Định lí côsin và hệ quả (hay, chi tiết) – Tổng hợp Công thức, Định nghĩa, Định lí môn Toán giúp bạn nắm vững kiến thức lý thuyết môn Toán hơn.-Định lí côsin và hệ quả (hay, chi tiết)
Định lí côsin và hệ quả (hay, chi tiết)
Bài viết Định lí côsin và hệ quả chương trình sách mới trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh
nắm vững kiến thức trọng tâm về Định lí côsin và hệ quả từ đó học tốt môn Toán.
Định lí côsin và hệ quả (hay, chi tiết)
1. Công thức
a) Định lí côsin
Trong tam giác ABC với BC = a, CA = b, AB = c.
Khi đó, ta có:
a2 = b2 + c2 – 2.b.c.cosA;
b2 = a2 + c2 – 2.a.c.cosB;
c2 = a2 + b2 – 2a.b.cosC.
b) Hệ quả của định lí côsin
Từ định lí côsin ta suy ra:
cosA = b2+c2−a22bc;
cosB = a2+c2−b22ac;
cosC = a2+b2−c22ab.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có A^=85°, AB = 15 cm và AC = 7 cm. Tính độ dài cạnh BC.
Hướng dẫn giải:
Theo định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA
= 152 + 72 – 2.15.7.cos85°
≈ 255,7
Vậy BC ≈ 16 (cm).
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC, có C^=125°, AC = 8 và BC = 16. Tính độ dài cạnh AB và các góc A, B của tam giác đó.
Hướng dẫn giải:
+) Theo định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:
AB2 = AC2 + BC2 – 2AC.BC.cosC
= 82 + 162 – 2.8.16.cos125°
≈ 466,84
Suy ra AB ≈ 21,6.
+) Theo hệ quả của định lí côsin, ta có:
cosA=AB2+AC2−BC22.AB.AC=21,62+82−1622.21,6.8≈ 0,79.
Suy ra A^≈37°49′.
Suy ra B^=180°−A^−C^≈180°−37°49’−125°≈17°11′(áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC).
Ví dụ 3. Cho một tam giác với các kích thước như trong hình vẽ. Tính số đo các góc của tam giác đó.
Hướng dẫn giải:
Theo hệ quả của định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:
+) cosA=AB2+AC2−BC22.AB.AC=2002+3002−35022.200.300=116.
Suy ra A^≈86°25′.
+) cosB=BA2+BC2−AC22.BA.BC=2002+3502−30022.200.350=2956.
Suy ra B^≈58°49′.
Suy ra C^=180°−A^−C^≈180°−86°25’−58°49’≈34°46′(áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC).
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Tính độ dài cạnh DF, MP trong các tam giác sau:
Bài 2. Tính các cạnh và góc chưa biết trong hình sau:
Bài 3. Tính độ dài cạnh c trong tam giác ABC ở hình sau:
Bài 4. Tính khoảng cách giữa hai điểm ở hai đầu của một hồ nước (điểm A và điểm B). Biết từ một điểm C cách hai đầu hồ lần lượt là 750 m và 900 m người ta quan sát nhìn hai điểm này dưới một góc 75°.
Bài 5. Cho tam giác ABC, biết cạnh AB = 25, AC = 30 và A^=40°. Tính các góc, các cạnh còn lại của tam giác.
Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn