Đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 2 năm 2024 có đáp án (15 đề)

Đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 2 năm 2024 có đáp án (15 đề) – Bộ 100 Đề thi Công nghệ 11 năm 2024 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, có đáp án giúp bạn ôn tập đạt điểm cao trong bài thi Công Nghệ 11.-Đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 2 năm 2024 có đáp án (15 đề)

Đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 2 năm 2024 có đáp án (15 đề)

Trọn bộ 15 Đề thi Cuối kì 2 Công nghệ 11 sách mới Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án và ma trận
sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Công nghệ 11.

Đề thi Công nghệ 11 Cuối kì 2 năm 2024 có đáp án (15 đề)

Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCK KNTT
Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCN KNTT
Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CNCN CD
Xem thử Đề thi CK2 Công nghệ 11 CKCK CD

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề thi Công nghệ 11 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:




Lưu trữ: Đề thi Học kì 2 Công nghệ 11 (sách cũ)

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2

Môn: Công nghệ 11

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1. Đâu là giới hạn bền?

   A. Giới hạn bền kéo

   B. Giới hạn bền nén

   C. Giới hạn bền dẻo

   D. Cả A và B

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng thấp

   B. HRC dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng trung bình

   C. HB dùng để đo độ cứng của vật liệu có độ cứng cao

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Tên vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí là?

   A. Vật liệu vô cơ

   B. Vật liệu hữu cơ

   C. Vật liệu compozit

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Có mấy phương pháp chế tạo phôi?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 5. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc gồm mấy bước?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 6. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là:

   A. Lấy đi một phần kim loại của phôi

   B. Lấy đi một phần kim loại của thôi dưới dạng phoi

   C. Thêm một phần kim loại vào phôi ban đầu

   D. Thêm một phần kim loại vào phôi ban đầu nhờ dụng cụ cắt

Câu 7. Bộ phận cắt của dao chế tạo từ vật liệu như thế nào?

Xem thêm  Tiếng Anh lớp 6 Tập 2 | Giải bài tập Tiếng Anh 6 Tập 2 (hay, chi tiết)

   A. Có độ cứng

   B. Có khả năng chống mài mòn

   C. Có khả năng bền nhiệt cao

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó

   A. Theo chương trình không có sẵn, không có sự tham gia trực tiếp của con người

   B. Theo chương trình định trước, không có sự tham gia trực tiếp của con người

   C. Theo chương trình định trước, có sự tham gia trực tiếp của con người

   D. Theo chương trình không có sẵn, có sự tham gia trực tiếp của con người

Câu 9. Máy tự động chia thành:

   A. Máy tự động cứng

   B. Máy tự động mềm

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 10. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí là:

   A. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất

   B. Có biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải trước khi đưa ra môi trường

   C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

   D. Cả 3 đáp án trên

1 – D 2 – D 3 – D 4 – B 5 – C 6 – B 7 – D 8 – B 9 – C 10 – D

Sở Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Công nghệ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào sau đây?

   A. Cacte dầu

   B. Két làm mát

   C. Quạt gió

   D. Bơm

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

   A. Trường hợp áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn bơm dầu mở.

   B. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm

   C. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm, một phần chảy về cacte

   D. Dầu được bơm hút từ cacte lên

Câu 3. Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

   A. Bơm dầu

   B. Lưới lọc dầu

   C. Van hằng nhiệt

   D. Đồng hồ báo áp suất dầu

Câu 4. Hệ thống làm mát bằng không khí có chi tiết đặc trưng nào?

   A. Trục khuỷu

   B. Vòi phun

   C. Cánh tản nhiệt

   D. Bugi

Câu 5. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống làm mát?

   A. Van hằng nhiệt

   B. Két nước

   C. Bơm nước

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Hệ thống nhiên liệu ở động cơ xăng có:

   A. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

   B. Hệ thống phun xăng

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 7. Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại:

   A. Buồng phao

   B. Thùng xăng

Xem thêm  Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Ngữ văn lớp 9

   C. Họng khuếch tán

   D. Đường ống nạp

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu từ thùng, qua bầu lọc thô, qua bầu lọc tinh tới:

   A. Bơm cao áp

   B. Vòi phun

   C. Xilanh

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng: nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở:

   A. Kì nén

   B. Cuối kì nén

   C. Kì nạp

   D. Kì thải

Câu 10. Ở động cơ điêzen, kì nén có nhiệm vụ nén:

   A. Nhiên liệu điêzen

   B. Không khí

   C. Hòa khí

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 11. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?

   A. Tạo tia lửa điện cao áp

   B. Tạo tia lửa điện hạ áp

   C. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm

   D. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy xăng

Câu 12. ĐĐK cho dòng điện đi qua khi:

   A. Phân cực thuận

   B. Phân cực ngược

   C. Phân cực thuận và cực điều khiển dương

   D. Phân cực thuận và cực điều khiển âm

Câu 13. Đối với biến áp: dòng điện qua “mát” tới:

   A. W1

   B. W2

   C. W1 hoặc W2

   D. W1 và W2

Câu 14. Hệ thống khởi động được chia ra làm mấy loại?

   A. 2

   B. 3

   C. 4

   D. 5

Câu 15. Chi tiết nào không thuộc hệ thống khởi động?

   A. Động cơ điện

   B. Lõi thép

   C. Thanh kéo

   D. Bugi

Câu 16. Động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng nhiên liệu điêzen ra đời năm:

   A. 1858

   B. 1897

   C. 1879

   D. 1987

Câu 17. Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong:

   A. Sản xuất

   B. Đời sống

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 18. Dựa vào dấu hiệu nào để phân loại động cơ đốt trong?

   A. Theo nhiên liệu

   B. Theo số hành trình pit-tông

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 19. Động cơ pit-tông có loại:

   A. Pit-tông chuyển động tịnh tiến

   B. Pit-tông chuyển động quay

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 20. Động cơ đốt trong có hệ thống nào?

   A. Hệ thống thanh truyền

   B. Hệ thống làm mát

   C. Hệ thống bugi

   D. Đáp án khác

Câu 21. Đâu là động cơ nhiệt?

   A. Động cơ hơi nước

   B. Động cơ đốt trong

   C. Cả A và B đều sai

   D. Cả A và B đều đúng

Câu 22. Theo số xilanh, động cơ đốt trong có:

   A. Động cơ 1 xilanh

   B. Động cơ nhiều xilanh

   C. Đáp án khác

   D. Cả A và B đều đúng

Câu 23. Khi pit-tông dịch chuyển được 1 hành trình thì trục khuỷu sẽ quay góc:

   A. 90ᵒ

   B. 180ᵒ

   C. 360ᵒ

   D. 720ᵒ

Câu 24. Động cơ đốt trong có thể tích nào?

   A. Thể tích toàn phần

   B. Thể tích buồng cháy

Xem thêm  Al + HNO3 loãng → Al(NO3)3 + N2 + H2O | Al + HNO3 ra N2

   C. Thể tích công tác

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Thể tích công tác là thể tích xilanh khi pit-tông ở:

   A. Điểm chết trên

   B. Điểm chết dưới

   C. Giới hạn bởi hai điểm chết

   D. Đáp án khác

Câu 26. Chọn phát biểu đúng:

   A. Động cơ xăng có tỉ số nén từ 6 ÷ 10

   B. Động cơ điêzen có tỉ số nén từ 15 ÷ 21

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 27. Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap nạp đóng ở kì nào?

   A. Kì 1

   B. Kì 2

   C. Kì 3

   D. Kì 2,3,4

Câu 28. Ở động cơ xăng 4 kì, xupap thải đóng ở kì nào?

   A. Kì nạp

   B. Kì nén

   C. Kì cháy – dãn nở

   D. Kì thải, nén, cháy – dãn nở

Câu 29. Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 4 là kì:

   A. Nạp

   B. Nén

   C. Cháy – dãn nở

   D. Thải

Câu 30. Ở động cơ xăng 4 kì, kì 2 là kì:

   A. Nạp

   B. Nén

   C. Cháy – dãn nở

   D. Thải

Câu 31. Ở động cơ điêzen 4 kì, kì 4 pit-tông đi từ:

   A. Điểm chết trên đến điểm chết dưới

   B. Điểm chết dưới đến điểm chết trên

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 32. Đơn vị thể tích là:

   A. Mm3

   B. Cm3

   C. M3

   D. Dm3

Câu 33. Thân máy có:

   A. Thân xilanh

   B. Cacte

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 34. Cacte được chế tạo:

   A. Liền khối

   B. Chia làm 2 nửa

   C. Đáp án A hoặc B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 35. Cấu tạo cacte ở các động cơ là:

   A. Giống nhau

   B. Tương đối giống nhau

   C. Khác nhau

   D. Tương đối khác nhau

Câu 36. Xilanh được chế tạo:

   A. Rời với thân

   B. Đúc liền với thân

    C. Đáp án A hoặc B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 37. Nắp máy lắp:

   A. Cánh tản nhiệt

   B. Trục khuỷu

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Đáp án khác

Câu 38. Cánh tản nhiệt không được bố trí ở:

   A. Thân xilanh

   B. Nắp máy

   C. Cacte

   D. Đáp án khác

Câu 39. Pit-tông nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình:

   A. Nạp

   B. Nén

   C. Thải

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40. Pit-tông có:

   A. Đỉnh

   B. Đầu

   C. Thân

   D. Cả 3 đáp án trên

1 – C 2 – C 3 – C 4 – C 5 – D 6 – C 7 – C 8 – A 9 – B 10 – B
11 – C 12 – C 13 – A 14 – C 15 – D 16 – B 17 – C 18 – C 19 – C 20 – B
21 – D 22 – D 23 – B 24 – D 25 – C 26 – C 27 – D 28 – D 29 – D 30 – B
31 – B 32 – B 33 – C 34 – C 35 – B 36 – C 37 – A 38 – C 39 – D 40 – D

Xem thêm các đề thi Công nghệ 11 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *