Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết – Lý thuyết Hóa 9 – Tổng hợp Lý thuyết Hóa học lớp 9 hay, chi tiết được biên soạn theo từng bài học giúp bạn học nắm vững kiến thức trọng tâm môn Hóa học lớp 9.-Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết
Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết
Bài viết Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
Bài giảng: Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit – Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên Meraki Center)
1. basic oxide: basic oxide có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước Một số basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Ví dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Cs2O, CaO, BaO, SrO.
b) Tác dụng với axit: basic oxide + axit → muối + nước
Ví dụ:
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với acidic oxide: Một số basic oxide, là những basic oxide tan trong nước tác dụng với acidic oxide tạo thành muối.
Ví dụ:
2. Acidic oxide: acidic oxide có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều acidic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: acidic oxide + dung dịch bazơ → muối + nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với basic oxide: acidic oxide tác dụng với một số basic oxide (tan) tạo thành muối.
Ví dụ:
3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…
Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:
1. basic oxide là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
2. Acidic oxide là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
Xem thêm các bài Lý thuyết & Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn