Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ (hay, chi tiết)

Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ (hay, chi tiết) – Tổng hợp Công thức, Định nghĩa, Định lí môn Toán giúp bạn nắm vững kiến thức lý thuyết môn Toán hơn.-Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ (hay, chi tiết)

Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ chương trình sách mới trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh
nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ từ đó học tốt môn Toán.

Công thức tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và giá trị ngoại lệ (hay, chi tiết)

1. Công thức

Giả sử ta có một mẫu số liệu là x1, x2, …., xn.

a) Công thức tính khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị:

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được: x1 ≤ x2 ≤ … ≤ xn.

+) Khoảng biến thiên của một mẫu số liệu, kí hiệu là R, là hiệu giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó, tức là:

R = xn – x1.

+) Khoảng tứ phân vị, kí hiệu Q, là hiệu giữa Q3 và Q1, tức là:

Xem thêm  Fe2O3 + CO → FeO + CO2 ↑ | Fe2O3 ra FeO

Q = Q3 – Q1.

b) Giá trị ngoại lệ:

Phần tử x trong mẫu là giá trị ngoại lệ nếu x > Q3 + 1,5∆Q hoặc x < Q1 – 1,5∆Q.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Điểm Toán của 10 học sinh lớp A như sau:10; 9; 5; 6; 1; 5; 7; 9; 5; 6.

Tính khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

Hướng dẫn giải:

+) Điểm Toán được sắp xếp theo thứ tự không giảm, ta được: 1; 5; 5; 5; 6; 6; 7; 9; 9; 10.

+) Khoảng biến thiên R = 10 – 1 = 9.

+) n = 10 = 2 . 5

Suy ra số trung vị mẫu Me=12×5+x6=126+6=6.

+) Tứ phân vị thứ hai Q2 = Me = 6;

Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của 1; 5; 5; 5; 6. Do đó Q1 = 5;

Tứ phân vị thứ ba là trung vị của 6; 7; 9; 9; 10. Do đó Q3 = 9.

Vậy khoảng tứ phân vị Q = Q3 – Q1 = 9 – 5 = 4.

Ví dụ 2.Khảo sát điểm giữa kỳ của sinh viên môn học Lý thuyết Galois được thống kê dưới bảng sau:

Điểm

0

5,5

6

6,5

7

7,5

8

8,5

9

9,5

10

Số sinh viên

2

1

1

1

2

10

12

13

10

7

18

Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.

Hướng dẫn giải:

Số liệu được viết lại như sau:

0; 0; 5,5; 6; 6,5; 7; 7; 7,5; …; 7,5⏟10; 8; … ; 8⏟12; 8,5; …; 8,5⏟13; 9; …; 9⏟10; 9,5; …; 9,5⏟7; 10; …; 10⏟18

+) Khoảng biến thiên R = 10 – 0 = 10.

Ta có: n = 77 = 2 . 38 + 1

Xem thêm  Tính chất hóa học của polyethylene (C2H4)n | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

+) Tứ phân vị thứ hai Q2 = Me = x39 = 8,5

+) Tứ phân vị thứ nhất Q1 là trung vị của

0; 0; 5,5; 6; 6,5; 7; 7; 7,5; …; 7,5⏟10; 8; …; 8⏟12; 8,5; …; 8,5⏟9

Suy ra Q1=12×19+x20=128+8=8.

+) Tứ phân vị thứ ba Q3 là trung vị của 8,5; …; 8,5⏟3; 9;…; 9⏟10;9,5; …; 9,5⏟7; 10; …; 10⏟18

Suy ra Q3=12×19+x20=129,5+9,5=9,5.

Vậy khoảng tứ phân vị Q = Q3 – Q1 = 9,5 – 8 = 1,5.

Ví dụ 3. Tìm các giá trị ngoại lệ trong Ví dụ 2.

Hướng dẫn giải:

+) Tứ phân vị thứ hai Q2 = Me = x39 = 8,5

+) Tứ phân vị thứ nhất Q1=12×19+x20=128+8=8.

+) Tứ phân vị thứ ba Q3=12×19+x20=129,5+9,5=9,5.

Khoảng tứ phân vị Q = Q3 – Q1 = 9,5 – 8 = 1,5.

+) Ta có: Q1 – 1,5∆Q = 8 – 1,5.1,5 = 5,75

Q3 + 1,5∆Q = 9,5 + 1,5.1,5 = 11,75.

Vậy các giá trị ngoại lệ là 0; 5,5.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Khảo sát nhiệt độ trung bình 5 tháng cuối năm 2019 tại Đà Nẵng ta được bảng số liệu sau.

Đà Nẵng (2019)

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (oC)

30,2

27,9

27,1

25,3

22,7

Tính khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

Bài 2. Khảo sát nhiệt độ không khí trung bình tại Nam Định ta có được bảng số liệu như sau:

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Nhiệt độ (oC)

24,60

22,90

24,00

23,80

24,20

25,00

24,60

24,40

24,50

25,27

Tính khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

Xem thêm  Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bài 3. Tổng tỉ suất sinh năm 2019 tại một số tỉnh thành được thống kê trong bảng sau:

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Quảng Ninh

Hải Dương

Hải Phòng

2,24

2,39

2,53

2,24

2,48

2,20

Hải Phòng

Hưng Yên

Thái Bình

Hà Nam

Ninh Bình

2,40

2,43

2,44

2,74

2,46

Tính khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.

Bài 4. Điểm thi môn Toán khối lớp 12 được thống kê lại như sau

Điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số học sinh

20

10

25

30

60

20

20

8

5

2

Tìm các giá trị ngoại lệ (nếu có) của mẫu số liệu trên.

Bài 5. Một sản phẩm B bán trên Shopee có 86 lượt đánh giá được thể hiện trong bảng sau.

Đánh giá

5

4

3

2

1

Số lượt

82

3

0

1

0

Tìm các giá trị ngoại lệ (nếu có) của mẫu số liệu trên.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *