Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết – Toán lớp 9

Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết | Toán lớp 9 – Tóm tắt công thức Toán lớp 9 quan trọng đầy đủ, chi tiết giúp học sinh dễ dàng nhớ được công thức Toán 9.-Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết – Toán lớp 9

Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết – Toán lớp 9



Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết

Bài viết Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết Toán lớp 9 hay nhất gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ
áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng hay, chi tiết.

I. Lý thuyết.

+ Cho hai đường thẳng d: y = ax + b và d’: y = a’x + b’ với a≠0 và a’≠0.

Hai đường thẳng này có duy nhất một điểm chung khi chúng cắt nhau.

Hai đường thẳng không có điểm chung khi chúng song song.

Hai đường thẳng có vô số điểm chung khi chúng trùng nhau.

+ Muốn tìm tọa độ giao điểm hai đường thẳng ta làm như sau (d và d’ cắt nhau)

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’.

ax + b = a’x + b’ (1)

Chú ý:

+ Phương trình (1) vô nghiệm thì d // d’.

Xem thêm  CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O | CO2 ra Na2CO3 | NaOH ra Na2CO3

+ Phương trình (1) luôn đúng với mọi giá trị x thì d và d’ trùng nhau.

+ Với a ≠ a’, phương trình (1) có nghiệm duy nhất.

(1)⇔ax−a’x=−b+b’

⇔xa−a’=−b+b’

⇔x=−b+b’a−a’

Ta chuyển qua bước 2

Bước 2: Thay x vừa tìm được vào d hoặc d’ để tính y

Ví dụ thay x vào d ⇒y=a.−b+b’a−a’+b

Bước 3: Kết luận tọa độ giao điểm.

II. Các ví dụ

Ví dụ 1: Tìm tọa độ giao điểm của các đường thẳng sau:

a) d: y = 3x – 2 và d’: y = 2x + 1;

b) d: y = 4x – 3 và d’: y = 2x + 1.

Lời giải:

a) Phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ là:

3x – 2 = 2x + 1

⇔3x−2x=1+2

⇔x=3

Thay x = 3 và d ta được:

y=3.3−2=9−2=7

Vậy tọa độ giao điểm của d và d’ là A(3; 7).

b) Phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ là:

4x – 3 = 2x + 1

⇔4x−2x=3+1

⇔2x=4

⇔x=2

Thay x vào d ta được: y=4.2−3=5

Vậy tọa độ giao điểm của d và d’ là B(2; 5).

Ví dụ 2: Tìm tham số m để:

a) d: y = 2mx + 5 và d’: y = 4x + m cắt nhau tại điểm có hoành độ bằng 1.

b) d: y = (3m – 2)x – 4 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.

Lời giải:

a) Phương trình hoành độ giao điểm của d và d’ là:

2mx + 5 = 4x + m.

Vì hai đường thẳng d và d’ cắt nhau tại điểm có hoành độ bằng 1 nên thay x = 1 vào phương trình hoành độ giao điểm ta có:

2m.1 + 5 = 4.1 + m

⇔2m+5=4+m

⇔2m−m=4−5

⇔m=−1

Vậy m = -1 thì d và d’ cắt nhau tại điểm có hoành độ bằng 1.

Xem thêm  Cách giải phương trình trùng phương lớp 9 (cực hay, có đáp án)

b) Vì d cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3 nên giao điểm của d với trục hoành là A(3; 0). Thay tọa độ điểm A vào d ta được:

0 = (3m – 2).3 – 4

⇔0=9m−6−4

⇔9m=10

⇔m=109

Vậy m=109 thì d cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.

Xem thêm các Công thức Toán lớp 9 quan trọng hay khác:




Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *