FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl | FeCl3 ra Fe(OH)3 – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl | FeCl3 ra Fe(OH)3
FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl | FeCl3 ra Fe(OH)3
Phản ứng FeCl3 + NaOH ra Fe(OH)3 kết tủa thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về FeCl3 có lời giải, mời các bạn đón xem:
FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 ↓
1. Phương trình phản ứng FeCl3 tác dụng với NaOH
FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi.
2. Hiện tượng của phản ứng FeCl3 tác dụng với NaOH
– Màu vàng nâu của dung dịch sắt(III) clorua (FeCl3) nhạt dần và xuất hiện kết tủa nâu đỏ iron (III) hydroxide (Fe(OH)3).
3. Cách tiến hành phản ứng FeCl3 tác dụng với NaOH
– Nhỏ dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch NaOH.
4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng FeCl3 tác dụng với NaOH
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
Fe3+ + 3Cl– + 3Na+ + 3OH– → 3Na+ + 3Cl– + Fe(OH)3↓
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3↓
5. Mở rộng về phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li
Xét phản ứng:
Dung dịch A + dung dịch B → Sản phẩm.
– Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
– Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:
+ Chất kết tủa.
+ Chất điện li yếu.
+ Chất khí.
Thí dụ:
+ Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓
+ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
+ Phản ứng tạo thành chất khí:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. H2S.
B. AgNO3.
C. NaOH.
D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ 3NaCl
Câu 2. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch trong suốt
B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh
D. Xuất hiện kết tủa trắng
Hướng dẫn giải
Đáp án B
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(↓ nâu đỏ) + 3NaCl
Câu 3. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:
A. dung dịch NaOH
B. dung dịch HCl
C. dung dịch AgNO3
D. dung dịch BaCl2
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH:
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
Câu 4:Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O có phương trình ion rút gọn là:
A.H+ + OH– → H2O
B. Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl– → BaCl2 + 2H2O
C. Ba2+ + 2Cl– → BaCl2
D. Cl– + H+ → HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phân tử:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Phương trình ion đầy đủ:
Ba2+ + 2OH– + 2H+ + 2Cl–→ Ba2+ + 2Cl– + 2H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH– → H2O
Câu 5:Cho phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O.
Phương trình ion thu gọn của phản ứng trên là
A. HCl + OH – → H2O + Cl–.
B. 2H+ + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2H2O.
C. H+ + OH – → H2O.
D. 2HCl + Mg(OH)2 → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ta có phản ứng: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Phương trình ion đầy đủ là: Mg(OH)2 + 2H+ + 2Cl– → Mg2+ + 2Cl– + 2H2O.
→ Phương trình ion thu gọn là: Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + 2H2O.
Câu 6:Phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42− → BaSO4 tương ứng với phương trình phân tử nào sau đây?
A. Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.
B. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.
C. Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2NaNO3.
D. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
A. Ba2++2OH−+Cu2++SO42−→BaSO4↓+Cu(OH)2↓
B. 2H++SO42−+BaCO3→BaSO4+CO2+H2O
C. Ba2++SO42−→BaSO4↓
D. H++SO42−+Ba2++OH−→BaSO4↓+H2O
Câu 7: Phương trình ion thu gọn: Ca2++CO32−→CaCO3↓ là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3
(2) Ca(OH)2 + CO2
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH
(4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (4).
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
(1), (4) có cùng phương trình ion thu gọn là Ca2++CO32−→CaCO3↓
(2) 2OH−+SO2→SO32−+H2O
(3) Ca2++HCO3−+OH−→CaCO3↓+H2O
Câu 8: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 →ZnSO4 + H2
B. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
A, C, D là phản ứng oxi hóa khử
B là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:Fe3++3OH−→Fe(OH)3↓
Câu 9: Phương trình H++OH−→H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng có phương trình sau:
A. NaOH + NaHCO3→ Na2CO3 + H2O
B. NaOH + HCl → NaCl + H2O
C. H2SO4 + BaCl2→ BaSO4 + 2HCl
D. 3HCl + Fe(OH)3→ FeCl3 + 3H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phản ứng có phương trình ion H++OH−→H2O
→ Phản ứng trung hòa axit với bazơ tan sinh ra muối tan và nước.
Câu 10:Cho phương trình phản ứng: KOH + HCl → KCl + H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng trên là
A. H++OH−→H2O
B.K++Cl−→KCl
C. 2H++OH−→H2O
D.H++2OH−→H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình ion thu gọn là: H++OH−→H2O
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn