Cảnh ngày xuân (Tác giả Tác phẩm – sách mới) – Loạt bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 giới thiệu về tác giả, nội dung bài thơ, nội dung tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp bạn thêm yêu thích Văn 9 hơn.-Cảnh ngày xuân (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Cảnh ngày xuân (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Tác giả tác phẩm Cảnh ngày xuân chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.
Cảnh ngày xuân (Tác giả Tác phẩm – sách mới)
Bài giảng: Cảnh ngày xuân – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
2. Bố cục
Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
– Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân
– Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
– Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
3. Gía trị nội dung
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
4. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình
I. Mở bài
– Giới thiệu những nét khái quát cơ bản về tác giả Nguyễn Du: một đại thi hào lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của toàn thế giới, đại thi hào đã để lại những tác phẩm văn chương nghệ thuật độc đáo cho đời
– Giới thiệu Truyện Kiều và đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Truyện Kiều là một tấc phẩm truyện thơ nôm xuất sắc. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong nhũng đoạn trích thể hiện năng lực miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du
II. Thân bài
1. 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
– Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
+ Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
– Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ
+ “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi
⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
2. 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
– Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh
– Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:
+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội
+ Các danh từ sự vật : “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội
+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội
– Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc
– Lễ và hội giao thoa hài hòa ⇒ nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc
⇒ Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…⇒ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động
3. 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
– Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu…nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người
– “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng
– “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về
– Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc
⇒ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình ⇒ Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng
III. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị tiêu biểu của nghệ thuật và nội dung của đoạn trích Cảnh ngày xuân
– Trình bày suy nghĩ bản thân về tài năng miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn