + 1
Với .
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 15/4 (x – 5/4) – 9/16 = 15/4 x – 21/4
Với x0 = -1 thì .
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 24(x + 1) – 9 = 24x + 15
Ví dụ 3: Cho hàm số (C):. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng có phương trình Δ:3x – y + 2 = 0
Hướng dẫn
ĐKXĐ: x ≠ -2. Ta có y’ = 3/(x + 2)2 .
Phương trình Δ:3x – y + 2 = 0 hay Δ:y = 3x + 2
Gọi tọa độ tiếp điểm là M(x0, y0)
Vì tiếp tuyến song song với đường thẳng có phương trình Δ:3x – y + 2 = 0 nên ta có
Với x0 = -1
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 3(x + 1) – 1 = 3x + 2 (loại).
Với x0 = -3
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 3(x + 3) + 5 = 3x + 14 (thỏa mãn)
Câu 1: Cho hàm số y = -2x3 + 6x2 – 5. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có hoành độ bằng 3.
Lời giải:
Ta có y’ = -6x2 + 12x; y’ (3) = -18; y(3) = -5
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ bằng 3 là
y = -18(x – 3) – 5 = -18x + 49
Câu 2: Cho hàm số (C):y = 1/4x4 – 2x2. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có hoành độ x0 > 0 biết rằng y” (x0 )= -1.
Lời giải:
Ta có y’ = x3 – 4x; y” = 3x2 – 4
Vì y” (x0 ) = -1 ⇒ 3x02 – 4 = -1 ⇒ x02 = 1 ⇒ x0 = 1 (Vì x0 > 0)
Với x0 = 1 ⇒ y0 = -7/4 ; y0‘ = -3. Khi đó phương trình tiếp tuyến tại điểm M là:
y = -3(x – 1) – 7/4 = -3x + 5/4
Câu 3: Gọi d là tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C):y =(x – 5)/(-x + 1) tại điểm A của (C) và trục hoành. Viết phương trình của d.
Lời giải:
Hoành độ giao điểm của (C) và trục hoành là nghiệm của phương trình
(x – 5)/(-x + 1) = 0 ⇒ x = 5
Khi đó tọa độ điểm A = (5; 0)
ĐKXĐ x ≠ 1. Ta có y’= (-4)/(-x + 1)2 ; y'(5) = -1/4
Phương trình đường thẳng d chính là phương trình tiếp tuyến tại điểm A(5;0) có dạng
y = -1/4 (x – 5) = -1/4 x + 5 /4
Câu 4: Cho đồ thị hàm số y = 3x – 4x2 có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến đi qua điểm A(1; 3).
Lời giải:
Ta có y’ = 3 – 8x
Gọi M(x0 , y0) là tọa độ tiếp điểm
Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M có dạng:
y = (3 – 8x0 )(x – x0 ) + 3x0 – 4x02
Vì tiếp tuyến đi qua điểm A(1; 3) nên ta có:
3 = (3 – 8x0 )(1 – x0 ) + 3x0 – 4x02
Với x0 = 0 thì .
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 3(x – 0) + 0 = 3x
Với x0 = 2 thì .
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = -13(x – 2) – 10 = -13x + 16
Câu 5: Cho hàm số y = x3 – 3x2 + 6x + 1 có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất.
Lời giải:
Gọi M(x0,y0) là tọa độ tiếp điểm.
Ta có y’ = 3x2 – 6x + 6
Khi đó y’ (x0 )=3x02 – 6x0 + 6 = 3(x02 – 2x0 + 2) = 3[(x0 – 1)2 + 1] ≥ 3
Vậy hệ số góc nhỏ nhất của tiếp tuyến là y’ (x0) = 3, dấu bằng xảy ra khi x0 = 1
Với x0 = 1 thì
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 3(x – 1) + 5 = 3x + 2
Câu 6: Cho hàm số (C):y = x3 – 3x + 2. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến đó có hệ số góc bằng 9.
Lời giải:
Gọi M(x0, y0) là tọa độ tiếp điểm.
Ta có y’ = 3x2 – 3
Khi đó y'(x0 ) = 3x02 – 3 = 9
Với x0 = 2 thì
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 9(x – 2) + 4 = 9x – 14
Với x0 = -2 thì .
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = 9(x + 2) + 0 = 9x + 18
Câu 7: Cho hàm số y = (-x + 5)/(x + 2) có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) sao cho tiếp tuyến đó song song với đường thẳng d:y = -1/7 x + 5/7
Lời giải:
ĐKXĐ: x ≠ -2. Ta có y’ = (-7)/(x + 2)2 .
Gọi tọa độ tiếp điểm là M(x0, y0)
Vì tiếp tuyến song song với đường thẳng có phương trình d:y = -1/7 x + 5/7 nên ta có
Với
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = -1/7 (x – 5) + 0 = -1/7 x + 5/7 (loại).
Với x0 = -9
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = -1/7 (x + 9) – 2 = -1/7 x – 23/7 (thỏa mãn).
Câu 8: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = -x4 – 2x2 + 3 vuông góc với đường thẳng Δ: x – 8y + 2017 = 0
Lời giải:
Ta có y’= -4x3 – 4x.
Gọi tọa độ tiếp điểm là M(x0, y0)
Phương trình Δ:x – 8y + 2017 = 0 hay Δ: y = 1/8 x + 2017/8
Vì tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng có phương trình d:y = 1/8 x + 2017/8 nên ta có
y'(x0 ) = -8 hay -4x03 – 4x0 = -8 ⇔ x0 = 1
Với
Khi đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là y = -8(x – 1) + 0 = -8x + 8 (thỏa mãn).
Câu 9: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = 1/3 x3 + 1/2 x2 – 2x + 1 và tiếp tuyến tạo với đường thẳng d:x + 3y – 1 = 0 một góc 450.
Lời giải:
Gọi tọa độ tiếp điểm là M(x0, y0).
Có y’ = x2 + x – 2
Phương trình đường thẳng d: x + 3y – 1 = 0 ⇔ y = -1/3 x + 1/3
Vì tiếp tuyến tạo với đường thẳng d: x + 3y – 1 = 0 một góc 450 nên ta có
Với
. Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
. Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
Với
x0 = 0 ⇒ y(x0 )= 1. Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
y = -2(x – 0) + 1 = -2x + 1
x0 = -1 ⇒ y(x0 ) = 19/6. Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:
y = -2(x + 1) + 19/6 = -2x + 7/6
Vậy các phương trình tiếp tuyến cần tìm là: ;
y = -2x + 1; y = -2x + 7/6
Bài 1. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = x−1x+1 có hệ số góc bằng 2.
Bài 2. Cho hàm số y = f(x) = −x33 + 2x2 – 3x (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm trên (C) có hoành đọ x0, biết f'(x0) = 6.
Bài 3. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = x4 + 2x2 – 3 tại điểm H có tung độ bằng 21.
Bài 4. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = x3 – 2x + 3 tại điểm A(1; 2).
Bài 5. Cho hàm số y = x3 − 6x2 + 9x có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng d: y = 9x
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn