Nội dung bài viết
Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều – Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 8.-Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều
Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều
Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Bài 1: Định lí Pythagore sách Cánh diều hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.
Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều
Lý thuyết Định lí Pythagore
1. Định lý Pythagore
Định lý Pythagore:
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
Chẳng hạn, với tam giác ABC vuông tại A (như hình vẽ).
Ta có: BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB).
Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính độ dài cạnh BC.
Hướng dẫn giải
Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100.
Do đó BC=100=10 (cm)
Vậy BC = 10 cm.
2. Định lý Pythagore đảo
Phát biểu định lý Pythagore đảo:
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.
Chẳng hạn, với tam giác ABC (như hình vẽ).
Nếu BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB) thì tam giác ABC vuông tại A.
Ví dụ: Cho tam giác DEG có DE = 7 cm, DG = 24 cm và EG = 25 cm. Tam giác DEG có phải là tam giác vuông hay không?
Hướng dẫn giải
Xét tam giác DEG, ta có: EG2 = 252 = 625 (cm2)
Mặt khác, DE2 + DG2 = 72 + 242 = 49 + 576 = 625 cm2)
Suy ra EG2 = DE2 + DG2.
Do đó tam giác DEG vuông tại D (theo định lý Pythagore đảo).
Bài tập Định lí Pythagore
Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, tính độ dài cạnh còn lại trong các trường hợp sau:
a) AB = 5 cm, AC = 12 cm;
b) AB= 3 cm, BC=12 cm ;
c) AB – AC = 7 cm, AB + AC = 17 cm.
Hướng dẫn giải
a) Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.
Do đó BC =169=13 (cm)
Vậy BC = 13 cm.
b) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra AC2=BC2–AB2=122–32=144–3=141
Do đó AC=141=11,87 (cm)
Vậy AC = 11,87 cm.
c) Theo bài ta có: AB – AC = 7 suy ra AB = AC + 7
Mặt khác, AB + AC = 17 suy ra AC + 7 + AC = 17
Hay 2AC = 17 – 7 = 10 suy ra AC = 5 cm và AB = 12 cm
Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.
Do đó BC =169=13 (cm) .
Vậy BC = 13 cm.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết ABAC=43 và BC = 20 cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
AB2 + AC2 = BC2 = 202 = 400.
Từ đề bài: ABAC=43 hay AB4=AC3 suy ra AB216=AC29 .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
AB216=AC29=AB2+AC216+9=40025=16
AB2 = 16.16 suy ra AB = 16 cm.
AC2 = 9 . 16 = 144 suy ra AC = 12 cm.
Vậy AB = 16 cm; AC = 12 cm.
Bài 3. Cho hình vẽ sau. Tìm giá trị của a.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định lý Pythagore và tam giác ADE vuông tại A, ta có:
AD2 + AE2 = DE2
AE2 = DE2 – AD2
Suy ra AE = 4.
Suy ra AB = AE + EB = 4 + 4 = 8.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:
AB2 + AC2 = BC2
Suy ra BC2 = 82 + 62 = 100 suy ra BC = 10 hay a = 10.
Vậy a = 10.
Học tốt Định lí Pythagore
Các bài học để học tốt Định lí Pythagore Toán lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn