Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều

Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều – Trọn bộ lời giải bài tập Toán lớp 4 hay, chi tiết giúp học sinh biết cách làm bài tập Toán lớp 4.-Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều



Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều



Với giải bài tập Toán lớp 4 trang 104 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều hay, chi tiết
sẽ giúp học sinh lớp 4 biết cách làm bài tập Toán lớp 4 trang 104.

Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều




Lưu trữ: Giải Toán lớp 4 trang 104 Diện tích hình bình hành (sách cũ)

Giải Toán lớp 4 trang 104 Bài 1: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau :

Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                             S = a × h

(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).

Lời giải:

Hình bình hành bên trái có diện tích là:

             9 × 5 = 45 (cm2)

Hình bình hành ở giữa có diện tích là:

             13 × 4 = 52 (cm2)

Hình bình hành bên phải có diện tích là:

              7 x 9 = 63 (cm2)

Giải Toán lớp 4 trang 104 Bài 2: Tính diện tích của:

a) Hình chữ nhật:

Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều

b) Hình bình hành:

Giải Toán lớp 4 trang 104 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                             S = a × h

(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).

Xem thêm  Toán 8 Kết nối tri thức Bài 11: Hình thang cân

Lời giải:

a) Diện tích hình chữ nhật là :

10 x 5 = 50 (cm2)

b) Diện tích hình bình hành là:

10 x 5 = 50 cm2

Nói thêm :

Ta thấy diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật. Vậy nếu đáy của hình bình hành bằng chiều dài hình chữ nhật và chiều cao của hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ nhật thì diện tích hình bình hành bằng diện tích hình chữ nhật.

Giải Toán lớp 4 trang 104 Bài 3: Tính diện tích hình bình hành, biết :

a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm;

b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

                             S = a × h

(S là diện tích, a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao hình bình hành).

Lời giải:

Đổi ra cùng một đơn vị trước khi tính …

a) Đổi 4dm = 40 cm

Diện tích hình bình hành là:

40 x 34 = 1360 (cm2)

b) Đổi 4m= 40 dm

Diện tích hình bình hành là :

40 x 13 = 520 (dm2)

Đáp số : a) 1360 cm2

b) 520 cm2

Bài giảng: Diện tích hình bình hành – Cô Nguyễn Thị Điềm (Giáo viên VietJack)

Tham khảo giải Vở bài tập Toán lớp 4:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:  

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD:

Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Trong hình bình hành đã cho có: 

– AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện.

– Cạnh AB song song với cạnh CD.

– Cạnh AD song song với cạnh CB.

– AB = CD; AD = CB.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Nhận biết một tứ giác có là hình bình hành hay không

Phương pháp: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Xem thêm  Toán lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức | Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức Tập 2 (hay, chi tiết)

Ví dụ: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành? 

Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Lời giải:

Hình 1: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 1 là hình bình hành.

Hình 2: Có một cặp cạnh đối không song song và không bằng nhau nên hình 2 không là hình bình hành.

Hình 3: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 3 là hình bình hành.

Dạng 2: Tính diện tích hình bình hành dựa vào các yếu tố cho trước

Phương pháp: 

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )

Ví dụ: Tính diện tích của hình bình hành sau: 

Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Lời giải:

Hình bình hành đã cho có chiều cao bằng 6cm, độ dài đáy bằng 8cm. 

Diện tích của hình bình hành đã cho là: 6 x 8 = 48 (cm2)

Đáp số: 48 (cm2)

Dạng 3: Toán có lời văn

Phương pháp: 

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.

Bước 2: Tìm cách giải.

Bước 3: Trình bày bài giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một khu đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 6dm, chiều cao bằng 30cm. Hỏi diện tích mảnh đất đó bằng bao nhiêu? 

Lời giải: 

Đổi 6dm = 60cm.

Diện tích mảnh đất là: 60 x 30 = 1800 (cm2) 

Đáp số: 1800 (cm2) 

Dạng 4: Biết diện tích của hình bình hành và độ dài cạnh đáy hoặc chiều cao, tính độ dài cạnh còn lại

Phương pháp: Muốn tính độ dài cạnh chưa biết, ta lấy diện tích hình bình hành chia cho cạnh đã biết.

Ví dụ: Một mảnh bìa hình bình hành có diện tích bằng . Biết chiều cao của mảnh bìa hình bình hành bằng . Hỏi độ dài đáy của mảnh bìa bằng bao nhiêu?

Lời giải: 

Độ dài đáy của mảnh bìa là: 

24 : 4 = 6 (cm)

Đáp số: 6cm.


Trắc nghiệm Toán lớp 4 Hình bình hành – Diện tích hình bình hành (có đáp án)

Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giải

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp
cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.

Xem thêm  Top 30 Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học lớp 9 (hay nhất)

Câu 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính
diện tích hình bình hành đó là:

A. S = (a+h)×2

B. S = a+h

C. S = a×h

D. S = a×h∶2

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Do đó, bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h thì diện tích hình bình hành đó

được tính theo công thức:

S=a×h.

Câu 3: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:

A. 22cm2

B. 44cm2

C. 56cm2

D. 112cm2

Diện tích hình bình hành đó là:

14×8=112(cm2)

Đáp số: 112cm2.

Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:

Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giải

Diện tích hình bình hành đó là:

25×18=450(dm2)

Đáp số: 450dm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 450.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Hình bình hành có độ dài đáy là 42dm và chiều cao là 3dm có diện tích là
Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giảidm2

Đổi 3m=30dm

Diện tích hình bình hành đó là:

42×30=1260(dm2)

Đáp số: 1260dm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1260.

Câu 6: Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 24cm và diện tích là 432cm2 là:

A. 16cm

B. 17cm

C. 18cm

D. 19cm

Độ dài đáy của hình bình hành đó là:

432:24=18(cm)

Đáp số: 18cm.

Câu 7: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giải

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a + b)×2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết a = 48cm và b = 34cm.

A. 14cm

B. 82cm

C. 164cm

D. 1632cm

Nếu a=48cm và b=34cm thì P=(a+b)×2=(48+34)×2=164(cm)

Vậy chu vi hình bình hành đó là 164cm.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Toán lớp 4:




if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Tài liệu giáo viên

if(window.innerWidth > 1034) {
document.write(‘‘);
}else{
document.write(‘‘);
}

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *