Công thức điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 (hay, chi tiết)

Công thức điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 (hay, chi tiết) – Tổng hợp Công thức Toán 10 sách mới như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 10.-Công thức điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 (hay, chi tiết)

Công thức điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức về điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh
nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức liên quan đến tọa độ về điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương từ đó học tốt môn Toán.

Công thức điều kiện để hai vectơ vuông góc, cùng phương lớp 10 (hay, chi tiết)

1. Công thức

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho u→(x;y) và v→(x’;y’).

+ Vectơ v→(x’;y’) cùng phương với vectơ u→(x;y) khi và chỉ khi tồn tại số k sao cho:

x’ = kx, y’ = ky hay x’x=y’y nếu xy ≠ 0.

+ Vectơ v→(x’;y’) vuông góc với vectơ u→(x;y) khi và chỉ u→.v→=0 ⇔x.x’+y.y’=0.

– Chú ý:

+ Nếu u→ cùng phương với v→, v→ cùng phương với w→ thì u→ cùng phương với w→.

+ Nếu u→ cùng phương với v→ và u→ vuông góc với w→ thì v→ vuông góc với w→.

Xem thêm  Top 30 Tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi (siêu hay)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1.

a) Cho a→=(-1;2), b→=(5;10). Hỏi a→ và b→ có cùng phương hay không?

b) Cho a→=(23;3), b→=(-2;-9). Hỏi a→ và b→ có cùng phương hay không?

c) Cho ba điểm A(1; 4), B(–2; 0) và C(2; –2). Hãy cho biết ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?

Hướng dẫn giải:

a) Ta có -15≠210 nên a→ và b→ không cùng phương.

b) Ta có 23-2=3-9=-13 nên a→ và b→ cùng phương.

c) Ta có AC→=(1;-6) và AB→=(-3;-4).

AB→ và AC→ không cùng phương vì 1-3≠-6-4.

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Ví dụ 2.

a) Cho a→=(2;7), b→=(-14;4). Hỏi a→ và b→ có vuông góc với nhau không? Vì sao?

b) Chứng minh rằng a→=(4;5) và b→=(-2;85) vuông góc với nhau.

c) Cho a→=(1;2), b→=(-2;5) và c→=10;-5, hãy chỉ ra các cặp vectơ vuông góc, cùng phương với nhau.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có 2 ⋅ (–14) + 7 ⋅ 4 = –28 + 28 = 0 nên a→ và b→ vuông góc với nhau.

b) Ta có 4.(-2)+5.85=-8+8=0.

Vậy a→ và b→ vuông góc với nhau.

c) Ta có 1 ⋅ 10 + 2 ⋅ (–5) = 10 – 10 = 0 nên a→ và c→ vuông góc với nhau.

Ta có 1-2≠25 nên a→ và b→ không cùng phương.

Suy ra b→ và c→ không vuông góc với nhau.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho a→=(4;-9), b→=(2;m). Tìm m để a→ và b→ cùng phương.

Bài 2. Cho u→=(0;8), v→=(m;n). Tìm n để u→ và v→ vuông góc với nhau.

Xem thêm  Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai

Bài 3. Cho a→=(5;10), v→=(-1;-2), h→=(6;-3) và l→=(3;-6). Chỉ ra các cặp vectơ cùng phương hoặc vuông góc với nhau.

Bài 4. Cho a→=(n;2), b→=(1;m). Biết m, n là các số nguyên, tìm tất cả các giá trị của n và m để a→ và b→ cùng phương.

Bài 5. Cho u→=(1;3), v→=(m;n). Biết u→ và v→ vuông góc với nhau và m = 2 – n, tìm m và n.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *