Công thức cường độ dòng điện lớp 11 (hay, chi tiết)

Công thức cường độ dòng điện lớp 11 (hay, chi tiết) – Trọn bộ công thức Vật Lí 11 sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm môn Vật Lí 11.-Công thức cường độ dòng điện lớp 11 (hay, chi tiết)

Công thức cường độ dòng điện lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức cường độ dòng điện lớp 11 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh
nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức cường độ dòng điện từ đó học tốt môn Vật Lí 11.

Công thức cường độ dòng điện lớp 11 (hay, chi tiết)

1. Công thức

Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện, được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian.

I=ΔqΔt

Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).

– Dòng điện không đổi có cường độ và chiều không thay đổi: I=qt

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Dòng điện không đổi chạy trong một dây dẫn, cứ mỗi giây có 1,6 C chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Tính cường độ dòng điện.

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện là: I=ΔqΔt=1,61=1,6 A

Ví dụ 2: Dòng điện không đồi có cường độ 1,5 A chạy trong dây dẫn kim loại.

Xem thêm  glycine + HCl | H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

a) Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1 s.

b) Tính số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1 s.

Hướng dẫn giải

a) Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1s:

Δq=IΔt=1,5.1=1,5C

b) Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1s:

N=Δqe=1,51,6⋅10−19=9,375⋅1018 electron 

Ví dụ 3: Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn điện nếu 2,85.1020 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn điện trong 1,0 phút.

Hướng dẫn giải

I=qt=net=2,85.1020.1,6.10−1960=0,76 A

3. Bài tập

Câu 1: Xét dòng điện có cường độ 2 A chạy trong một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 5 s có độ lớn

A. 0,4 C.              

B. 2,5 C.              

C. 10 C.               

D. 7,0 C.

Đáp án đúng là C

Câu 2. Dòng điện trong kim loại là

A. dòng dịch chuyển của điện tích.

B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do.

C. dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.

D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm.

Đáp án đúng là B

Câu 3. Quy ước chiều dòng điện là

A. chiều dịch chuyển của các electron.             

B. chiều dịch chuyển của các ion.

C. chiều dịch chuyển của các ion âm.               

D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Đáp án đúng là D

Câu 4. Dòng điện không đổi là

A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.

Xem thêm  Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân

B. dòng điện có cường độ thay đổi theo thời gian.

C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây thay đổi theo thời gian.

D. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Đáp án đúng là D

Câu 5. Một dòng điện không đổi chạy qua dây dẫn có cường độ 2A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn đó. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn đó là

A. 16C.                         

B. 6C.                           

C. 32C.                         

D. 8C.

Đáp án đúng là D

Câu 6. Chỉ ra câu sai.

A. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.

B. Để đo cường độ dòng điện, phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch điện.

C. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế.

D. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế.

Đáp án đúng là D

Câu 7. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1s khi có điện lượng 30C dịch chuyển qua tiết diện của dây dẫn đó trong 30s là

A. 3.1018

B. 6,25⋅1018

C. 90.1018

D. 30.1018

Đáp án đúng là B

Câu 8. Dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 1 A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2s là

Xem thêm  Tam giác cân là gì ? Định nghĩa, tính chất về tam giác cân chi tiết

A. 2,5.1019

B. 1,25.1019

C. 2⋅1019

D. 0,5⋅1019

Đáp án đúng là B

Câu 9. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi với cường độ là 2mA chạy qua. Trong 1 phút, số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn đó là

A. 2.1020

B. 12,2.1019

C. 6.1018

D. 7,5⋅1017

Đáp án đúng là D

Câu 10. Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60μA. Số electron tới đập vào màn hình của ti vi trong mỗi giây là

A. 3,75.1014

B. 7,35⋅1014

C. 2,66.1014

D. 0,266⋅104

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài viết về công thức Vật Lí 11 sách mới hay, chi tiết khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *