HCl + K2Cr2O7 → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O – Hướng dẫn cân bằng phản ứng hóa học của tất cả phương trình hóa học thường gặp giúp bạn học tốt môn Hóa.-HCl + K2Cr2O7 → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
HCl + K2Cr2O7 → CrCl3 + KCl + Cl2 + H2O
Phản ứng HCl + K2Cr2O7 tạo ra khí Cl2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.
Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về K2Cr2O7 có lời giải, mời các bạn đón xem:
K2Cr2O7 + 14HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2↑ + 7H2O
1. Phương trình hoá học của phản ứng HCl tác dụng với K2Cr2O7
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
2. Điều kiện của phản ứng HCl tác dụng với K2Cr2O7
– HCl đặc.
– Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường, phản ứng diễn ra nhanh hơn khi đun nóng.
3. Hiện tượng của phản ứng HCl tác dụng với K2Cr2O7
– Thoát ra khí màu vàng lục, mùi hắc.
4. Cân bằng phản ứng HCl tác dụng với K2Cr2O7
HCl−1+K2Cr+62O7→KCl+Cr+3Cl3+Cl02+H2O
Chất khử: HCl; chất oxi hoá: K2Cr2O7.
Ta có:
3×2×2Cl−1→Cl02+2eCr+6+3e→Cr+3
Phương trình hoá học:
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
5. Mở rộng kiến thức về muối Crom(VI)
– Muối cromat như natri cromat (Na2CrO4) và kali cromat (K2CrO4) là muối của axit
cromic,có màu vàng của ion cromat (CrO42-).
– Muối đicromat như natri đicromat Na2Cr2O7 và kali đicromat K2Cr2O7 là muối của axit
đicromat, có màu da cam của ion đicrom Cr2O72-
– Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit muối
crom(VI) bị khử thành muối crom(III).
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O.
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 3CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
6. Mở rộng kiến thức về HCl
6.1. Tính chất vật lí
– Hiđro clorua tan vào nước tạo thành dung dịch hydrochloric acid.
– hydrochloric acid là chất lỏng, không màu, mùi xốc.
– Dung dịch HCl đặc nhất (ở 20oC) đạt tới nồng độ 37% và có khối lượng riêng D = 1,19 g/cm3.
– Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Đó là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
6.2. Tính chất hóa học
Hydrochloric acid là một axit mạnh, mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit như:
– Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
– Tác dụng với kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Ví dụ:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với dung dịch HCl thu được muối trong đó kim loại ở mức hóa trị thấp. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
– Tác dụng với basic oxide và bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CuO + 2HCl →t0 CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl →t0 2FeCl3 + 3H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
– Tác dụng với muối của axit yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới. Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Ngoài tính chất đặc trưng là tính axit, dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện tính khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3…
4HCl−1+MnO2→toMnCl2+Cl02+2H2O
K2Cr2O7+14HCl−1→3Cl02+2KCl+2CrCl3+7H2O
6.3. Điều chế
a) Trong phòng thí nghiệm
– Điều chế hiđro clorua bằng cách cho tinh thể NaCl vào dung dịch H2SO4 đậm đặc và đun nóng (phương pháp sunfat) rồi hấp thụ vào nước để được hydrochloric acid.
– Phương trình hóa học minh họa:
2NaCltt + H2SO4 đặc →t0≥400o Na2SO4 + 2HCl ↑
NaCltt + H2SO4 đặc →t0≤250o NaHSO4 + HCl ↑
b) Trong công nghiệp
– Phương pháp tổng hợp: Đốt H2 trong khí quyển Cl2
H2 + Cl2 →t0 2HCl
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là
A. 29,4 gam B. 59,2 gam.
C. 24,9 gam. D. 29 6 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Theo phương trình: nK2Cr2O7=16nFeSO4 = 0,1 mol
→mK2Cr2O7 = 0,1.294 = 29,4 gam
Câu 2: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl nóng, dư thoát ra V lít H2 (đktc) Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36 D. 10,08
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Bảo toàn khối lượng: mAl trước phản ứng = mX−mCr2O3
mAl trước phản ứng = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam
nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol
2Al +Cr2O3→t°Al2O3+2Cr0,2←0,1→ 0,10,2 mol
Hỗn hợp X gồm: 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr
2Al+6HCl→2AlCl3+3H20,1→ 0,15 mol
Cr+2HCl→CrCl2+H20,2→ 0,2 mol
V = (0,15 + 0,2 ).22,4 = 7,84 lít
Câu 3: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo ở đktc thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 29,4 gam. B. 27,4 gam.
C. 24,9 gam. D. 26,4 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án A
K2Cr2O7+14HClđ→2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O0,10,3mol
→mK2CrO7 = 0,1.294 = 29,4 gam.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây đúng?
A. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam.
B. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó lại chuyển về màu vàng.
C. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó không đổi màu.
D. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó không đổi màu.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Do có cân bằng: Cr2O72- (màu da cam) + H2O ⇄ 2CrO42- (màu vàng) + 2H+
→ Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam chuyển sang màu vàng. Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng chuyển sang màu da cam
Câu 5: Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
A. Đúng
B. Sai vì CrO và Cr(OH)2 không phải hợp chất lưỡng tính.
C. Đúng
D. Đúng vì có cân bằng Cr2O72- (màu da cam) + H2O ⇄ 2CrO42- (màu vàng) + 2H+
Câu 6: Cho phản ứng:
K2Cr2O7 + KI + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + I2 + H2O
Hệ số của các chất khi cân bằng lần lượt là
A. 1, 6, 7, 1, 4, 3, 7.
B. 2, 6, 7, 2, 3, 3, 7.
C. 1, 3, 7, 1, 4, 3, 7.
D. 1, 6, 7, 1, 3, 3, 7.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O
Câu 7: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 200. C. 100. D. 300.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = nHCl = 0,1 mol
→ VNaOH = 100 ml
Câu 8: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,25.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
nFeO=3672=0,5 mol
2HCl + FeO → FeCl2 + H2O
Theo PTHH: nHCl = 2nFeO = 1 mol
Câu 9. Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là
A. 51. B. 5,1. C. 153. D. 15,3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
<![if !vml]><![endif]>
6HCl + Al2O3 → 2AlCl3 + 3H2O
0,3 → 0,05 mol
nHCl=300.3,65100.36,5=0,3 mol = 0,05.102 = 5,1 gam
Câu 10. Cho 5,6 gam một oxit kim loại tác dụng vừa đủ với HCl cho 11,1 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại?
A. Al2O3. B. CaO. C. CuO. D. FeO.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Gọi công thức oxit là M2Oa
2aHCl + M2Oa → 2MCla + aH2O
Gọi số mol H2O là x (mol)⇒ nHCl = 2x (mol)
Bảo toàn khối lượng: 36,5.2x + 5,6 = 11,1 + 18.x
⇒ x = 0,1 mol
⇒nM2Oa=0,1a⇒M2Oa=5,60,1a=56a⇒M=20a
a |
1 |
2 |
3 |
M |
20 |
40 |
60 |
Kết luận |
Loại |
Ca |
Loại |
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn