Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (hay, chi tiết nhất)

Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (hay, chi tiết nhất) – Tổng hợp các dạng bài tập Hóa 12 với phương pháp giải chi tiết giúp bạn biết cách làm bài tập Hóa học 12.-Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (hay, chi tiết nhất)

Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập
Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat.

Lý thuyết cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat hay, chi tiết nhất

Bài giảng: Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbonhidrat – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

1. glucose và fructose (C6H12O6)

    a. glucose

    – Là monosaccarit

    – Cấu tạo bởi

       + 1 nhóm cacbonyl ở C1 (là anđehit)

       + 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

    – CT: CH2OH[CHOH]4CHO (là poliancol)

    ⇒ glucose có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.

    b. fructose

    Là đồng phân của glucose

    Cấu tạo bởi:

       + 1 nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (là ketone)

       + 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại

    CT: CH2OH[CHOH]3COCH2OH (là poliancol)

    Trong môi trường bazơ, fructose có sự chuyển hoá thành glucose

Xem thêm  Bài tập về sự ăn mòn kim loại và cách giải

2. saccharose và maltose (C12H22O11)

    a. saccharose

    – Là một disaccharide.

    – Cấu tạo bởi C1 của gốc α – glucose nối với C2 của gốc β – fructose qua nguyên tử O (C1 – O – C2).

    – Trong phân tử không còn nhóm OH semiaxetal, nên không có khả năng mở vòng.

    b. maltose

    – Là đồng phân của saccharose.

    Cấu tạo bởi C1 của gốc α – glucose nối với C4 của gốc α – hoặc β – glucose qua nguyên tử O (C1 – O – C4).

    – Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH semiaxetal tự do, có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (–CHO).

3. Tinh bột và Cellulose (C6H10O5)n

    a. Tinh bột

    – Là polisaccarit

    – Cấu tạo bởi các mắt xích α-glucose liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo

    – Phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.

    b. Cellulose

    – Không là đồng phân của tinh bột

    – Cấu tạo bởi các mắt xích β-glucose liên kết với nhau thành mạch kéo dài

    – Phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do

    – Nên công thức của Cellulose còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.


(+): có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-): không có phản ứng.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:

Xem thêm  Cách giải Bài tập Đồng (Cu) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) đặc nóng, nitric acid (HNO3) (hay, chi tiết)

cacbohidrat.jsp


Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Meraki Center với mục đích chia sẻ và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 0000 hoặc email: hotro@merakicenter.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *