Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9 – Tóm tắt công thức Toán lớp 9 quan trọng đầy đủ, chi tiết giúp học sinh dễ dàng nhớ được công thức Toán 9.-Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn Toán 9 sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững công thức, biết cách làm bài tập
từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Toán 9.

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn

1. Công thức

Cho tam giác ABC vuông tại A, ta có:

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

• Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin của góc α, kí hiệu là sin α hay

sin C = ABBC.

• Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin của góc α, kí hiệu là cos α hay

cos C = ACBC.

• Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc α, kí hiệu là tan α hay

tan C = sinCcosC=ABAC.

• Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc α, kí hiệu là cot α hay

cot C = 1tanC=ACAB.

Với α < 90° thì 0 < sin α < 1; 0 < cos α < 1; tan α > 0; cot α > 0.

2. Ví dụ minh họa

Xem thêm  Toán 9 Kết nối tri thức Luyện tập chung (trang 64)

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông tại C có BC = 1,2 cm và AC = 0,9 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B.

Hướng dẫn giải:

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác ABC, ta có:

AB2 = AC2 + BC2

Suy ra AB = AC2+BC2=0,92+1,22 = 15 (cm)

Ta có: sin B = ACAB=0,91,5 = 0,6;

           cos B = BCAB=1,21,5 = 0,8;

           tan B = sinBcosB=0,60,8 = 0,75;

           cot B = cosBsinB=0,80,6=43.

Vậy sin B = 0,6; cos B = 0,8; tan B = 0,75; cot B = 43.

Ví dụ 2. Biết sinα=513. Tính cos α, tan α, cot α.

Hướng dẫn giải:

Công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn | Toán lớp 9

Xét tam giác ABC vuông tại A, B^=α.

Ta có sinB=ACBC=513, suy ra AC5=BC13=k, khi đó AC = 5k; BC = 13k.

Áp dụng định lý Pythagore cho tam giác ABC, ta được:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AB = BC2−AC2 = 13k2−5k2 = 12k

Từ đó ta có: cos B = ABBC=12k13k=1213;

                     tan B = ACAB=5k12k=512;

                     cot B = ABAC=12k5k=125.

Vậy cosα=1213;  tanα=512;  cotB=125.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6, AC = 8. Tính sin α, cos α, tan α, cot α.

Bài 2. Tính cos α, tan α, cot α biết sinα=15.

Bài 3. Cho góc α < 90°. Tính cot α biết cos α – sin α = 15.

Bài 4. Biết tan α + cot α = 3. Tính sin αcos α

Bài 5. Cho tam giác nhọn ABC. Hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Biết HDHA=12. Chứng minh rằng tan B . tan C = 3.

Xem thêm  Cách tính Tỉ số lượng giác của góc nhọn lớp 9 (cực hay, có đáp án)

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *