Chuyện người con gái Nam Xương (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Chuyện người con gái Nam Xương (Tác giả Tác phẩm – sách mới) – Loạt bài tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 giới thiệu về tác giả, nội dung bài thơ, nội dung tác phẩm, bố cục, tóm tắt, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp bạn thêm yêu thích Văn 9 hơn.-Chuyện người con gái Nam Xương (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Chuyện người con gái Nam Xương (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Tác giả tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.

Chuyện người con gái Nam Xương (Tác giả Tác phẩm – sách mới)

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương – Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

– Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)

– Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện – Hải Dương

– Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

– Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời

1. Hoàn cảnh sáng tác

    “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

2. Tóm tắt

    Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

Xem thêm  Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Tác giả tác phẩm (mới 2024)

3. Giá trị nội dung

– Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

– Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

4. Giá trị nghệ thuật

– Truyện viết bằng chữ Hán

– Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công

I. Mở bài

– Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Nguyễn Dữ: Một tác giả học rộng tài cao nhưng bất đắc chí

– Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục

II. Thân bài

    1. Nhân vật Vũ Nương

        a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

– Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực

– Trong cuộc sống vợ chồng:

    + Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình

– Khi tiển chồng đi lính:

    + Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung

    + Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi

Xem thêm  Top 30 Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (siêu hay)

– Khi xa chồng:

    + Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.

    + Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng

    + Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con

    + Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất

        ⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ

– Khi bị chồng vu oan:

    + Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.

    + Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.

    + Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.

        ⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình

        b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

– Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

    + Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa

    + Tính Đa nghi của Trương Sinh

    + Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con

– Ý nghĩa:

    + Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu

    + Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ

    2. Nhân vật Trương Sinh

– Là người không có học thức

– Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng

Xem thêm  Cuộc chia tay của những con búp bê (tác giả, tác phẩm, nội dung chính, giá trị)

– Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.

– Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

        ⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

    3. Những yếu tố kì ảo

– Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:

    + Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa

    + Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung

    + Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

        ⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi

– Ý nghĩa:

    + Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương

    + Kết thúc có hậu

    + Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ

III. Kết bài

– Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Cách dẫn dắt: khéo léo, tăng tính bi kịch, lời thoại và lời tự bạch khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật, các yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình…

– Đây là một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

tac-gia-tac-pham-lop-9.jsp

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *