Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java

Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java – Học Java cơ bản và nâng cao cho người mới học về Ngôn ngữ hướng đối tượng, Ví dụ Java, Phương thức, Ghi đè, Tính kế thừa, Tính trừu tượng, Tính đa hình, Overriding, Inheritance, Polymorphism, Interfaces, Packages, Collections, Lập trình mạng, Đa luồng, Tuần tự hóa, Networking, Multithreading, Generics, Multimedia, Serialization, GUI.-Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java

Gắn kết tĩnh và Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java



Binding (gắn kết) là kết nối một lời gọi phương thức tới thân phương thức. Có hai kiểu binding là: Static Binding hay early binding (gắn kết tĩnh) và Dynamic Binding hay late biding (gắn kết động)

Trước khi đi vào thảo luận về Binding, chúng ta cần làm rõ Type là gì:

1. Biến có một kiểu, nó có thể là kiểu gốc hoặc kiểu khác (không phải là kiểu gốc).

 int data=30; 

Ở đây, biến data là một kiểu int.

2. Tham chiếu có một kiểu

 class Dog{ public static void main(String args[]){ Dog d1;//O day, d1 la kieu cua Dog } } 

3. Đối tượng có một kiểu. Đối tượng là một instance (sự thể hiện) của lớp Java cụ thể, nhưng nó cũng là một instance của lớp cha.

 class Animal{} class Dog extends Animal{ public static void main(String args[]){ Dog d1=new Dog(); } } 

Ở đây, d1 là một sự thể hiện của lớp Dog, nhưng nó cũng là một sự thể hiện của Animal.

Xem thêm  Mảng (Array) trong Java

Gắn kết tĩnh (Static Binding) trong Java

Khi kiểu của đối tượng được quyết định tại compile time (bởi Compiler) thì đó là static binding. Nếu có bất cứ phương thức private, final hoặc static nào trong một lớp, thì đó là gắn kết tĩnh. Do đó, không thể có chuyện ghi đè (overloading) kết quả đối với lập trình hướng đối tượng trong Static binding

Ví dụ về Static Binding

 class Dog{ private void eat(){System.out.println("dog dang an...");} public static void main(String args[]){ Dog d1=new Dog(); d1.eat(); } } 

Gắn kết động (Dynamic Binding) trong Java

Khi kiểu của đối tượng được quyết định tại runtime thì đó là gắn kết động (Dynamic Binding).

Ví dụ về Dynamic Binding

 class Animal{ void eat(){System.out.println("animal dang an...");} } class Dog extends Animal{ void eat(){System.out.println("dog dang an...");} public static void main(String args[]){ Animal a=new Dog(); a.eat(); } } 

Trong ví dụ trên, kiểu đối tượng không thể được quyết định bởi Compiler, bởi vì sự thể hiện của Dog cũng là một sự thể hiện của Animal. Vì thế Compiler không biết kiểu nào của nó, chỉ biết đến kiểu cơ sở.

Bài học Java phổ biến tại vietjack.com:




if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Tài liệu giáo viên

if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *