Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất lớp 10 (hay, chi tiết) – Tổng hợp lý thuyết Toán 10 hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm môn Toán 10.-Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất lớp 10 (hay, chi tiết)
Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất lớp 10 (hay, chi tiết)
Bài viết Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất lớp 10 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm
Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất.
Lý thuyết Bảng phân bố tần số và tần suất
Bài giảng: Một số khái niệm cơ bản về thống kê – Thầy Lê Thành Đạt (Giáo viên Meraki Center)
1. Một số khái niệm cơ bản:
+) Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu.
+) Số phần tử của một mẫu được gọi là kích thước mẫu.
+) Các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu.
Chú ý:Khi thực hiện điều tra thống kê (theo mục đích định trước), cần xác định tập hợp các đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra và thu thập các số liệu.
Ví dụ: Số liệu thông kê điểm kiểm tra môn toán của lớp 10A
2. Định nghĩa:
Giả sử dãy n số liệu thống kê đã cho có k giá trị khác nhau (k ≤ n). Gọi xi là một giá trị bất kì trong k giá trị đó, ta có:
Tần số: số lần xuất hiện giá trị xi trong dãy số liệu đã cho gọi là tần số của giá trị đó, kí hiệu là ni.
Ví dụ: Trong bảng số liệu trên ta thấy có 7 giá trị khác nhau là
x1 = 4, x2 = 5, x3 = 6, x4 = 7, x5 = 8, x6 = 9, x7 = 10
x1 = 4 xuất hiện 3 lần => n1 = 3 (tần số của x1 là 3)
Tần suất: Số fi = được gọi là tần suất của giá trị xi (tỉ lệ của ni, tỉ lệ phần trăm)
Ví dụ: x1 có tần số là 3, do đó: f1 = hay f1 = 5%
3. Bảng phân bố tần suất và tần số
Tên dữ liệu | Tần số | Tần suất (%) |
x1 x2 . . xk | n1 n2 . . nk | f1 f2 . . fk |
Cộng | n1+…+nk | 100% |
Ví dụ:Bảng phân bố tần số và tần suất điểm kiểm tra 15’ môn toán 10CB
Điểm toán | Tần số | Tần suất ( %) |
4 5 6 7 8 9 10 | 3 7 11 9 6 7 2 | 6,67 15,56 24,44 20 13,33 15,6 4,4 |
Cộng | 45 | 100% |
Chú ý: Nếu bỏ cột tầng số thì ta được bảng phân bố tần suất; bỏ cột tần suất thì ta được bảng phân bố tần số.
4. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
Giả sử p dãy số liệu thông kê đã cho được phân vào k lớp (k < n). Xét lớp thứ i trong k lớp đó, ta có:
Số ni các số liệu thông kê thuộc lớp thứ i được tần số của lớp đó.
Số fi = được gọi là tần số của lớp thứ i
Ví dụ: Theo bảng thông kê trên ta có thể phân thành 3 lớp [4;7], [7;9], [9;10]
Lớp điểm toán | Tần số | Tần suất ( %) |
[4;7] [7;9] [9;10] | 21 15 9 | 46,67 33,33 20 |
Cộng | 45 | 100% |
Bảng này gọi là bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp. Nếu bỏ cột tần số thì ta được bảng phân bố tần suất ghép lớp; Nếu bỏ cột tần suất thì ta được bảng phân bố tần số ghép lớp.
Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau là tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ). Hãy lập bảng phân bố tần số và bảng phân bố tần suất.
118 | 115 | 119 | 117 | 118 | 117 |
116 | 117 | 116 | 115 | 119 | 118 |
117 | 117 | 117 | 119 | 117 | 117 |
117 | 118 | 117 | 116 | 116 | 116 |
117 | 116 | 118 | 118 | 115 | 117 |
Bài 2. Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân (đơn vị: phút). Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất.
42 | 42 | 42 | 42 | 44 | 44 | 44 | 44 | 44 | 45 |
45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 |
45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 45 | 54 |
54 | 54 | 50 | 50 | 50 | 48 | 48 | 48 | 48 | 48 |
48 | 48 | 48 | 48 | 48 | 48 | 48 | 50 | 50 | 50 |
Bài 3. Cho bảng số liệu sau là giá cổ phiếu tháng 4 (nghìn đồng) của ngân hàng A lúc mở cửa. Hãy lập bảng phân phối tần số và tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [44; 47), [47; 49), [49; 56).
47.5 | 48.1 | 48 | 48.8 | 48.6 |
48.5 | 49 | 48 | 48 | 47.6 |
46 | 45.3 | 45 | 44 | 45.3 |
47 | 47.9 | 47.75 | 49 | 48.2 |
51 | 51.5 | 51.4 | 52.5 | 54 |
54 | 55.5 | 54.6 | 55.1 | 54 |
Bài 4. Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là khối lượng (đơn vị: g) của 15 củ khoai tây được trồng ở mảnh vườn D. Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [70; 90), [90; 120).
90 | 73 | 88 | 99 | 100 |
81 | 94 | 96 | 93 | 95 |
109 | 108 | 112 | 87 | 74 |
Bài 5. Cho các số liệu thống kê trong bảng sau là chiều cao (đơn vị: m) của 20 cây cao su. Hãy lập bảng phân bố tần số và tần suất.
5 | 5 | 7 | 9 | 6 |
6 | 9 | 8 | 7 | 5 |
8 | 8 | 7 | 6 | 9 |
6 | 7 | 7 | 9 | 5 |
Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn