Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2

Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2 – Sinh học 10 – Tài liệu Chuyên đề Sinh học lớp 10 năm 2021 đầy đủ lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập Sinh học 10 có đáp án giúp bạn ôn tập đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học 10.-Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2

Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2



Giảm phân là gì ? Giảm phân 1, Giảm phân 2

   Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp xảy ra ở cơ quan sinh sản nhưng chỉ trải qua một lần nhân đôi ADN.

1. Giảm phân I

   Giảm phân I trải qua 4 giai đoạn như sau :

   – Kì đầu I : đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian của nguyên phân. Ban đầu, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong quá trình tiếp hợp, các NST có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau (trao đổi chéo). Sau tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn và cuối kì này, màng nhân và nhân con dần biến mất.

   – Kì đầu I : các cặp NST kép tương đồng đóng xoắn cực đại và xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

   – Kì sau I : mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào.

Xem thêm  Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 5: Các phân tử sinh học

   – Kì cuối I : các NST kép dần dãn xoắn, màng con và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến.

   Kết quả : sau giảm phân I, từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội kép (n).

2. Giảm phân II

   Giảm phân II trải qua 4 giai đoạn như nguyên phân :

   – Kì đầu II : các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.

   – Kì giữa II : các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

   – Kì sau II : các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.

   – Kì cuối II : các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.

   Kết quả : từ một tế bào lưỡng bội ban đầu sau khi trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n).

3. Ý nghĩa của giảm phân

   – Nhờ quá trình trao đổi chéo, phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo ra sự đa dạng di truyền đồng thời tạo ra nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, giúp các loài ngày càng thích nghi với môi trường sống.

Xem thêm  Cấu tạo, đặc điểm của Tế bào nhân thực hay, chi tiết

   – Nhờ sự kết hợp của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội của các loài sinh vật được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


chuyen-de-phan-bao.jsp


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *