Hình thoi là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thoi chi tiết – Tổng hợp trên 200 Công thức, Định nghĩa, Định lí môn Toán giúp học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết quan trọng, thường gặp để học tốt môn Toán hơn.-Hình thoi là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thoi chi tiết
Hình thoi là gì ? Định nghĩa, Tính chất về Hình thoi chi tiết
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau
ABCD là hình thoi <=> AB = BC = CD = DA .
• Hai đường chéo vuông góc với nhau.
ABCD là hình thoi:
• Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
ABCD là hình thoi: AC là đường phân giác của góc và BD là đường phân giác của góc
Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
• Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
• Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.
• Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
• Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
• Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Ví dụ 1: Trong các hình sau, hình nào là hình thoi? Vì sao?
Hướng dẫn:
a) Tứ giác ABCD có AB = BC = CD = DA nên ABCD là hình thoi
b) Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC nên ABCD là hình bình hành.
Hình bình hành ABCD có đường chéo AC là đường phân giác góc nên ABCD là hình thoi.
c) Tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ABCD là hình thoi
d) Ta có: B, C, D đều thuộc đường tròn tâm A nên AB = AC = AD (1)
A, C, D đều thuộc đường tròn tâm B nên AB = BC = BD (2)
Từ (1) và (2) suy ra, AC = AD = BC = BD
Do đó, ABCD là hình thoi.
e) Tứ giác ABCD có các cạnh đối diện không bằng nhau, do đó ABCD không là hình thoi.
4. Diện tích hình thoi
• Dựa vào cạnh đáy và chiều cao tương ứng
Vì hình thoi cũng là hình bình hành nên ta có thể tính diện tích hình thoi tương tự như hình bình hành. Diện tích hình thoi bằng tích của chiều cao nhân với cạnh đáy tương ứng.
S = a.h
h: độ dài chiều cao của hình thoi
a: độ dài cạnh đáy tương ứng
• Dựa vào hai đường chéo
Diện tích hình thoi còn có thể tính theo cách khác đó là dựa vào độ dài hai đường chéo. Diện tích hình thoi bằng một nửa tích hai đường chéo của nó.
d1, d2 : là độ dài hai đường chéo của hình thoi.
Ví dụ 2: Cho hình thoi ABCD có AB = BC = CD = DA = 4cm, chiều cao hình thoi bằng 3cm. Tính diện tích hình thoi.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tính diện tích hình thoi khi biết cạnh đáy và chiều cao ta có a = 4cm, h = 3cm. Diện tích hình thoi ABCD là: 4.3 = 12 (cm2)
Ví dụ 3: Tính diện tích hình thoi ABCD biết độ dài hai đường chéo của hình thoi lần lượt là 4cm và 6cm.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tính diện tích hình thoi khi biết độ dài hai đường chéo, ta có diện tích hình thoi ABCD là:
Chu vi của hình thoi bằng tổng độ dài bốn cạnh của hình thoi (hay chu vi hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4)
Ví dụ 4: Cho hình thoi ABCD có AB = BC = CD = DA = 5cm. Tính diện tích hình thoi.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức ta có chu vi hình thoi ABCD là:
P = 4.5 = 20(cm)
Xem thêm các bài công thức, định nghĩa, định lí quan trọng về Hình thoi hay và chi tiết khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn